Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Cảm giác đau bụng thật khó chịu, nhưng có nhiều cách để giúp bạn xoa dịu cơn đau. Các loại thuốc không kê toa và liệu pháp tự nhiên như gừng và bạc hà cay có thể giúp làm dịu đau và giảm co thắt nhanh chóng. Bạn có thể ngăn ngừa đau bụng với một vài thay đổi trong chế độ ăn, chẳng hạn như ăn các thực phẩm có tác dụng chữa lành, tránh gia vị cay hoặc các món ăn kích thích dạ dày. Nếu các cơn đau bụng thường xuyên tái diễn, bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân và các giải pháp điều trị. Các hoạt động như yoga, thiền và các bài tập aerobic có thể giúp giảm đau và ngăn ngừa các cơn đau có thể xảy ra.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Điều trị nhanh cơn đau bụng

  1. 1
    Uống thuốc antacid không kê toa nếu bạn bị trào ngược a-xít. Bạn có thể đẩy lùi các cơn đau dạ dày bằng cách trung hòa a-xít trong dạ dày với các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc thuộc nhóm antacid như Pepto-Bismol, Maalox, Tums, hoặc Rolaids giúp bao bọc dạ dày và chống lại các tác động tiêu cực của a-xít dạ dày. Bạn có thể uống thuốc dưới dạng viên nén hoặc dạng lỏng theo hướng dẫn của dược sĩ hoặc bác sĩ.[1]
    • Để ngăn ngừa các cơn đau dạ dày, bạn hãy uống thuốc chặn a-xít dạ dày như Pepcid Complete trước khi ăn khoảng 30 phút.
    • Đau dạ dày do khó tiêu có thể kèm theo chứng ợ nóng, một triệu chứng khác của chứng khó tiêu.
    • Các loại thuốc antacid có thể giúp kiểm soát chứng khó tiêu, nhưng chúng không trị được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Bạn cần trao đổi với bác sĩ để điều trị các nguyên nhân gây khó tiêu và ngăn ngừa đau dạ dày lâu dài.
  2. 2
    Uống thuốc nhuận tràng để làm dịu đau bụng do táo bón. Nếu cơn đau bụng là do táo bón gây ra, bạn nên hỏi dược sĩ hoặc bác sĩ về thuốc nhuận tràng để kích thích đi tiêu. Các loại thuốc nhuận tràng nhẹ có thể mất 2-3 ngày mới có tác dụng, trong khi các loại thuốc nhuận tràng kích thích có hiệu quả nhanh hơn nhưng có thể gây các tác dụng phụ như co thắt. Bạn cần uống thuốc đúng theo chỉ dẫn và không vượt quá liều lượng cho phép.[2]
    • Không dùng thuốc nhuận tràng quá 2 tuần mỗi đợt, vì cơ thể có thể trở nên lệ thuộc thuốc.
    • Có khả năng cơn đau bụng là do táo bón nếu bạn cũng có các biểu hiện như đầy hơi, mệt mỏi hoặc chán ăn.
  3. 3
    Uống thuốc trị đầy hơi để làm dịu đau bụng do đầy hơi. Ăn quá nhiều, ăn quá nhanh hoặc tiêu thụ các thức ăn nhiều xơ đều có thể gây đầy hơi. Bạn có thể làm dịu đau bụng do đầy hơi bằng cách uống các loại thuốc không kê toa có chứa simethicone. Thành phần này có tác dụng làm vỡ các bong bóng khí và giúp hơi đi qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn.[3]
    • Cơn đau bụng có khả năng là do đầy hơi nếu bạn ợ hơi, xì hơi, chướng bụng và có cảm giác ọc ạch trong bụng.
    • Để chữa đau bụng có liên quan đến đầy hơi, bạn cũng có thể uống các enzyme tiêu hóa. Các enzyme này giúp giảm các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu và đầy hơi.
  4. 4
    Dùng gừng để chữa chứng khó tiêu. Gừng được biết là có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu khó chịu trong bụng. Bạn có thể uống trà gừng hoặc nước ngâm gừng tươi để làm dịu cơn đau bụng. Tránh uống bia gừng chế biến sẵn, vì hầu hết thức uống này không chứa nhiều gừng thực sự và có hàm lượng đường rất cao.[4]
    • Để pha nước gừng, bạn hãy gọt vỏ, cắt nhỏ một củ gừng dài khoảng 7,5 cm và ngâm vào 8 cốc (2 lít) nước lọc. Nếu thích, bạn có thể thêm chanh để tăng hương vị cho gừng. Để nước gừng ngấm qua đêm trong tủ lạnh và uống.[5]
    • Gừng không có hiệu quả giảm đau với tất cả mọi người. Mặc dù là một liệu pháp tương đối an toàn và có hương vị dễ chịu để chữa đau bụng, nhưng do vài nguyên nhân chưa rõ mà gừng có rất ít tác dụng đối với một số người.
  5. 5
    Uống trà cúc La Mã để làm giãn cơ bụng. Trà cúc La Mã có đặc tính kháng viêm, có thể giúp xoa dịu tình trạng kích ứng dạ dày. Loại trà thảo mộc này cũng làm giãn các cơ ở đường tiêu hóa trên, giúp giảm đau bụng và cải thiện tình trạng táo bón nhẹ. Ngâm 1 túi trà cúc La Mã trong 1 cốc nước sôi (240 ml) khoảng 3-4 phút và uống.[6]
    • Cúc La Mã còn có tính giảm đau có thể chữa trị các vấn đề về tiêu hóa.
  6. 6
    Dùng trà hoặc kẹo bạc hà cay để giảm đau bụng. Bạc hà cay giúp cải thiện dòng chảy của mật trong cơ thể, từ đó hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa các vấn đề về dạ dày. Để dùng bạc hà cay có nồng độ mạnh, bạn hãy uống một cốc trà bạc hà cay. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn ngậm kẹo bạc hà cay, tuy rằng nồng độ kém hơn nhưng vẫn tốt cho dạ dày.[7]
  7. 7
    Đặt túi chườm nóng hoặc chai nước nóng lên bụng để hỗ trợ giảm đau. Sức nóng có thể tăng cường lưu thông máu lên bề mặt da. Khi được chườm lên bụng, nguồn nhiệt có thể giúp giảm đau và giãn các cơ. Bạn có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc chai nước nóng khoảng 10-20 phút và nghe xem có đỡ đau không.[8]
    • Tránh đặt nguồn nhiệt trực tiếp lên da để ngăn ngừa tổn thương.
    • Nếu thấy da đỏ và rát, bạn cần bỏ nguồn nhiệt ra ngay lập tức.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Áp dụng chế độ ăn để ngăn ngừa đau bụng

  1. 1
    Ăn các thực phẩm lên men để hỗ trợ tiêu hóa. Các loại thức ăn và thức uống lên men có chứa lợi khuẩn giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Bạn nên cố gắng kết hợp mỗi tuần 2-3 khẩu phần các sản phẩm này vào chế độ ăn để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Các thực phẩm này bao gồm:[9]
    • Kefir, một sản phẩm sữa lên men
    • Kombucha, một loại trà lên men
    • Sauerkraut, một hỗn hợp bắp cải lên men
    • Miso, một loại bột làm từ đậu nành lên men
  2. 2
    Chọn carbohydrate đơn và phức dễ tiêu hóa. Các thức ăn khiến cơ thể phải làm việc vất vả để tiêu hóa có thể khiến cơn đau bụng nặng thêm khi bạn đang cố gắng hồi phục. Bạn nên chọn các loại carbohydrate đơn hoặc phức như bánh mì và cơm. Chuối và sốt táo là các thực phẩm được biết là giúp làm dịu dạ dày.[10]
    • Ví dụ, bạn nên tránh các thức ăn ngọn miệng như bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt và rau bina trong thời gian dạ dày đang hồi phục.
  3. 3
    Tránh các thức ăn cay có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Đau dạ dày thường do niêm mạc dạ dày bị viêm, vì vậy điều quan trọng là cần phải chọn thức ăn nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa trong thời gian bình phục. Chọn các thức ăn nhẹ, không cay và ít gia vị. Để tránh các nguyên liệu không thích hợp trong thức ăn, bạn nên tự nấu ăn trong khi điều trị đau dạ dày.[11]
    • Các bữa ăn nhẹ như bánh kẹp thịt gà tây hoặc cơm với ức gà không ướp gia vị là các lựa chọn tốt.
  4. 4
    Ăn sữa chua để cải thiện khả năng tiêu hóa và làm dịu dạ dày. Sữa chua được gắn nhãn "men sống" giúp tăng lượng lợi khuẩn trong dạ dày, từ đó cũng cải thiện khả năng tiêu hóa. Loại thực phẩm này cũng giúp xoa dịu cơn đau dạ dày và giảm đầy hơi, Bạn nên chọn sữa chua trắng, vì một số loại hoa quả hoặc chất phụ gia có thể kích thích dạ dày nhiều hơn.[12]
    • Nếu có thể, bạn hãy chọn sữa chua hữu cơ để tránh các chất phụ gia.
  5. 5
    Ăn đủ chất xơ. Nhiều người ăn chế độ ăn điển hình của người phương tây thường không nạp đủ chất xơ, dẫn đến các vấn đề như táo bón. Các thực phẩm giàu chất xơ bao gồm:
    • Bánh mì làm từ lúa mì nguyên hạt
    • Ngũ cốc giàu chất xơ
    • Hoa quả
    • Rau củ
    • Các thực phẩm bổ sung chất xơ như sữa chua, bánh quy, các thanh bổ sung chất xơ và những thực phẩm tương tự.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị các cơn đau bụng tái diễn

  1. 1
    Đi khám bệnh nếu các cơn đau bụng thường tái diễn. Nếu thường xuyên bị đau bụng, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đau bụng có thể là một triệu chứng của nhiều bệnh lý đòi hỏi phải được điều trị cấp cứu, sử dụng thuốc men hoặc phẫu thuật. Bạn cần mô tả với bác sĩ các triệu chứng khác có thể đi kèm để giúp bác sĩ thu hẹp phạm vi tìm nguyên nhân gây đau.[13]
    • Báo với bác sĩ về các thay đổi gần đây trong chế độ ăn hoặc lối sống của bạn mà có thể là một phần nguyên nhân gây đau bụng.
    • Bác sĩ thường sẽ khám lâm sàng và có thể tiến hành xét nghiệm, chụp X-quang hoặc nội soi.
  2. 2
    Thử tập thiền để xoa dịu cơn đau bụng do stress. Thiền mỗi ngày có thể giúp hạ mức căng thẳng nói chung và giảm các triệu chứng thể chất có liên quan đến stress. Tập thiền đều đặn cũng có thể giúp giảm các vấn đề về dạ dày do viêm và rối loạn đường ruột gây ra. Bạn hãy thiền mỗi ngày tối thiểu 15-20 phút bằng cách ngồi yên tĩnh và tập trung vào hơi thở với từng đợt chậm và có kiểm soát.[14]
    • Chọn một địa điểm và thời gian thiền để không bị ngắt quãng.
  3. 3
    Tập thể dục mỗi buổi 30 phút để cải thiện khả năng trao đổi chất. Các bài tập thể dục có thể giúp làm dịu và ngăn ngừa đau bụng nhờ tác dụng giảm stress và nâng cao khả năng trao đổi chất. Để tận dụng tối đa hiệu quả của việc tập luyện cường độ trung bình, bạn hãy tập mỗi buổi 30 phút với các bài tập cardio, mỗi tuần 4-5 lần. Bạn có thể thử các hoạt động như:[15]
    • Chạy bộ
    • Đạp xe
    • Bơi lội
    • Trượt patin
    • Đi bộ nhanh
    • Chèo thuyền
    • Khiêu vũ
  4. 4
    Tập các tư thế yoga giúp cải thiện tiêu hóa. Các bài tập yoga đem lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm stress và tốt cho quá trình tiêu hóa. Bạn hãy đăng ký học một lớp yoga cho người mới bắt đầu để học các kỹ thuật cơ bản và thực hành nhiều tư thế khác nhau. Bạn cũng có thể cố gắng tự tập vài tư thế cơ bản như:[16]
    • Tư thế "gập đầu gối về ngực": nằm ngửa và ôm hai đầu gối gập lên ngực trong khoảng 5-10 tiếng đếm.
    • Tư thế "cây cầu": nằm trên sàn, gập đầu gối và nâng hông lên để kéo giãn cơ thể.
    • Tư thế "đứa trẻ": quỳ trên hai đầu gối, ngả người về phía trước và duỗi hai cánh tay trước mặt.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đau bụng có thể có nguyên nhân từ một số bệnh lý về tiêu hóa, stress và đau bụng kinh cho đến các vấn đề phức tạp đòi hỏi sự can thiệp y khoa. Nếu cơn đau bụng có cường độ dữ dội hoặc không có nguyên nhân rõ ràng nào, có thể bạn cần tìm sự chăm sóc y tế.
  • Mặc dù có rất ít nghiên cứu chứng minh, nhưng nhiều người nói rằng nước hầm xương có thể giúp họ giảm đau dạ dày.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 91.287 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 91.287 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo