Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sau khi chia tay tình cũ, người ta rất dễ bị cám dỗ lao ngay vào những cuộc hẹn hò mới. Thế nhưng, liệu bạn có nên chờ một khoảng thời gian nào không – và nếu không, liệu có lý do nào ngăn cản bạn sớm tìm kiếm một cuộc tình mới không? Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ với bạn các lời khuyên của các chuyên gia về khoảng thời gian nên chờ đợi trước khi hẹn hò trở lại và trò chuyện với bạn về những dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng bước tiếp sau khi đổ vỡ.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Các hướng dẫn chung giúp bạn buông bỏ và bước tiếp sau khi chia tay

  1. 1
    Chờ ít nhất 3 tháng trước khi hẹn hò trở lại. Không có một công thức chung nào giúp bạn biết nên chờ bao lâu.[1] Tuy nhiên, hầu hết mọi người cần một thời gian để hồi phục sau khi chia tay. Hãy cố gắng chờ ít nhất vài tháng sau khi kết thúc mối quan hệ để có thời gian nguôi ngoai và đi tiếp.
    • Nếu vừa chia tay một mối tình lâu năm, có lẽ bạn cần nhiều thời gian hơn. Theo kinh nghiệm thì 6 tháng đến 1 năm là đủ nếu mối tình cũ của bạn kéo dài trên một năm.
    • Nếu bạn cảm thấy cần nhiều thời gian hơn thì cũng không sao! Không phải ai cũng như ai, hơn nữa bạn không cần phải vội vàng nếu chưa cảm thấy sẵn sàng.
  2. 2
    Chấp nhận rằng thời gian chờ đợi sẽ lâu hơn nếu bạn đã dành cho người cũ tình cảm sâu đậm. Cảm giác sau khi chia tay ở mỗi cuộc tình một khác. Nếu tình cảm giữa bạn và người kia đã phai nhạt từ lâu, có lẽ là bạn sẽ không mất nhiều thời gian để quên đi tình cũ. Ngược lại, nếu trái tim bạn vẫn còn đau đớn vì người mà bạn yêu nhất đời thì hẳn là bạn sẽ phải mất nhiều ngày than khóc cho mất mát của mình. Trước khi quyết định hẹn hò lại, bạn hãy tự hỏi bản thân rằng cuộc chia tay ảnh hưởng đến bạn nhiều đến mức nào.
    • Thời gian hồi phục của bạn còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Ví dụ, mối tình giữa hai người yêu xa có thể dễ quên hơn mối tình của cặp đôi sống cùng nhau.[2]
  3. 3
    Cho bản thân một thời gian để đau buồn. Khi bước vào cuộc tình mới quá sớm, bạn sẽ càng khó chữa lành vết thương mà mối tình cũ để lại. Mỗi người có cách xử lý đau buồn khác nhau, nhưng một số chiến thuật hiệu quả để đối phó bao gồm:[3]
    • Cho phép bản thân cảm thấy đau khổ về chuyện đã xảy ra. Sau khi chia tay, người ta thường có nhiều loại cảm xúc như buồn bã, tức giận, thất vọng, day dứt, hoang mang hoặc tê liệt. Những cảm xúc này có thể đến rồi đi trong một thời gian dài.
    • Hãy chăm sóc bản thân. Bước này bao gồm những việc như dành thời gian gặp gỡ gia đình và bạn bè, ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ, làm những việc mà bạn thích và chăm lo các công việc và bổn phận hàng ngày của bạn.
    • Xây dựng một thông lệ mới hàng ngày.
    • Tìm đến mạng lưới hỗ trợ của bạn những khi nỗi buồn ập đến. Nếu không có bạn bè và gia đình để dựa vào, bạn có thể cân nhắc đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc tham gia một nhóm hỗ trợ của những người đồng cảnh.
  4. 4
    Ngẫm xem vì sao mối tình cũ lại tan vỡ. Những kinh nghiệm mà bạn rút ra từ cuộc tình cũ có thể giúp cho mối quan hệ trong tương lai của bạn bền vững hơn. Trước khi hẹn hò với người mới, bạn hãy dành thời gian nhìn lại những gì đã xảy ra khiến hai người phải chia tay. Tự hỏi mình những câu như: “Mình đã học được điều gì từ những chuyện đã xảy ra?” và “Mình sẽ áp dụng những kinh nghiệm đó để tạo nền tảng vững chắc hơn cho mối quan hệ mới như thế nào?”
    • Nghĩ xem phần lỗi của bạn là gì khi xảy ra chuyện không như ý muốn và lần sau bạn có thể thay đổi như thế nào. Ví dụ, liệu bạn có thể giao tiếp tốt hơn, quan tâm hơn đến cảm xúc của bạn đời sau này không?[4]
    • Nghĩ về cả vai trò của người cũ trong hậu quả đã xảy ra. Liệu có những dấu hiệu báo động nào mà bạn đã bỏ qua không, chẳng hạn như các dấu hiệu không trung thực hoặc hành vi thao túng? Nếu có, bạn hãy ghi nhớ điều này để biết mình phải tìm kiếm gì ở mối quan hệ mới.
    • Có thể bạn cần một thời gian trước khi nhìn lại mối quan hệ cũ một cách bình tĩnh và khách quan. Một khi có khả năng nhìn nhận khách quan về cuộc tình cũ, bạn sẽ có điểm xuất phát tốt hơn nhiều khi hẹn hò trở lại.
  5. 5
    Tập trung vào những hoạt động mà bạn có thể tận hưởng một mình. Có lẽ bạn cần thời gian để khám phá lại bản thân sau khi chia tay. Điều này lại càng đúng nếu bạn muốn đứng dậy và bước tiếp sau một mối quan hệ lâu dài. Hãy nhân dịp này làm những việc mà bạn có hứng thú và có ý nghĩa mà không phải lo ai đó nghĩ gì. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng lòng tự tin, học cách thấu hiểu và quý trọng bản thân hơn, nhờ đó bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho mối quan hệ trong tương lai.[5] Ví dụ, bạn hãy tập trung vào những việc như:
    • Nấu những món ăn bạn thích mà không phải lo đến khẩu vị của người khác.
    • Xem các chương trình truyền hình yêu thích của mình thay vì cứ phải bám vào các chương trình mà bạn và người cũ cùng xem.
    • Theo đuổi các sở thích mà trước kia bạn không có thời gian để tận hưởng khi còn ở bên người cũ.
    • Làm những việc bạn thích mà chưa chắc người cũ của bạn đã quan tâm, chẳng hạn như đi bộ đường dài, chơi game điện tử, đi bát phố ngắm hàng hóa hoặc đi thăm viện bảo tàng.
  6. 6
    Đặt ra các mong đợi rõ ràng cho mối quan hệ mới. Nếu đã biết rõ mình mong muốn điều gì ở bạn đời tương lai, bạn sẽ dễ dàng xây dựng mối quan hệ lành mạnh và hạnh phúc hơn. Trước khi trở lại với chuyện yêu đương, bạn hãy tự hỏi rằng mình đang tìm kiếm điều gì và ranh giới của bạn là ở đâu. Đừng ngần ngại cho người yêu tương lai biết về các nhu cầu, mong muốn và mục tiêu của bạn trong khi hai bên đang tìm hiểu nhau.
    • Ví dụ, mục tiêu của bạn có thể là hai bạn có một khoảng thời gian nào đó ở riêng bên nhau mỗi tuần hoặc cùng nhau cải thiện những khía cạnh nào đó trong mối quan hệ (chẳng hạn như giao tiếp hoặc gần gũi thể xác.)
    • Đừng quên nghĩ về các giới hạn và ranh giới của bạn. Ví dụ, bạn có thể cho người yêu mới biết rằng bạn muốn có mối quan hệ duy nhất, hoặc mỗi ngày bạn cần có một khoảng thời gian nào đó cho riêng mình.
  7. 7
    Nếu bạn có con, hãy cho bọn trẻ thời gian để xử lý cảm xúc. Nếu bạn có con với người cũ thì mọi việc sẽ phức tạp hơn. Quan tâm đến cảm giác của con cái là điều vô cùng quan trọng. Các chuyên gia về sự phát triển của trẻ em khuyên các bậc cha mẹ sau khi chia tay nên chờ ít nhất 6 tháng trước khi hẹn hò với người mới. Bạn có thể hẹn hò sớm hơn nếu muốn, nhưng hãy cân nhắc đợi một thời gian trước khi giới thiệu người mới của bạn với bọn trẻ.[6]
    • Con bạn có thể không bao giờ vui vẻ khi bạn hẹn hò với người mới, và như vậy thì cũng không sao. Nhưng quan trọng là trẻ nên đối diện với mong đợi thực tế về mối quan hệ mới của cha/mẹ.
    • Thử nói: “Bố biết là điều này rất khó khăn với con, nhưng con cần phải hiểu là bố mẹ đã li dị và sẽ không quay lại với nhau nữa. Nhưng dù bố có hẹn hò với người mới thì mẹ vẫn luôn là mẹ của con.”
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Các dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng hẹn hò lại

  1. 1
    Nghĩ xem bạn có cảm thấy hứng thú hẹn hò lại không. Nếu bạn thực sự rạo rực với ý tưởng này thì nghĩa là bạn đã sẵn sàng. Hãy hình dung buổi hẹn hò của bạn với một người mới và mường tượng những ý nghĩ, cảm xúc và phản ứng của cơ thể bạn. Nếu bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích thì đó là dấu hiệu bạn thực sự muốn hẹn hò. Trái lại, nếu bạn cảm thấy căng thẳng và lo lắng khi nghĩ đến việc yêu đương trở thì nghĩa là bạn cần thêm thời gian.[7]
    • Nếu bạn không thấy háo hức muốn hẹn hò lại ngay thì cũng không sao – cho dù bạn chia tay đã lâu. Không có gì sai cả nếu bạn dành thời gian để thư giãn và tận hưởng cuộc sống độc thân!
  2. 2
    Nhìn lại những cảm xúc của bạn với người cũ. Sau khi chia tay, có lẽ những cảm giác của bạn về người cũ vẫn còn bám dai dẳng một thời gian. Nếu bạn vẫn còn buồn phiền, giận dữ hoặc đau đớn mỗi khi nghĩ đến người cũ, có lẽ là bạn cần có thêm thời gian để xử lý cảm xúc. Chỉ khi nào bạn bình tĩnh hơn khi nghĩ về họ và cảm thấy mình có thể hoàn toàn chấp nhận những gì đã xảy ra thì khi đó bạn mới thực sự sẵn sàng bước tiếp.[8]
    • Khi nghĩ về người yêu mới, bạn hãy chú ý xem mình có so sánh họ với người cũ không. Nếu bạn chỉ tập trung vào cảm giác về người mới mà không để hình ảnh người cũ chen vào thì đó là dấu hiệu tốt cho thấy bạn đã sẵn sàng hẹn hò trở lại.[9]
  3. 3
    Xem xét các lý do khiến bạn muốn hẹn hò trở lại. Hẹn hò với ai đó vì bạn thích ở bên cạnh họ là một lý do tuyệt vời. Nếu bạn hứng thú với ý nghĩ gặp gỡ và giao lưu với những người mới thì nghĩa là bạn đã sẵn sàng yêu lần nữa. Ngược lại, bạn sẽ cần có thêm thời gian nếu các lý do khiến bạn muốn hẹn h đều tập trung vào cảm giác của bạn về mối quan hệ đã qua hoặc cuộc chia tay. Ví dụ, bạn hãy tự hỏi mình những câu sau:[10]
    • “Có phải tôi đang cố làm cho cho người cũ ghen không?”
    • “Tôi hẹn hò vì thích người này hay chỉ muốn có ai đó khiến tôi cảm thấy bản thân hấp dẫn và có giá trị?”
    • “Tôi thực sự thích hẹn hò với người này, hay là tôi đi chơi với họ chỉ vì cô đơn và muốn lấp chỗ trống mà người cũ để lại?”
  4. 4
    Tự hỏi mình có cảm thấy tự tin không. Cảm giác hài lòng về bản thân là một dấu hiệu cho thấy bạn đã sẵn sàng bước tiếp. Người ta dễ rơi vào cảm giác thất vọng với bản thân sau khi chia tay – nhất là khi bạn tự đổ lỗi cho mình về sự việc nào đó. Trước khi yêu đương trở lại, bạn hãy dành thời gian đánh giá cảm nhận của bạn về hình ảnh bản thân. Càng tự tin bao nhiêu, bạn sẽ càng dễ dàng xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai bấy nhiêu.[11] Nếu ngay lúc này bạn không cảm thấy hài lòng với bản thân thì cũng không sao. Có nhiều việc mà bạn có thể làm để tăng sự tự tin, chẳng hạn như:
    • Thực hành thiền tự trắc ẩn mỗi ngày.[12]
    • Lập một danh sách những thành quả mà bạn đạt được hoặc những điểm mà bạn thích ở bản thân.[13]
    • Đặt ra các mục tiêu thực tế và phấn đấu đạt được các mục tiêu đó.
    • Thử tìm một sở thích mới hoặc học một kỹ năng mới.
    • Làm những việc mà bạn cảm thấy có ý nghĩa và thỏa mãn, chẳng hạn như tình nguyện giúp đỡ những người khốn khó trong cộng đồng.
  5. 5
    Nhìn lại xem bạn có mạng lưới hỗ trợ vững chắc không. Người ta thường cảm thấy cô độc sau khi đổ vỡ, đặc biệt nếu bạn không có nhiều người hỗ trợ ngoài mối quan hệ tình cảm. Nếu có bạn bè và gia đình để dựa vào, bạn sẽ có một điểm tựa tốt hơn khi bước tiếp. Nếu bạn không có ai tin tưởng và chia sẻ, hãy dành thời gian để xây dựng các mối quan hệ đó trước khi tìm kiếm người yêu mới.[14]
    • Nhóm hỗ trợ cho những người đang vật lộn đối phó với sự đổ vỡ hoặc các vấn đề trong tình cảm có thể là một nơi tuyệt vời để gặp gỡ những người đồng cảm với những gì bạn đã trải qua.
    • Tìm một sở thích có tính xã hội cũng là một cách hay để kết giao với những người bạn mới. Bạn có thể tìm các hội nhóm, câu lạc bộ hoặc các lớp học có các hoạt động mà bạn thích.
    • Vài người bạn tốt ở bên cạnh không chỉ giúp bạn tăng sự tự tin, mà họ còn là nơi mà bạn có thể dựa vào nếu bạn lại chia tay lần nữa.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cẩn thận với tình dục ngẫu nhiên và tình một đêm sau khi chia tay. Ngay cả các cuộc tình chớp nhoáng cũng có thể trở nên phức tạp, và nếu vẫn còn rối bời vì mối tình cũ thì hẳn là bạn không muốn chuốc thêm các rắc rối vào mình.[15]
  • Việc xử lý đau buồn của mỗi người một khác, và có những người sẵn sàng hẹn hò lại sớm hơn những người khác.[16] Mặc dù nhiều chuyên gia tình yêu và hôn nhân khuyên mọi người nên chờ một thời gian nhất định trước khi bắt đầu hẹn hò trở lại, nhưng những lời khuyên này chỉ là hướng dẫn chứ không phải là quy tắc nghiêm ngặt. Hãy tin vào trực giác của bạn và làm theo những gì bạn cảm thấy là đúng.

Bài viết wikiHow có liên quan

HônHôn
Khiến Nàng "Ham muốn" BạnKhiến Nàng "Ham muốn" Bạn
Trả lời khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào
An ủi khi bạn gái buồnAn ủi khi bạn gái buồn
Trả lời tin nhắn khen ngợiTrả lời tin nhắn khen ngợi
Rên khi quan hệ tình dụcRên khi quan hệ tình dục
Chọn chủ đề nói chuyện với bố mẹ người yêu và tạo ấn tượng tốt10 chủ đề để nói chuyện với bố mẹ của người yêu
Biết liệu một cô gái có thích bạn khôngBiết liệu một cô gái có thích bạn không
Khẩu dâmKhẩu dâm
Tỏ tình với một cô gái mà không bị từ chốiTỏ tình với một cô gái mà không bị từ chối
Tạo dấu hôn trên cơ thể người ấyTạo dấu hôn trên cơ thể người ấy
Có phải anh ấy đang chờ bạn nhắn tin trước? Biết khi nào và làm cách nào để chủ động tiến tớiAnh ấy có đang chờ bạn nhắn tin trước không - thời điểm và cách để làm việc này
10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không
Nhận biết các dấu hiệu chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Sarah Schewitz, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học chuyên về tình yêu và mối quan hệ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Schewitz, PsyD. Sarah Schewitz, PsyD là nhà tâm lý học với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp các cặp vợ chồng và cá nhân cải thiện và thay đổi thói quen trong tình yêu và các mối quan hệ. Cô là người sáng lập của Couples Learn, một phong khám tâm lý học trực tuyến. Bài viết này đã được xem 1.765 lần.
Chuyên mục: Tình yêu
Trang này đã được đọc 1.765 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo