Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Có lẽ bạn là bố mẹ trẻ bị choáng ngợp khi dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp. Hoặc bạn là sinh viên đang gặp khó khăn với bài tập về nhà. Ai cũng từng trải qua tình huống cần giúp đỡ. Thật không may là rất khó để mở lời nhờ giúp đỡ. Có lẽ bạn cảm thấy ngại ngùng hoặc lo sợ bị từ chối. Đừng lo lắng! Một khi biết mình cần gì, bạn có thể đưa ra yêu cầu lịch sự và rõ ràng. Khả năng là ai đó sẽ vui vẻ giúp đỡ khi bạn cần!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xác định dạng giúp đỡ mà bạn cần

  1. 1
    Tạo danh sách những gì bạn cần. Con người thường có cảm giác bị áp lực và chỉ cần được giúp đỡ một chút. Tuy vậy, bạn có thể yêu cầu sự hỗ trợ hiệu quả hơn nếu biết rõ mình cần gì. Ví dụ, gần đây bạn đã trải qua phẫu thuật và cần giúp đỡ để hoàn thành nhiều việc. Danh sách của bạn có thể bao gồm những việc sau:[1]
    • Đến cửa hàng tạp hoá
    • Đưa trẻ đến gặp nha sĩ theo lịch hẹn
    • Dẫn chó đi dạo
    • Giúp giải tỏa sự trầm cảm
  2. 2
    Đánh giá tầm quan trọng của mỗi nhu cầu. Bạn có thể xếp hạng từ 1 đến 10 cho mỗi nhu cầu. Số 10 có nghĩa là nhiệm vụ cần thiết, số 1 có nghĩa là không quan trọng. Cách này sẽ giúp bạn xác định các nhu cầu cấp bách nhất của mình. Bạn có thể nhờ giúp đỡ những việc này trước, sau đó tiếp tục hoàn thành danh sách. Ví dụ, bị trầm cảm là điều thường xảy ra sau khi phẫu thuật. Nó nên được đánh số 10, vì nó ảnh hưởng đến khả năng của bạn để xử lý các nhu cầu khác.
  3. 3
    Viết danh sách những người có thể giúp đỡ. Cho dù bạn cảm thấy ngại ngùng khi nhờ giúp đỡ, hãy nhớ rằng sẽ có nhiều người trong cuộc sống sẵn lòng hỗ trợ bạn. Hãy bắt đầu với gia đình và bạn thân, sau đó nghĩ đến những người khác trong cuộc sống. Danh sách của bạn có thể bao gồm:[2]
    • Người yêu/bạn đời
    • Anh chị em ruột
    • Con cái
    • Bạn thân nhất
    • Hàng xóm
    Crisis Text Line

    Crisis Text Line

    Dịch vụ Tư vấn Khủng hoảng 24/7
    Crisis Text Line cung cấp dịch vụ giải quyết khủng hoảng bằng tin nhắn miễn phí, 24/7. Những người gặp khủng hoảng có thể nhắn tin đến số 741741 để được kết nối với Chuyên gia Tư vấn Khủng hoảng. Họ đã gửi trên 100 triệu tin nhắn cho những người gặp khủng hoảng trên toàn nước Mỹ và dịch vụ này đang phát triển nhanh chóng.
    Crisis Text Line
    Crisis Text Line
    Dịch vụ Tư vấn Khủng hoảng 24/7

    Hãy nhờ gia đình và cộng đồng của bạn giúp đỡ. Một chuyên viên tư vấn đã nói, “Nếu gia đình ủng hộ bạn, hãy cân nhắc nhờ họ giúp đỡ những việc nhỏ, ở bên cạnh để lắng nghe nếu bạn bị căng thẳng, hoặc thậm chí dành riêng cho bạn vài giờ. Hãy nhờ đến sự hỗ trợ từ cộng đồng của bạn. Ví dụ, họ có thể cung cấp các nguồn chăm sóc trẻ em hoặc hỗ trợ thức ăn. Yêu cầu sự giúp đỡ là chuyện bình thường, và hãy ghi nhận sự cố gắng của bạn. Bạn đang làm hết sức mình.”

  4. 4
    Liên kết mỗi người với một nhu cầu cụ thể. Hãy đối chiếu danh sách của bạn. Chọn một người giúp đỡ một nhiệm vụ. Ví dụ, chị của bạn là nhà trị liệu. Hãy hỏi ý kiến của cô ấy về cách để xử lý sự trầm cảm. Nếu trẻ đủ lớn, trẻ có thể dẫn chó đi dạo. Hãy yêu cầu người yêu/bạn đời nghỉ phép để đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Hãy nhờ người hàng xóm mua giúp vài món đồ ở cửa hàng tạp hoá khi họ đi mua sắm lần sau. Bạn nên chọn người giúp đỡ dựa trên khả năng và mối quan hệ của họ với bạn.[3]
    • Đây được xem là nhiệm vụ uỷ thác. Việc uỷ thác nhiệm vụ cho người mà bạn tin tưởng có thể giúp giảm căng thẳng, nhất là trong những lúc bạn cần thêm sự giúp đỡ.
  5. 5
    Yêu cầu sự giúp đỡ là việc tốt cho sức khoẻ và thông minh. Hãy nhớ rằng yêu cầu sự hỗ trợ không phải là yếu đuối. Trong thực tế, nó thể hiện rằng bạn đủ mạnh mẽ để nói ra nhu cầu riêng của mình. Bạn sẽ không thể giúp người khác nếu bạn không thể yêu cầu sự hỗ trợ mình cần. Nhờ giúp đỡ cũng là một việc thông minh. Nếu im lặng, hoàn cảnh của bạn sẽ tệ hơn thay vì trở nên tốt hơn.[4]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Đưa ra yêu cầu

  1. 1
    Chọn thời điểm thích hợp. Đừng yêu cầu ai đó giúp đỡ khi họ đang rất bận hoặc bị phân tâm. Ví dụ, đừng nhờ giáo sư hướng dẫn bài tập về nhà ngay khi họ đang bắt đầu giảng bài. Tương tự, đừng yêu cầu sếp cho lời khuyên khi họ đang vội vã bước ra khỏi cửa.[5]
    • Nếu không chắc đó có phải là thời điểm phù hợp hay không, bạn chỉ cần hỏi. Hãy hỏi, “Tôi muốn nhờ anh giúp đỡ. Đây có phải là lúc thích hợp để nói chuyện không?”
  2. 2
    Đưa ra yêu cầu. Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn không yêu cầu, bạn sẽ không được giúp đỡ. Đôi khi mọi người do dự lên tiếng và chủ động giúp đỡ. Nếu bạn cần gì đó, hãy mở lời và yêu cầu.[6]
    • Giả sử bạn đi du lịch một mình đến một thành phố mới. Nếu bạn bị lạc, hãy nhờ hướng dẫn. Hãy dừng lại ở một cửa hàng gần đó, hoặc hỏi tài xế xe bus xem bạn nên xuống trạm nào.
    • Có lẽ bạn cảm thấy yếu đuối khi nhờ giúp đỡ, tuy vậy một mức độ tổn thương nhất định có thể giúp bạn nhận được sự giúp đỡ mà mình cần. Đừng cảm thấy yếu đuối, bất an, hoặc xấu hổ khi nhờ giúp đỡ.
  3. 3
    Hãy cụ thể. Con người không thể đọc được suy nghĩ của người khác. Thay vì chỉ nói, “Tôi cần giúp đỡ”, hãy nói chính xác và rõ ràng xem bạn cần gì. Ví dụ, thay vì nói với giáo viên, “Em không hiểu. Thầy có thể giúp em không ạ?”, hãy nói, “Em không hiểu cách giải phương trình X. Thầy có thể chỉ giúp em bài tương tự không ạ?”[7]
    • Thay vì nói với người bạn đời, “Em cần anh phụ giúp việc nhà nhiều hơn”, hãy nói, “Anh có thể giúp em đổ rác và giặt đồ không?”
  4. 4
    Đưa ra yêu cầu theo cách tích cực. Đôi khi, người ta sẽ có xu hướng van nài một chút. Đó là cơ chế bảo vệ khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi nhờ giúp đỡ. Thay vào đó, sẽ có ích nếu bạn yêu cầu theo cách tích cực.[8]
    • Đừng nói với đồng nghiệp rằng, “Tôi rất bận! Anh có thể giúp tôi trình bày trong cuộc họp chiều nay không?” Điều đó có thể ám chỉ rằng bạn bận rộn, tuy vậy đừng nghĩ rằng đồng nghiệp của bạn rảnh rỗi. Thay vào đó, hãy nói, “Tôi biết chúng ta đều bận, nhưng có vẻ anh xử lý áp lực tốt hơn tôi. Anh có thời gian để đảm nhiệm vị trí của tôi ở buổi họp chiều nay để tôi có thể theo kịp không?”
  5. 5
    Đừng tự hạ thấp bản thân. Không ai muốn nghe bạn hạ thấp chính mình. Đừng nói về bản thân theo cách tiêu cực khi yêu cầu giúp đỡ. Thay vào đó, hãy cư xử tự tin. Bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để nhận được sự giúp đỡ mà mình cần.
    • Đừng nói, “Tớ thật ngu ngốc. Tớ sẽ không bao giờ hiểu môn Đại số. Cậu có thể giúp tớ thêm lần nữa không?” Thay vào đó, hãy nói, “Môn này thật phức tạp, nhưng tớ biết mình sẽ làm được. Cậu có phiền chỉ giúp tớ một bài toán tương tự không?”
  6. 6
    Hãy kiên định. Đôi khi sự giúp đỡ mà bạn nhận được lại không như mong muốn. Điều đó thật khó chịu. Tuy nhiên, điều quan trọng là đừng từ bỏ. Hãy tiếp tục yêu cầu sự giúp đỡ và sử dụng nó hiệu quả.[9]
    • Giả sử bạn chỉ vừa tham gia buổi đào tạo đầu tiên với sếp. Bạn cảm thấy mình đã không nhận được lời khuyên hữu ích như mong đợi. Thay vì huỷ buổi họp tiếp theo, hãy thử thêm lần nữa. Bạn nên chuẩn bị danh sách các câu hỏi cụ thể để hỏi họ.
    • Nếu bạn đã yêu cầu ai đó giúp và họ không thể, đừng ngại nhờ ai khác. Đôi khi, bạn sẽ cần yêu cầu vài người trước khi được hỗ trợ.
  7. 7
    Nhận được sự tính nhiệm bằng cách giúp đỡ người khác. Người ta thường sẽ đồng ý giúp đỡ bạn nếu họ biết bạn cũng giúp đỡ người khác. Hãy xây dựng uy tín là một người tốt bụng. Nếu bạn thấy một đồng nghiệp có quá nhiều nhiệm vụ, hãy ngỏ ý giúp họ. Họ sẽ giúp đỡ lại khi bạn mệt mỏi.[10]
    • Nếu một người bạn bị bệnh, hãy đề nghị mang đồ ăn đến cho họ. Bạn sẽ nhận được sự tử tế tương tự khi gặp khó khăn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chấp nhận sự giúp đỡ một cách tử tế

  1. 1
    Thừa nhận sự giúp đỡ mà bạn đã nhận được. Cho dù bạn cảm thấy ngượng ngùng khi cần giúp đỡ, đừng giả vờ như nó chưa từng xảy ra. Hãy trực tiếp cảm ơn những gì mà người khác đã làm cho bạn. Hãy nói lời cảm ơn ngắn gọn sau khi được giúp đỡ.[11]
    • Nếu giáo sư ở lại sau giờ học để giúp bạn đánh giá bài luận, hãy nói, “Cảm ơn thầy đã ở lại. Em biết ơn vì thầy đã dành thời gian giúp em”.
    • Giả sử trẻ đã làm vài việc vặt trong nhà khi bạn làm việc khuya. Hãy nói, “Con đã giúp đỡ rất nhiều khi chuẩn bị bữa tối”.
  2. 2
    Hãy chân thành. Khi ai đó giúp đỡ bạn, bạn thường sẽ cảm thấy mình có chút yếu đuối. Người khác sẽ trân trọng khi biết rằng họ đã thật sự giúp đỡ bạn. Ví dụ, bạn có thể nói, “Cảm ơn chị vì đã chăm sóc bọn trẻ tối nay. Chúng tôi thật sự cần một buổi tối hẹn hò!” Việc thể hiện rằng bạn có nhu cầu thật sự là một cách hay để trở nên chân thành.
  3. 3
    Giải thích họ đã giúp bạn như thế nào. Hãy cụ thể khi bạn cảm ơn ai đó. Hãy để họ biết chính xác họ đã làm gì cho bạn. Bạn có thể nói với chuyên gia trị liệu, “Cảm ơn vì buổi trị liệu. Anh đã giúp tôi biết những cách hiệu quả để vượt qua nỗi lo lắng”.[12]
    • Bạn có thể nói với bạn đời, “Cảm ơn anh vì đã nấu bữa tối. Việc đó rất có ý nghĩa khi em có thể nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc”.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Yêu cầu giúp đỡ là việc bình thường. Ai cũng có lúc cần giúp đỡ.
  • Đảm bảo bạn nói cảm ơn.
  • Thậm chí bạn có thể gửi một món quà hoặc thiệp thể hiện sự biết ơn cho người đã giúp mình.

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhắn tin mời bạn gái đi chơiNhắn tin mời bạn gái đi chơi
Nhắn tin an ủi cô gái đang trong kỳ kinh nguyệtNhắn tin an ủi cô gái đang trong kỳ kinh nguyệt
Làm lành với bạn thânLàm lành với bạn thân
Khéo léo từ chối một chàng trai qua tin nhắnKhéo léo từ chối một chàng trai qua tin nhắn
Trả lời tin nhắn cụt ngủn của con gáiTrả lời tin nhắn cụt ngủn của con gái
10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không
Dỗ dành người khác khi bạn không thể làm gì ngoài việc an ủiDỗ dành người khác khi bạn không thể làm gì ngoài việc an ủi
Trả lời câu hỏi "Cậu thích tớ ở điểm gì?"Trả lời câu hỏi "Cậu thích tớ ở điểm gì?"
Nhận biết một người né tránh bạnNhận biết một người né tránh bạn
Chọc cười bạn bè qua tin nhắnChọc cười bạn bè qua tin nhắn
Nhắn tin mời một cô gái đi xem phimNhắn tin mời một cô gái đi xem phim
Giúp đỡ một người bạn tiêu cựcGiúp đỡ một người bạn tiêu cực
An ủi bạn bè vượt qua nỗi đau thất tìnhAn ủi bạn bè vượt qua nỗi đau thất tình
Nhận ra một người bạn xấuNhận ra một người bạn xấu
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Laurel Schwartz, MSW
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn khủng hoảng, Crisis Text Line
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laurel Schwartz, MSW. Laurel Schwartz là chuyên gia tư vấn khủng hoảng của Crisis Text Line, một tổ chức phi lợi nhuận đã trao đổi trên 100 triệu tin nhắn với những người gặp khủng hoảng trên thế giới. Crisis Text Line cung cấp dịch vụ tư vấn khủng hoảng miễn phí 24/7 thông qua tin nhắn và những người gặp khủng hoảng có thể nhắn tin đến số 741741 để được kết nối với chuyên gia tư vấn khủng hoảng. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Columbia năm 2019. Bài viết này đã được xem 2.090 lần.
Chuyên mục: Tình bạn
Trang này đã được đọc 2.090 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo