X
Bài viết này đã được cùng viết bởi Anthony Stark, EMR. Anthony Stark là nhân viên cấp cứu y tế được chứng nhận tại British Columbia. Ông hiện đang làm việc cho Dịch vụ xe cứu thương British Columbia.
Bài viết này đã được xem 32.350 lần.
Trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể bị thương nhẹ hoặc bị trầy xước da. Ví dụ: Ngã xe có thể khiến đầu gối bị xây xát, đặt khuỷu tay ở mặt phẳng gồ ghề có thể khiến da bị trầy xước. Những vết thương như thế thường không phá hỏng làn da và không quá nghiêm trọng. Bạn có thể dễ dàng xử lý vết thương tại nhà bằng vài cách đơn giản dưới đây.[1]
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 2:
Làm sạch vết thương hoặc vết trầy xước
-
1Rửa tay bằng xà phòng và nước. Trước khi xử lý vết thương của mình hoặc của người khác, bạn cần rửa sạch tay bằng nước ấm và xà phòng. Nếu đang xử lý vết thương giúp người khác thì bạn phải đeo găng tay dùng một lần.[2] Nên đeo găng tay không làm từ cao su vì có một số người dị ứng với cao su.
-
2Cầm máu. Nếu vết thương hoặc vết trầy xước vẫn đang chảy máu thì bạn nên dùng khăn sạch hoặc tăm bông thấm nhẹ vào vết thương, sau đó nâng phần cơ thể bị thương lên để cầm máu.[3] Máu thường sẽ ngừng chảy sau một vài phút. Nếu sau khoảng thời gian đó mà máu vẫn tiếp tục chảy thì chứng tỏ vết thương đã trở nên khá nghiêm trọng và bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
-
3Làm sạch vết thương hoặc vết trầy xước. Rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng. Bạn cũng có thể sử dụng khăn sạch.[4] Nên cố gắng làm sạch bụi bẩn nhìn thấy được và rửa nhẹ nhàng để vết thương không trở nên nghiêm trọng hơn.Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:
Băng bó vết thương
-
1
-
2Băng bó. Sử dụng băng vô trùng để vết thương không bị nhiễm trùng. Bạn không cần thực hiện bước này nếu vết thương quá nhỏ. Ví dụ: Nếu da chỉ hơi bị trầy xước thì không cần băng bó. Thật ra, để hở vết thương có thể khiến quá trình lành da diễn ra nhanh hơn.[9]
-
3Thay băng thường xuyên. Nếu đã băng bó vết thương thì nên thay băng mỗi khi bị ướt hoặc bị bẩn. Thông thường nên thay băng mới ít nhất một lần một ngày. Nếu vết thương đã đóng vảy hoặc lành da thì không cần băng bó nữa. Khi đó, để hở vết thương cho không khí trong lành thổi vào có thể giúp vết thương hồi phục nhanh hơn.[10]
-
4Để ý xem có bị nhiễm trùng không. Nếu vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng thì nên khám bác sĩ ngay. Các dấu hiệu bị nhiễm trùng có thể là: Sưng tấy, mẩn đỏ, cảm thấy vết thương hơi ấm, chảy mủ hoặc càng lúc càng đau.[11] Ngoài ra cũng nên chú ý xem có vệt đỏ gần vết thương hay bị sốt không.[12]Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.betterhealth.vic.gov.au/bhcv2/bhcarticles.nsf/pages/Skin_cuts_and_abrasions?open
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
- ↑ http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
Bahasa Indonesia:Merawat Abrasi dan Luka Gores Kecil
Nederlands:Lichte schaafwonden en krassen verzorgen
中文:如何护理轻微擦伤和刮伤
한국어:경미한 찰과상 치료하는 법
Trang này đã được đọc 32.350 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo