Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Trong tình yêu, đôi lúc chúng ta làm tổn thương nửa kia của mình là điều không tránh khỏi. Một lời xin lỗi chân thành (dù là trực tiếp hay qua tin nhắn) sẽ giúp xoa dịu mọi chuyện và vun đắp lại tình cảm. Nếu không biết phải nói lời xin lỗi như thế nào thì bạn hãy tham khảo bài viết về cách nói lời xin lỗi và xin bạn trai tha thứ này nhé.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 11:

Cho anh ấy không gian riêng

  1. 1
    Khi nguôi giận anh ấy sẽ dễ mở lòng nói chuyện với bạn hơn. Nếu bạn mới làm tổn thương anh ấy và anh ấy muốn ở một mình thì hãy cho anh ấy chút thời gian. Hy vọng khi trở lại, anh ấy sẽ nguôi giận và sẵn lắng nghe bạn nói lời xin lỗi. Nếu bạn không chắc là anh ấy đã sẵn sàng nghe hay chưa, hãy thử hỏi anh ấy rằng:
    • “Anh, em nói chuyện với anh một chút được không?”
    • “Anh, anh còn giận em không?”
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 11:

Nói rõ lý do bạn xin lỗi

  1. 1
    Hãy nói chi tiết để thể hiện rằng bạn biết mình khiến anh ấy tổn thương. Khi bắt chuyện với anh ấy, bạn hãy nói thật rõ ràng về điều mình xin lỗi để anh ấy biết là bạn xin lỗi thật lòng. Tránh nói xin lỗi chung chung kiểu như: “Nếu anh buồn thì em xin lỗi” hoặc “Xin lỗi”, những lời xin lỗi kiểu này có thể sẽ khiến mọi chuyện tệ thêm.[1]
    • “Em xin lỗi lúc trước đã nổi cáu với anh. Anh muốn giúp em mà em lại làm quá mọi chuyện lên.”
    • “Em xin lỗi đã làm anh tổn thương. Em thực sự không cố ý làm như vậy”.
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 11:

Hãy thật thà và thành khẩn

  1. 1
    Một lời xin lỗi không chân thành sẽ khiến anh ấy càng tổn thương hơn. Đừng nói lời xin lỗi nếu bạn không chắc chắn 100% là mình muốn nói như thế. Bạn cũng nhớ lưu ý giọng điệu của mình—đừng nói kiểu mỉa mai châm biếm, hãy nói một cách nghiêm túc và thành khẩn.[2]
    • Tránh nói những lời như: “Anh thấy buồn thì em xin lỗi”, hay “Anh biết là em không có ý đó”. Những lời xin lỗi nửa vời đó sẽ khiến anh ấy cảm thấy bạn chỉ xin lỗi cho xong chuyện chứ không hề thật lòng.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 11:

Nói rõ ràng câu “Em xin lỗi”

  1. 1
    Hãy chắc chắn là anh ấy biết rõ là bạn đang xin lỗi. Khi soạn tin nhắn xin lỗi (hoặc chuẩn bị nói lời xin lỗi trực tiếp), bạn đừng quên 3 từ cực kỳ quan trọng: “Em xin lỗi”. 3 từ này sẽ đảm bảo anh ấy biết bạn đang xin lỗi và giúp những điều bạn nói tiếp theo nghe thành khẩn hơn.[3]
    • “Em thực sự xin lỗi vì chuyện hôm trước”.
    • “Em muốn xin lỗi vì đã làm tổn thương tình cảm của anh”.
    • “Tin nhắn này em muốn nói với anh là em thực sự xin lỗi”.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 11:

Giải thích về chuyện đã xảy ra

  1. 1
    Lời giải thích sẽ giúp anh ấy biết là anh ấy không có lỗi. Bạn không cố ý làm tổn thương anh ấy—có thể chỉ vì hôm đó bạn không vui hoặc chỉ là hiểu lầm giữa hai người mà thôi. Hãy giải thích rõ với anh ấy và trình bày vì sao bạn lại vô tình khiến anh ấy đau lòng, tuy nhiên đừng bao biện cho bản thân mình.[4]
    • “Hôm đó em phải làm rất nhiều việc nên hơi mệt mỏi và căng thẳng. Vì thế mà em đã cục cằn với anh, em thực sự xin lỗi”.
    • “Vì một vài thứ khiến em nghĩ là hôm đó anh không muốn đi chơi cùng em. Đáng lẽ ra em nên nói chuyện với anh trước khi đưa ra kết luận như vậy”.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 11:

Nhận trách nhiệm về hành động của mình

  1. 1
    Chịu trách nhiệm về những việc đã làm sẽ khiến anh ấy thấy là bạn chân thành. Khi xin lỗi, bạn đừng bao biện cho mình hoặc đổ lỗi cho người khác. Bạn càng nhận nhiều trách nhiệm về mình thì lời xin lỗi của bạn càng chân thành.
    • “Em đã làm rối chuyện lên. Em không nên nói với anh như vậy. Lúc đó nóng giận quá nên em nói mà không kịp nghĩ. Đó là lỗi của em”.
    • “Anh không làm gì sai cả—tất cả là lỗi của em”.
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 11:

Lắng nghe quan điểm của anh ấy

  1. 1
    Hãy để anh ấy nói và có cảm giác được lắng nghe. Sau khi nói lời xin lỗi, bạn hãy để anh ấy nói ra quan điểm của mình. Hãy chăm chú lắng nghe và không ngắt lời. Anh ấy có thể nói thêm gì đó về chuyện đã xảy ra và giải thích vì sao mình lại bị tổn thương như vậy.
    • Bạn hãy nhìn vào mắt anh ấy và gật đầu khi anh ấy nói để thể hiện là bạn chăm chú lắng nghe.
    • Nếu xin lỗi bằng tin nhắn thì bạn hãy đọc kỹ tin nhắn của anh ấy và trả lời nhanh chóng. Nếu có thể thì bạn hãy cố gắng nói chuyện với anh ấy qua điện thoại hoặc cuộc gọi video.
    Quảng cáo
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 11:

Ghi nhận cảm xúc của anh ấy

  1. 1
    Cảm thông với anh ấy để thể hiện sự quan tâm. Khi nghe anh ấy nói, bạn hãy cho anh ấy biết là mình hiểu tại sao anh ấy lại thấy bị tổn thương như vậy. Làm vậy sẽ khiến anh ấy cảm thấy được thấu hiểu và cũng thấy là bạn mong muốn sẽ không lặp lại điều tương tự trong tương lai.[5]
    • "Em đã hiểu sao anh lại cảm thấy như vậy. Cảm ơn anh đã chia sẻ cùng em".
    • "Em hiểu cảm giác của anh. Nếu đổi lại là em thì chắc chắn em cũng sẽ cảm thấy như vậy".
Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 11:

Hứa thay đổi trong tương lai

  1. 1
    Hãy cho anh ấy thấy bạn nghiêm túc về việc không làm tổn thương anh ấy nữa. Khi xin lỗi, bạn hãy nêu ra những thay đổi cụ thể mà mình sẽ thực hiện trong mối quan hệ của hai người. Làm vậy sẽ giúp cả hai cùng tiến về phía trước và tự tin rằng vấn đề đó sẽ không lặp lại trong tương lai.[6]
    • "Lần tới em sẽ hỏi rõ ý của anh trước khi nổi cáu, như vậy chúng mình sẽ không hiểu lầm nhau nữa".
    • "Khi nào mệt mỏi vì phải làm quá nhiều việc thì chắc chắn em sẽ nói cho anh biết. Em cũng sẽ cố gắng học cách kiềm chế, không để nóng giận lây sang anh".
    Quảng cáo
Phương pháp 10
Phương pháp 10 của 11:

Xin anh ấy tha thứ

  1. 1
    Xin tha thứ để anh ấy thấy bạn nghiêm túc xin lỗi. Khi chuẩn bị kết thúc cuộc trò chuyện, dù là nói chuyện trực tiếp hay nhắn tin thì bạn hãy ngỏ lời xin anh ấy tha thứ. Nếu anh ấy cần thêm một chút thời gian để cân bằng cảm xúc của mình thì cũng không sao cả.[7]
    • "Cảm ơn anh đã lắng nghe em. Anh tha lỗi cho em nhé?"
    • "Giờ thôi giận em nhé?"
    • "Em thực sự xin lỗi anh lần nữa. Anh tha thứ cho em nhé?"
Phương pháp 11
Phương pháp 11 của 11:

Cố gắng sửa đổi hành vi của bản thân

  1. 1
    Hãy sửa đổi bản thân sau khi xin lỗi để anh ấy biết là bạn nghiêm túc. Phần quan trọng nhất của lời xin lỗi không phải là câu từ mà là hành động của bạn. Trong tương lai, bạn hãy hết sức cố gắng không làm tổn thương anh ấy thêm nữa. Nếu bạn trai biết bạn đang cố gắng thay đổi bản thân như vậy thì tình cảm giữa bạn và anh ấy chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn.[8]
    • Thỉnh thoảng bạn có thể hỏi xem anh ấy có thấy bạn tiến bộ không. "Em đang cố gắng học cách kiềm chế sự nóng giận của mình. Anh có thấy em tiến bộ chút nào không?"
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

HônHôn
Khiến Nàng "Ham muốn" BạnKhiến Nàng "Ham muốn" Bạn
Trả lời khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào70+ câu trả lời thú vị, ngọt ngào và lãng mạn khi người yêu hỏi bạn yêu họ nhiều như thế nào
Trả lời tin nhắn khen ngợiTrả lời tin nhắn khen ngợi
An ủi khi bạn gái buồnAn ủi khi bạn gái buồn
Chọn chủ đề nói chuyện với bố mẹ người yêu và tạo ấn tượng tốt10 chủ đề để nói chuyện với bố mẹ của người yêu
Rên khi quan hệ tình dụcRên khi quan hệ tình dục
Khẩu dâmKhẩu dâm
Tỏ tình với một cô gái mà không bị từ chốiTỏ tình với một cô gái mà không bị từ chối
Biết liệu một cô gái có thích bạn khôngBiết liệu một cô gái có thích bạn không
Tạo dấu hôn trên cơ thể người ấyTạo dấu hôn trên cơ thể người ấy
10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không
Có phải anh ấy đang chờ bạn nhắn tin trước? Biết khi nào và làm cách nào để chủ động tiến tớiAnh ấy có đang chờ bạn nhắn tin trước không - thời điểm và cách để làm việc này
Nhận biết các dấu hiệu chàng thầm yêu bạn17 dấu hiệu cho biết chàng thầm yêu bạn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

William Gardner, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi William Gardner, PsyD. Tiến sĩ tâm lý William Gardner là nhà tâm lý học lâm sàng tốt nghiệp trường Stanford tại quận tài chính của San Francisco. Ông cung cấp liệu pháp tâm lý được điều chỉnh phù hợp cho từng bệnh nhân bằng kỹ thuật hành vi nhận thức, để làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng tổng quát. Ông có hơn 10 năm kinh nghiệm điều trị lâm sàng. Bài viết này đã được xem 1.407 lần.
Chuyên mục: Tình yêu
Trang này đã được đọc 1.407 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo