Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nhiều người thường than phiền về đôi chân mệt mỏi, đặc biệt là những người phải đứng lâu hoặc đi bộ nhiều. Khi đi làm về hoặc kết thúc buổi tập luyện, có lẽ bạn muốn tìm cách để giúp bàn chân đỡ mỏi. Hãy đọc các mẹo và lời khuyên dưới đây để biết cách làm dịu đôi chân và dễ chịu hơn gần như ngay tức thì.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 10:

Nâng cao bàn chân khi nghỉ ngơi

  1. 1
    Nếu bàn chân bạn bị sưng thì liệu pháp nâng cao chân có thể giúp chân đỡ sưng. Cố gắng kê cao hai bàn chân tối thiểu ngang với mức tim để máu và dịch bạch huyết từ bàn chân chảy đi. Bạn có thể dùng gối để kê chân khi nằm trên sofa, nhưng đừng bắt chéo mắt cá chân để tránh cản trở máu lưu thông.
    • Chườm đá vào bàn chân trong khi nâng cao nếu chúng bị sưng. Chườm đá 20 phút, sau đó nghỉ 20 phút.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 10:

Ngâm chân trong nước ấm

  1. 1
    Xoa dịu và thư giãn bàn chân là liệu pháp hữu ích cho bàn chân đau nhức. Đổ nước ấm vào chậu và ngâm chân khoảng 30 phút hoặc cho đến khi nước nguội. Đặt sẵn khăn tắm bên cạnh để lau khô chân, đề phòng trơn trượt và té ngã.[1]
    • Một số người nhận thấy một chút muối Epsom pha vào nước có thể giúp xoa dịu bàn chân đau nhức và mệt mỏi. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học nào nói về công dụng này của muối Epsom, nhưng cũng chẳng hại gì nếu bạn pha muối Epsom vào nước thử xem có hiệu quả không.[2]
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 10:

Lăn bàn chân trên quả bóng tennis

  1. 1
    Cách này sẽ làm giãn vòm lòng bàn chân và giúp bạn dễ chịu hơn. Ngồi ở tư thế thoải mái và đặt vòm lòng bàn chân bên trên quả bóng tennis để trên sàn. Chầm chậm lăn bàn chân tới lui trên quả bóng, ấn nhẹ xuống để giảm căng thẳng. Thực hiện khoảng 1 phút, sau đó đổi sang chân kia.[3]
    • Bạn có thể tập động tác này 2-3 lần mỗi ngày để làm dịu căng thẳng.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 10:

Duỗi các ngón chân

  1. 1
    Động tác duỗi ngón chân đơn giản có thể làm giảm căng thẳng và chuột rút. Ngồi xuống và đặt một bàn chân trước mặt, gót chân chạm sàn. Dùng tay kéo ngón chân cái ngược về phía người, lắng nghe cảm giác giãn dưới lòng bàn chân. Giữ yên tư thế này trong khoảng 30 giây, sau đó đổi chân.[4]
    • Bạn có thể giãn ngón chân 2-4 lần mỗi chân cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 10:

Mát-xa chân

  1. 1
    Một buổi mát-xa bắp chân và bàn chân có thể giảm căng thẳng và viêm. Hãy đặt cuộc hẹn với chuyên viên mát-xa trị liệu có giấy phép, bảo rằng bạn có vấn đề ở bàn chân. Họ có thể xoa bóp từ các ngón chân lên bắp chân để giảm sưng và đem lại cảm giác dễ chịu cho bạn.[5]
    • Nếu không có thời gian để đi mát-xa chân, bạn có thể nhờ ai đó thân thiết giúp xoa bóp chân cho bạn, thậm chí bạn có thể tự xoa bóp.
    • Nếu muốn tự mát-xa bàn chân, bạn hãy ngồi trên ghế tựa thoải mái và gập một chân lại, đặt bàn chân lên đầu gối bên kia. Dùng hai bàn tay xoa bóp nhẹ các ngón chân, vòm lòng bàn chân và gót chân, sau đó đổi sang chân kia.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 10:

Uống thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) không kê toa

  1. 1
    Thuốc có thể giúp bạn trị đau và viêm. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, hoặc aspirin có bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Lưu ý rằng các thuốc này có thể gây hại dạ dày, thận và gan, do đó tốt nhất là bạn chỉ nên dùng không quá 2 tuần mỗi đợt.[6]
    • Nếu bạn định uống thuốc, hãy cố gắng ăn trước hoặc ngay sau khi uống thuốc. Thuốc có thể khiến dạ dày nôn nao nếu bạn chưa ăn gì.
    • Không uống NSAID nếu bạn bị viêm loét, bệnh tim hoặc thận.
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 10:

Thử dùng thuốc giảm đau thoa ngoài da

  1. 1
    Đây là các loại kem và lotion xoa dịu bàn chân từ bên ngoài vào. Bạn có thể đến hiệu thuốc chọn một sản phẩm có chứa menthol, dầu khuynh diệp, dầu thông hoặc salicylates (chúng có thể được ghi nhãn là gel giảm đau). Xoa sản phẩm lên bàn chân khi đau nhức và chờ xem hiệu quả xoa dịu của nó.[7]
    • Trên thị trường còn có các loại kem và gel chứa chất P hoặc capsicum, một chất tạo nên vị cay trong ớt. Nếu dùng sản phẩm có chứa chất P, bạn có thể cảm thấy nóng rát hoặc như kim chân khi thoa lên da lần đầu (nhưng điều đó có nghĩa là nó có tác dụng).
    Quảng cáo
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 10:

Thay đổi giày dép

  1. 1
    Những đôi giày nặng hoặc không vừa chân có thể khiến bàn chân đau thêm. Hãy cố gắng chọn giày chắc và nhẹ, phù hợp với mức hoạt động của bạn. Nếu đi giày cao gót, bạn nên cố gắng chọn đôi giày có gót cao vừa phải, khoảng 3-5 cm để các ngón chân của bạn không bị dồn ép và tạo áp lực cho vòm lòng bàn chân.[8]
    • Nếu bạn có thói quen chạy bộ, hãy thay giày chạy sau mỗi 600 – 800 km hoặc 3 tháng, tuỳ điều kiện nào đến trước.
    • Nhớ luôn luôn buộc chặt dây giày. Giày lỏng sẽ tạo sức căng nhiều hơn trên bàn chân và các cơ ở bắp chân.
Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 10:

Sử dụng đệm giày hỗ trợ

  1. 1
    Các miếng đệm giày được làm theo chân có thể giúp bạn đỡ đau. Nhờ bác sĩ kê toa đệm giày đặt riêng theo chân mà bạn có thể đi hàng ngày. Nó sẽ giúp nâng đỡ vòm lòng bàn chân và ngón chân khi bạn đứng, đi và chạy. Nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ gây ra vấn đề ở các khớp khác như mắt cá chân, đầu gối và hông.[9]
    • Các chuyên gia y tế làm miếng đệm giày hỗ trợ bao gồm bác sĩ khoa chân và một số chuyên gia nắn xương khớp.
    • Một số chương trình bảo hiểm y tế có chi trả chi phí cho đệm giày đặt làm theo chân. Nếu bảo hiểm của bạn không thanh toán, bạn có thể cân nhắc mua miếng đệm giày làm sẵn – chúng rẻ hơn nhiều và có thể giúp bạn giảm đau nhanh.
    Quảng cáo
Phương pháp 10
Phương pháp 10 của 10:

Đến gặp bác sĩ chuyên khoa chân khi bàn chân đau nặng

  1. 1
    Nếu ngày nào cũng bị đau bàn chân, có thể bạn cần được chăm sóc y tế. Bác sĩ chuyên khoa chân có thể trị nhiều bệnh khác nhau về chân, đôi khi bằng các phương pháp phẫu thuật đơn giản, nhưng thường là bằng các phương pháp bảo tồn như dùng giày chỉnh hình, đệm giày, nẹp hoặc băng quấn. Họ có thể xác định nguyên nhân gây đau chân và cách điều trị nếu các liệu pháp tại nhà không có tác dụng.[10]
    • Bác sĩ chuyên khoa chân là nguồn thông tin tuyệt vời về kiểu giày phù hợp nhất với bàn chân và dáng đi của bạn.

Lời khuyên

  • Nếu mua giày mới, bạn nên đi mua vào gần cuối ngày. Bàn chân thường sưng to đến cỡ giày lớn nhất của nó, nhờ đó bạn có thể chọn được đôi giày vừa chân.[11]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Catherine Cheung, DPM
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chữa bệnh chân
Bài viết này đã được cùng viết bởi Catherine Cheung, DPM. Catherine Cheung là bác sĩ chữa bệnh chân sống tại San Francisco, California. Cheung chuyên điều trị tất cả các bệnh về bàn chân và mắt cá chân, bao gồm tạo hình phức tạp. Bác sĩ Cheung liên kết với Brown & Toland Physicians và Sutter Medical Network. Cô có bằng bác sĩ bộ khoa của Đại học Y học Bộ khoa California, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Encino Tarzana và nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente San Francisco. Cô được chứng nhận bởi Ủy ban Phẫu thuật Chân Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 64.839 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 64.839 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo