Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Ngoại tình chính là phản bội, và không gì có thể đảm bảo sẽ cứu vãn được mối quan hệ của bạn với nửa kia sau những lừa dối đó. Tuy nhiên, nhiều khi hai người cũng sẽ vượt qua được và càng yêu thương nhau nhiều hơn. Cả hai người sẽ hiểu hơn về chính mình, về giá trị của mình và về vị trí của mối quan hệ với nửa kia trong cuộc đời. Con đường quay đầu sau ngoại tình là một con đường hai chiều, nó đòi hỏi cả hai người phải nỗ lực rút kinh nghiệm, xin được tha thứ, sẵn lòng tha thứ và tự hứa sẽ gắn bó với nhau. Dù vậy thì người bắt đầu xây dựng lại vẫn phải là người mắc lỗi. Nếu bạn đã ngoại tình thì bạn phải xin lỗi anh/cô ấy một cách chân thành.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chuẩn bị xin lỗi

  1. 1
    Xác định nguyên nhân khiến bạn ngoại tình. Các mối quan hệ ngoài luồng thường xuất phát từ những bất mãn hoặc không hài lòng với nửa kia của mình. Do vậy, bạn cần tìm xem vấn đề của hai bạn là gì để sau khi bạn và người ấy đã vượt qua cú sốc vì bị phản bội thì có thể tìm ra cách tốt nhất để giải quyết vấn đề gốc rễ trong đó. Bạn hãy tự cân nhắc những câu hỏi sau:
    • Bạn có cảm thấy tình cảm của mình và người ấy chông chênh hay thiếu hấp dẫn không?
    • Bạn có cảm thấy giữa hai người còn thiếu một thứ gì đó không?
    • Bạn có thỏa mãn với chuyện chăn gối không?
    • Bạn có (hay lúc phản bội người ấy có từng) cực kỳ căng thẳng về một vấn đề gì đó trong cuộc sống không?
    • Nếu đó là lần đầu tiên ngoại tình, bạn có từng nghĩ đến hay muốn tiếp tục như vậy nữa không?
  2. 2
    Xác định xem bạn có thực sự muốn hàn gắn với người ấy không. Dựa vào kết quả của việc tự đánh giá ở bước trên, bạn cần suy nghĩ nghiêm túc về việc có thật sự muốn tiếp tục mối quan hệ với người yêu của mình hay không.
    • Bạn làm tổn thương người ấy và người ấy xứng đáng nhận được một lời xin lỗi cho dù cuối cùng là đường ai nấy đi.
    • Nếu quyết định tiếp tục gìn giữ mối quan hệ này và quên đi lỗi lầm của mình thì con đường phía trước của bạn chắc chắn sẽ không bằng phẳng, vậy nên đừng lôi người ấy vào đó nếu bạn chưa thực lòng quyết tâm.
  3. 3
    Dành thời gian viết về chuyện tình cảm của mình. Để biết được bạn có thực sự muốn tiếp tục với người ấy hay không, hãy viết ra những lý do để nói có.
    • Hãy cố gắng viết ra thật chi tiết. Hy vọng là bạn vẫn còn yêu người ấy—chắc chắn bạn nên viết điều này ra—nhưng chỉ yêu thôi thì rất mơ hồ. Bạn yêu người ấy ở điểm gì? Bạn thích gì trong chuyện tình cảm của mình? Bạn thấy tương lai của mình và người ấy thế nào?
  4. 4
    Biết mình phải xin lỗi vì điều gì. Rõ ràng là đã ngoại tình thì bạn phải xin lỗi vì điều này. Tuy nhiên, bạn cần cho người ấy biết rằng bạn đã làm tổn thương họ thế nào. Hãy xin lỗi một cách chân thành cho những tổn thương bạn đã gây ra.
    • Bạn không chỉ ngoại tình: bạn đã phản bội niềm tin của người mình yêu, bạn phá hủy ý niệm của họ về tình yêu của hai người, và (có lẽ) bạn còn khiến họ xấu hổ bẽ bàng và thậm chí khiến họ có nguy cơ lây nhiễm các bệnh tình dục.[1]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Cách xin lỗi chân thành

  1. 1
    Xin lỗi một cách riêng tư. Có thể bạn sẽ muốn công khai lời xin lỗi của mình để mọi người đều biết. Ví dụ, bạn nghĩ rằng người ấy sẽ cảm động khi bạn sẵn sàng đón nhận sự bẽ bàng và những lời cay đắng khi đăng một lời xin lỗi thật dài lên Facebook. Tuy nhiên, làm vậy chỉ khiến bạn trở thành tâm điểm và chẳng khác nào vạch áo cho người xem lưng.
    • Bạn cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng xem có nên tặng hoa hoặc gửi quà xin lỗi đến nơi làm việc của người ấy hay không. Những hành động này sẽ khiến đồng nghiệp của người ấy chú ý—họ sẽ tò mò là hoa và quà dành cho dịp gì—còn người ấy thì có thể lại không muốn nói về chuyện tình cảm với họ ở nơi làm việc vào lúc đó.
  2. 2
    Nhận trách nhiệm về hành động của mình khi xin lỗi. Điều quan trọng là bạn cần hiểu được tại sao mình lại ngoại tình, tuy nhiên chỉ một lời giải thích thôi thì vẫn chưa đủ.
    • Dù cho là mối quan hệ của bạn có vấn đề (và vấn đề là do cả hai người) nhưng riêng bạn phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Mục đích của cuộc trò chuyện này là bạn phải nhận lỗi với người ấy.
  3. 3
    Tránh dùng cách nói kiểu “nếu như”. Bạn chưa hoàn toàn nhận trách nhiệm về mình nếu nói kiểu như: “Em xin lỗi nếu em khiến anh tổn thương”, hay “Nếu anh không khiến em thất vọng quá nhiều lần thì em đã không tìm người khác”. Cách nói như vậy sẽ khiến người đó có cảm giác như bạn đang đổ mọi tội lỗi lên đầu họ.[2]
    • Thay vì nói rằng: “Em xin lỗi nếu khiến anh tổn thương”, hãy thể hiện rằng bạn là người trực tiếp khiến đối phương tổn thương: “Em biết hành động của mình đã khiến anh tổn thương, em thực sự xin lỗi vì đã làm như vậy”.
  4. 4
    Sẵn sàng trả lời chất vấn. Dù người ấy bắt được quả tang bạn ngoại tình, tìm ra chứng cứ hay tự bạn thú nhận thì anh/cô ấy đều sẽ chất vấn bạn rất nhiều.
    • Người ấy có thể muốn biết chi tiết về người tình của bạn: bạn gặp họ thế nào, có gặp thường xuyên không, sao bạn lại ngoại tình, bạn có yêu người đó hay không, v.v.
    • Nếu lúc này bạn lựa chọn im lặng, chắc chắn giữa hai người sẽ có khoảng trống không thể lấp đầy. Người ấy sẽ càng không tin tưởng và sau này bạn cũng sẽ khó giao tiếp cởi mở và thành thật hơn.
  5. 5
    Trả lời thành thật nhưng nhẹ nhàng. Bạn không nên đưa ra những câu trả lời mơ hồ hay lảng tránh, tuy nhiên cũng đừng chi tiết và trần trụi quá. Ví dụ, nếu người ấy hỏi bạn người kia có gì đặc biệt thì đừng có nói rằng: “Cô ấy có thân hình như siêu mẫu còn đôi mắt thì đẹp mê hồn”.
    • Nếu người ấy vẫn cố gặng hỏi chi tiết thì bạn hãy chú ý cách dùng từ của mình: “Anh thấy cô ấy khá xinh, nhưng lỗi vẫn là do anh”.
    • Chắc chắn là bạn không nên so sánh người yêu với người tình khi trả lời chất vấn của họ. Đừng nói rằng: “Cô ấy cởi mở và chủ động hơn em nhiều”. Nói vậy chỉ khiến người ấy thêm tổn thương và thể hiện rằng bạn đang thoái thác trách nhiệm của mình.
  6. 6
    Biết rằng người ấy khó có thể hoàn toàn bình tĩnh khi nói về chuyện này. Dù người ấy đã biết về việc bạn ngoại tình được một thời gian trước khi bạn chính thức xin lỗi thì cũng đừng mong (hay đòi hỏi) rằng họ có thể nói chuyện với bạn một cách bình tĩnh và lý trí. Cảm xúc là thứ khó nắm bắt và bạn sẽ không thể lường trước được người ấy sẽ cảm thấy hay phản ứng thế nào với lời xin lỗi của bạn.
    • Nếu tình hình trở nên căng thẳng quá thì bạn nên cho người ấy một chút thời gian và không gian để nguôi ngoai rồi tiếp tục nói chuyện.
  7. 7
    Xin lỗi một cách vô điều kiện. Vì bạn là người gây ra tổn thương nên bạn nợ họ một lời xin lỗi dù họ có tha thứ cho bạn hay không.
    • Bạn đừng chỉ xin lỗi khi họ sẵn sàng tha thứ hay chấp nhận bạn một lần nữa. Nếu có điều kiện kèm theo thì đó không phải một lời xin lỗi chân thành.[3]
  8. 8
    Xin lỗi và không quá kỳ vọng người ấy sẽ chấp nhận bạn. Bạn cực kỳ hối hận về những việc làm của mình và có thể nghĩ rằng nếu có thể khiến người ấy thấy được sự hối hận và đau khổ của bạn thì họ sẽ chấp nhận bạn. Suy nghĩ ấy rất tự nhiên, tuy nhiên bạn cũng cần biết rằng không phải lúc nào xin lỗi cũng được tha thứ.
    • Bạn không thể kiểm soát được việc liệu người ấy có thể tha thứ cho mình không, và dù họ có thể đi chăng nữa thì cũng sẽ không thể tin tưởng bạn như lúc đầu.
  9. 9
    Cho người ấy biết bạn muốn gì. Bạn xin lỗi vì bạn có lỗi, vậy nên hãy cho người ấy biết rằng bạn hy vọng được tha thứ và muốn tiếp tục mối quan hệ với họ.
    • Ví dụ, bạn hãy nói rằng: “Em biết rằng những việc em đã làm khiến anh tổn thương sâu sắc và khó có thể tin em được nữa. Em thực sự xin lỗi. Em hy vọng rằng anh có thể dần dần tha thứ cho em và em sẽ cố gắng để anh tin em lần nữa. Dù điều đó không thể thì em cũng hy vọng anh biết rằng em rất ân hận và xin lỗi anh”.
  10. 10
    Lắng nghe người ấy. Có thể sau khi bạn xin lỗi thì người ấy không muốn nói gì với bạn cả, nếu là vậy thì bạn cũng nên tôn trọng điều đó. Tuy nhiên, lời xin lỗi này không phải chỉ vì bạn—nó là vì người ấy. Nên nếu người ấy có muốn hay cần giãi bày tâm sự hay giải tỏa cảm xúc trong lòng thì hãy để họ làm như vậy.
    • Cho người ấy biết rằng bạn lắng nghe họ và bạn biết rõ mình đã tổn thương họ thế nào. Đừng ngắt lời khi người ấy đang nói hoặc cố gắng bao biện, giải thích cho hành vi của mình.
  11. 11
    Thể hiện sự tôn trọng với cả người ấy và bản thân bạn. Ngoại tình là một việc đau lòng và đáng khinh, và lúc này bạn đang cố gắng bù đắp cho điều đó. Lắng nghe toàn tâm toàn ý cũng là một cách để thể hiện sự tôn trọng với người ấy. Tuy nhiên, việc lắng nghe rõ ràng rất quan trọng, nhưng bạn cũng đừng cắn răng chịu đựng nếu người ấy lăng mạ, xúc phạm mình.
    • Dù việc bạn ngoại tình là sai lầm, nhưng lăng mạ, sỉ nhục người khác cũng là điều sai trái, vậy nên hãy sẵn sàng rời đi nếu người ấy trở nên bạo lực hoặc lăng mạ bạn quá mức.
    • Nếu cuộc nói chuyện giữa hai người trở nên quá căng thẳng, hãy thử đáp lại như sau: “Em biết anh rất tức giận, nhưng anh chửi em như vậy là không chấp nhận được. Anh với em nên nói chuyện sau thì tốt hơn”.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Cách để bước tiếp về phía trước

  1. 1
    Cắt đứt liên lạc với người tình. Chắc chắn cả bạn và nửa kia của bạn đều bị ảnh hưởng do bạn ngoài tình. Đừng quên rằng khi ngoại tình thì bạn đã đưa một người khác chen vào cuộc sống của mình. Để có cơ hội cứu vãn chuyện tình cảm với người yêu thì bạn cần khiến họ không còn lo lắng rằng bạn lại tiếp tục ngoại tình—với bất cứ ai, đặc biệt là với người kia.
    • Người yêu bạn có thể sẽ muốn can thiệp vào bước này vì họ muốn đảm bảo bạn đã thực sự chấm dứt với người kia.
    • Bạn cần liên lạc với người kia, giải thích rằng mình làm thế là sai và nói rõ rằng bạn sẽ không qua lại với họ nữa.
    • Làm gì thì làm nhưng bạn đừng hứa là cắt đứt rồi lại lén đi gặp người kia dù chỉ là để nói lời tạm biệt. Bạn phải thực sự chân thành khi hứa hẹn.
  2. 2
    Đặt ra ranh giới rõ ràng với người tình cũ nếu không thể không gặp lại họ. Nhiều khi bạn không thể cắt đứt với họ hoàn toàn nếu người tình của bạn là đồng nghiệp hay những người thân cận. Nếu là vậy thì bạn cần lên kế hoạch về cách và thời gian tương tác với họ.
    • Hạn chế tối đa liên lạc với người tình cũ. Có thể bạn cần giao tiếp với họ trong các cuộc họp chuyên môn, nhưng đừng đi ăn trưa cùng nhau.
    • Khiến người yêu của bạn yên tâm rằng chuyện tình cảm của hai người sẽ không lầm lỗi lần nữa.
  3. 3
    Duy trì giao tiếp cởi mở với người yêu. Sẽ không có cách nào hàn gắn được vết thương lòng này ngay tức khắc. Để sửa sai thì bạn cần chứng minh tình yêu của mình, có nghĩa là bạn sẽ phải đối mặt với sự nghi ngờ của người yêu mình trong một thời gian dài. Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải bằng lòng với ít sự riêng tư hơn và sẵn lòng chia sẻ chi tiết về hoạt động trong ngày của mình với anh/cô ấy.
    • Ví dụ, anh/cô ấy sẽ muốn xem các trang mạng xã hội, điện thoại và email của bạn. Bạn nên cân nhắc cho người ấy quyền truy cập, nếu không họ sẽ nghĩ là bạn vẫn còn che giấu điều gì đó. Nếu không sẵn lòng làm vậy thì bạn nên nghĩ lại xem mối quan hệ này có đáng để hàn gắn lại không (hoặc có thể tiếp tục duy trì hay không).
  4. 4
    Cho người ấy lý do để tin tưởng. Sẽ mất một thời gian người ấy không thể tin tưởng bạn, điều này khá dễ hiểu. Ví dụ bạn về nhà muộn vài phút, dù với bạn không phải chuyện gì to tát, nhưng nhớ rằng bạn đang xây dựng lại lòng tin từ đầu nên đừng để người ấy phải nghi ngại gì cả.
    • Nếu bạn nói mình sẽ về nhà lúc 11:00 thì hãy về nhà lúc 11:00 chứ không phải 11:15.
    • Tương tự như vậy, hãy báo trước cho người ấy biết nếu bạn phải về nhà muộn hoặc kế hoạch của bạn phải thay đổi và nếu có thể thì hãy cố gắng về sớm nếu người ấy muốn như vậy.
  5. 5
    Biết rằng bạn đang ở trong một mối quan hệ mới. Nếu người ấy quyết định cho bạn thêm một cơ hội nữa thì bạn cũng không thể hy vọng là mọi thứ sẽ quay lại như lúc ban đầu. Bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu và xây dựng lại một mối quan hệ mới. Sau chuyện xảy ra thì cả bạn và người ấy đều đã thay đổi và bạn phải học cách quen dần với điều đó.
  6. 6
    Hãy kiên nhẫn. Bạn không thể kiểm soát được việc mất bao lâu thì người ấy có thể tha thứ và quên đi chuyện bạn ngoại tình. Thực tế thì mọi chuyện có thể sẽ ổn một thời gian và rồi người ấy lại đột nhiên tức giận và không tin tưởng bạn nữa. Nếu bạn cố đốt cháy giai đoạn và đòi hỏi mọi thứ phải quay về như lúc ban đầu trong một thời gian ngắn thì người ấy có thể sẽ cảm thấy không được tôn trọng.
    • Nếu quyết tâm cứu vãn mối quan hệ này thì bạn phải chuẩn bị tinh thần để người ấy tự vượt qua những tổn thương trong lòng và sẵn sàng chấp nhận rằng đôi lúc mọi chuyện sẽ lại tệ đi.
    • Bạn không thể quyết định được là phải mất bao lâu thì người ấy mới nguôi ngoai, nhưng bạn có thể quyết định được bản thân mình: bạn có thể nhất quán, đáng tin vậy và chứng tỏ rằng mình đã hối cải và một lòng một dạ với người yêu.
  7. 7
    Cởi mở về việc nhờ chuyên gia tư vấn. Dù không nhất thiết là bạn và người ấy phải nhờ giúp đỡ của chuyên gia để vượt qua khủng hoảng sau ngoại tình. Tuy nhiên, dù sao nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia thì nhiều khả năng chuyện tình cảm của hai bạn cũng sẽ tốt hơn. Vậy nên bạn có thể cân nhắc lựa chọn này.
    • Với tư cách là người trung lập (và một chuyên gia), chuyên gia tư vấn sẽ cho cả hai bạn một khoảng trống an toàn để giãi bày, để chiêm nghiệm lại chuyện tình cảm và lên kế hoạch cụ thể cho tương lai cũng như đánh giá sự tiến triển của kế hoạch đó.
    • Khi đề nghị đến gặp chuyên gia thì bạn cũng cho người ấy biết rằng bạn toàn tâm toàn ý muốn sửa chữa lỗi lầm của mình và sẵn sàng làm tất cả những gì có thể để được tin tưởng thêm một lần nữa.
  8. 8
    Hãy chuyên tâm khi đến gặp chuyên gia. Tất nhiên là nếu đã nhờ tư vấn thì bạn nên toàn tâm vào việc này. Đừng đến văn phòng tư vấn một hoặc hai tuần một lần như một cái máy và để người ấy tự nói chuyện với chuyên gia.
    • Trả lời câu hỏi của chuyên gia và người ấy một cách chân thành và đầy đủ và hết sức nỗ lực hoàn thành các hoạt động/yêu cầu được giao.
  9. 9
    Bảo vệ bản thân trong suốt quá trình này. Dù bạn đã làm được điều khó khăn nhất là thừa nhận lỗi lầm của mình và nỗ lực để cứu vãn mối quan hệ của mình—điều có thể khiến bạn phải hy sinh nhiều sự tự do và riêng tư nhất định—nhưng đừng để sự nhượng bộ này biến bạn thành một người hoàn toàn khác hoặc khiến bạn không còn toàn vẹn là chính mình.
    • Nếu cảm thấy đang đánh mất chính mình khi bù đắp cho người ấy hoặc cảm thấy mình bị ngược đãi thì bạn nên xem xét lại mối quan hệ của mình.
    • Bạn có thể sẽ phải chấp nhận rằng mọi chuyện đã đến lúc kết thúc, hoặc nếu vẫn chưa sẵn sàng thì hãy tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia.
    • Đôi khi, ngoại tình là dấu hiệu cho thấy một mối quan hệ đã rạn nứt hoặc đã đến lúc kết thúc.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

HônHôn
Khiến Nàng "Ham muốn" BạnKhiến Nàng "Ham muốn" Bạn
Trả lời khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào
Trả lời tin nhắn khen ngợiTrả lời tin nhắn khen ngợi
An ủi khi bạn gái buồnAn ủi khi bạn gái buồn
Chọn chủ đề nói chuyện với bố mẹ người yêu và tạo ấn tượng tốt10 chủ đề để nói chuyện với bố mẹ của người yêu
Rên khi quan hệ tình dụcRên khi quan hệ tình dục
Khẩu dâmKhẩu dâm
Tỏ tình với một cô gái mà không bị từ chốiTỏ tình với một cô gái mà không bị từ chối
Biết liệu một cô gái có thích bạn khôngBiết liệu một cô gái có thích bạn không
Tạo dấu hôn trên cơ thể người ấyTạo dấu hôn trên cơ thể người ấy
10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không
Có phải anh ấy đang chờ bạn nhắn tin trước? Biết khi nào và làm cách nào để chủ động tiến tớiAnh ấy có đang chờ bạn nhắn tin trước không - thời điểm và cách để làm việc này
Nhận biết các dấu hiệu chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Klare Heston, LCSW
Cùng viết bởi:
Nhân viên công tác xã hội y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Klare Heston, LCSW. Klare Heston là nhân viên xã hội lâm sàng độc lập được cấp phép tại Ohio. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia năm 1983. Bài viết này đã được xem 1.608 lần.
Chuyên mục: Tình yêu
Trang này đã được đọc 1.608 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo