Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Loài rắn hiện diện ở nhiều nơi trên trái đất, và nếu nhà bạn có sân vườn rộng với nhiều cây cối và côn trùng thì có khả năng là thi thoảng bạn sẽ đối mặt với rắn. Sự xuất hiện của rắn cho thấy một hệ sinh thái lành mạnh, nhưng chúng có thể gây sợ hãi, thậm chí nguy hiểm nếu là rắn độc. Với những con rắn không có nọc độc xâm nhập vào nhà, thông thường bạn có thể để yên cho chúng tự tìm đường ra ngoài. Nếu muốn giải quyết chủ động hơn, bạn hãy dùng chổi để xua con rắn về phía cửa ra vào để mở.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xử lý rắn ở trong nhà

  1. 1
    Gọi cho cơ quan kiểm soát động vật nếu bạn lo rằng con rắn có nọc độc. Nếu bạn ngại phải tự xử lý con rắn - ngay cả khi cho rằng nó không có nọc độc - thì chẳng có lý do gì mà bạn phải đương đầu với nó. Hãy gọi cho cơ quan kiểm soát động vật đến bẫy và đem con rắn đi. Loài rắn có nọc độc luôn phải được các chuyên gia như nhân viên kiểm soát động vật hoặc người đánh bẫy động vật hoang dã xử lý.[1]
    • Cố gắng nhốt con rắn trong một phòng. Nếu bạn nhìn thấy con rắn trong phòng giặt chẳng hạn, hãy đóng cửa và nhét khăn tắm dưới khe cửa để không cho nó thoát ra ngoài.
    • Không để trẻ em và thú cưng lại gần khu vực có rắn cho đến khi các nhân viên của cơ quan kiểm soát động vật bắt được nó.
  2. 2
    Để yên cho con rắn tìm đường thoát ra. Thông thường con rắn sẽ tự rời khỏi nhà nếu bạn cho nó thời gian và cơ hội. Nếu con rắn ở trong nhà để xe hoặc trong căn phòng có lối ra ngoài, bạn hãy đóng các cửa ra vào trong nhà và mở cửa dẫn ra ngoài để con rắn có thể bò ra.[2]
    • Con rắn sẽ rời khỏi nhà bạn khá nhanh. Đây là cách đơn giản và chắc chắn hơn là dùng các biện pháp mạnh bạo có thể khiến con rắn sợ mà trốn vào những vị trí khó tiếp cận trong nhà.
  3. 3
    Lùa con rắn không có nọc độc vào một thùng rác lớn. Nếu bạn không ngại đương đầu với con rắn, hãy thử dùng phương pháp thông thường này: đầu tiên, bạn hãy ngả thùng rác cho nằm nghiêng xuống trong phòng có con rắn, sau đó dùng chổi lùa nó vào thùng rác. Khi con rắn đã ở trong thùng rác, bạn hãy dựng thùng rác lên và đậy chặt nắp.[3]
    • Khi con rắn đã yên vị trong thùng rác, bạn có thể đem nó vào rừng hoặc một khu vực khác cách xa nhà để thả. Ngả thùng rác xuống, nhẹ nhàng mở nắp và chờ cho con rắn bò ra.
    • Nhờ bạn bè, người thân hoặc hàng xóm giúp nếu có thể. Công việc sẽ nhanh hơn và suôn sẻ hơn nếu bạn có thêm người giúp một tay.
  4. 4
    Bắt rắn bằng bẫy đặt trong nhà. Nếu nghi ngờ có rắn trên gác mái, nhà để xe, tầng hầm hoặc ở đâu đó trong nhà, bạn hãy đặt bẫy dọc theo tường ở những khu vực đó. Rắn sẽ trườn qua hoặc chui vào bẫy và bị mắc kẹt. Khi đó, bạn hoặc nhân viên kiểm soát động vật có thể lấy chiếc bẫy ra một cách an toàn và đem ra ngoài.[4]
    • Nếu là rắn không độc, bạn hãy bỏ chiếc bẫy vào xô và xách ra ngoài hoặc đến nơi mà bạn muốn thả rắn. Rót dầu thực vật lên con rắn để nó rời khỏi bẫy và bò đi.
    • Kiểm tra bẫy hàng ngày để xem rắn đã dính bẫy chưa. Nếu bạn đợi quá lâu, con rắn sẽ chết vì đói.
  5. 5
    Bắt con rắn và đem ra ngoài nếu bạn biết chắc đó là rắn không độc. Đeo găng tay làm vườn dày cho chắc chắn hơn. Luồn một cây gậy dưới đầu con rắn và dùng tay kia nhấc nửa thân sau của con rắn. Bạn cũng có thể bắt rắn bằng cách túm chặt đằng sau đầu nó.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Xử lý rắn ở ngoài trời

  1. 1
    Để cho con rắn tự rời đi. Đối với rắn không có nọc độc, phương pháp xử lý đơn giản nhất là cứ để cho con rắn tự ra khỏi sân nhà bạn. Rắn xuất hiện bên ngoài nhà thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng và sẽ bỏ đi vào lúc nào đó. Tuy nhiên, bạn cần ngăn trẻ nhỏ và thú cưng đến gần con rắn. Ngay cả rắn không độc cũng có thể cắn rất đau.[6]
    • Nếu thấy rắn thường xuyên xuất hiện gần nhà, có lẽ việc bạn cần làm là lên phương án đề phòng hơn là xử lý từng con rắn.
  2. 2
    Dùng vòi nước xịt vào con rắn. Nếu thấy một con rắn lảng vảng gần nhà và muốn đuổi nó đi chỗ khác, đôi khi bạn chỉ cần tạo ra một lí do cho con rắn sớm rời đi. Dùng vòi tưới vườn để phun nhẹ nước lên con rắn cho đến khi nó bò ra xa nhà và ra khỏi sân.[7]
    • Rắn sọc và các loài rắn không nguy hiểm khác là những đối tượng thích hợp để bạn áp dụng phương pháp này.
  3. 3
    Vớt con rắn ra khỏi nước bằng vợt vớt rác hồ bơi. Nếu thấy một con rắn trong hồ bơi, bạn có thể vớt nó ra một cách an toàn bằng vợt vớt rác hoặc một loại vợt khác.[8] Bạn cũng có thể xúc những con rắn nhỏ không độc khỏi sân nhà hoặc bãi cỏ bằng vợt vớt rác hồ bơi. Cố gắng đừng kẹp con rắn quá chặt để không làm tổn thương xương sườn của nó.
    • Đem con rắn ra đằng sau sân hoặc đến khu vực có cây cối gần đó để thả.
  4. 4
    Đặt bẫy rắn ngoài trời. Bẫy rắn ngoài trời thường là các hộp nhựa với mồi là các chất hoặc mùi hương dùng để dụ rắn vào trong. Khi rắn đã vào bẫy, chúng sẽ không thoát ra ngoài được vì hình dạng của chiếc hộp. Bạn hãy đặt bẫy xung quanh sân ở những nơi bạn nhìn thấy rắn.[9]
    • Khi bẫy được rắn, bạn hãy đem bẫy ra nơi có rừng cây và thả rắn ra.
    • Tránh dùng bẫy độc để bắt những con rắn vào sân nhà bạn. Rắn là một phần quan trọng của hệ sinh thái và cần được xử lý một cách an toàn thay vì bị giết.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Ngăn ngừa rắn quay trở lại

  1. 1
    Cắt tỉa cây cối trong sân vườn. Môi trường sống đặc thù của rắn là những đám cỏ cao và bụi rậm, vì vậy việc thường xuyên xén cỏ và cắt tỉa các bụi rậm sẽ khiến sân nhà bạn ít hấp dẫn với lũ rắn. Bạn nên cắt cỏ và loại bỏ các thân cây đổ, các gốc cây rỗng hoặc những nơi rắn có thể trú ẩn.[10] Áp dụng các biện pháp sau để đảm bảo sân nhà bạn không có đầy rắn:
    • Chất gỗ xẻ và các đống củi cách mặt đất ít nhất 0,6 m, đồng thời để phân trộn và các đống vật liệu phủ vườn cách xa nhà.
    • Cân nhắc loại bỏ các bụi cây và cây cối cao có vẻ như là nơi trú ngụ của rắn.
  2. 2
    Loại bỏ các nguồn thức ăn của rắn. Rắn thường ăn chuột, dế và các loài côn trùng khác. Nếu bạn giữ được số lượng các loài động vật này ở mức thấp, lũ rắn sẽ đi tìm thức ăn ở nơi khác. Bạn cũng nên lấp đất đá vào các lỗ hổng do động vật gặm nhấm đào bới trong sân.[11] Dọn dẹp những thứ như hạt thức ăn cho chim, quả mọng và quả hạch rụng từ trên cây xuống và các mẩu thức ăn thừa rơi vãi từ đống phân trộn. Những thứ này đều là nguồn thức ăn của chuột và côn trùng.
    • Cân nhắc loại bỏ chuột nhắt và côn trùng trong sân bằng cách đặt bẫy hoặc dùng các phương pháp khác. Bạn hãy tìm đọc bài “Cách để loại bỏ chuột nhắt” và ”Cách để diệt trừ dế” để có thêm gợi ý.
  3. 3
    Bịt kín nhà. Bạn hãy ngăn ngừa rắn xâm nhập vào nhà bằng cách kiểm tra nền nhà tìm các vết nứt và lỗ hổng, sau đó bịt kín bằng keo trám trét hoặc keo bọt nở. Bạn cũng cần bít kín cả cửa ra vào và cửa sổ. Gắn lưới lên miệng ống khói, lỗ thông hơi và những nơi mà rắn có thể bò vào.[12]
    • Mắt lưới che chắn không được lớn hơn 0,6 cm để có khả năng ngăn chặn mọi loài rắn một cách hiệu quả.
  4. 4
    Sử dụng chất xua đuổi rắn xung quanh nhà và sân. Chất xua đuổi rắn thường có dạng dung dịch mà bạn có thể xịt lên những bức tường bên ngoài hoặc dạng bột để rắc khắp sân. Các chất này thân thiện với môi trường và không gây hại cho vật nuôi và bãi cỏ.[13]
    • Có nhiều loại sản phẩm xua đuổi rắn bán tại các cửa hàng gia dụng hoặc trung tâm làm vườn. Bạn cũng có thể tìm mua trên mạng từ các nhà bán lẻ lớn.
  5. 5
    Tự làm chất xua đuổi rắn. Trộn một phần muối đá với một phần tỏi nghiền tỷ lệ bằng nhau và rắc xung quanh lối vào nhà, sân vườn hoặc bất cứ nơi đâu bạn không muốn rắn xuất hiện. Trong trường hợp bị xâm nhiễm nặng, bạn có thể trộn hỗn hợp lưu huỳnh và băng phiến với tỷ lệ bằng nhau để có tác dụng mạnh hơn.[14]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Phần lớn rắn mà con người bắt gặp trong nhà và sân là rắn không độc. Chúng hiếm khi cắn, và nếu có cắn thì chúng cũng không tiêm nọc độc vào cơ thể bạn.
  • Hãy tim hiểu về các loài rắn thường gặp nhất trong vùng bạn ở. Bạn cần biết nhận diện chúng, đồng thời phân biệt được rắn độc và rắn không độc.
  • Nếu trông thấy một con rắn không có nọc độc trong sân, bạn có thể cân nhắc đừng động đến nó. Phần lớn rắn là vô hại, và chúng có lợi cho môi trường trong sân nhà bạn với vai trò kiểm soát số lượng các loài dịch hại khác như dế và thú gặm nhấm.
  • Nhiều người làm vườn vui mừng khi có một hoặc hai con rắn lượn quanh sân. Chúng giúp bảo vệ hoa và rau khỏi các động vật khác.

Cảnh báo

  • Đừng bao giờ đụng vào rắn, trừ khi bạn biết chắc là nó không nguy hiểm.
  • Đừng bao giờ để bất cứ con vật nào ở lại trong bẫy keo dính. Bạn cần kiểm tra bẫy thường xuyên để đảm bảo con vật không bị tổn thương. Mặt của chúng có thể bị dính vào keo và ngạt thở hoặc rách da khi chúng cố vùng vẫy để thoát ra.
  • Vết cắn của rắn không độc thường gây chảy máu nhiều hơn vết cắn của rắn độc vì trong nước bọt của chúng có chứa chất chống đông máu, và chúng thường cắn nhiều lần.
  • Nếu bị rắn độc cắn, bạn nhớ cho người khác biết con rắn đó như thế nào. Nếu không biết chắc, bạn hãy quan sát ba đặc điểm nhận dạng như kích thước (chiều dài và chiều ngang), màu sắc và hình dạng đầu rắn. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc chữa trị, vì bác sĩ có thể sử dụng đúng loại huyết thanh chống độc.
  • Lưu ý: ở nhiều quốc gia ngoài Mỹ, cơ quan kiểm soát động vật chỉ xử lý vật nuôi và sẽ không giúp bạn xử lý rắn. Có thể bạn phải thuê người đánh bẫy động vật hoang dã hoặc dịch vụ kiểm soát dịch hại và phải trả tiền cho việc này.[15]

Bài viết wikiHow có liên quan

Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Bắt dếBắt dế
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Nuôi dếNuôi dế
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Xác định kiến chúaXác định kiến chúa
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Ryan Corrigan, LVT, VTS-EVN
Cùng viết bởi:
Kỹ thuật viên thú y được cấp phép
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ryan Corrigan, LVT, VTS-EVN. Ryan Corrigan là một kỹ thuật viên thú y được cấp phép ở California. Cô nhận bằng Cử nhân Khoa học Công nghệ Thú y tại Đại học Purdue vào năm 2010. Cô cũng là Thành viên của Học viện Kỹ thuật viên Điều dưỡng Thú y của Học viện từ năm 2011. Bài viết này đã được xem 36.498 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 36.498 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo