Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Mụn nhọt là sự viêm nhiễm khiến cho bề mặt da phồng lên và có mủ.[1] Nó thường ảnh hưởng đến lỗ chân lông và biểu bì da lân cận. Sự xuất hiện của mụn nhọt là điều bình thường nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được xử lý nhanh chóng và đúng cách.[2] Khi thấy mụn nhọt xuất hiện trên da, bạn có thể dùng nhiều cách xử lý tại nhà để giảm đau và diệt khuẩn.[3] Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường, bệnh da liễu hoặc bị mất miễn dịch, [4] thì bạn không nên xử lý tại nhà mà nên đến gặp bác sĩ ngay.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Dùng phương pháp tự nhiên

  1. 1
    Để ý khi thấy mụn nhọt xuất hiện. Mụn nhọt xuất hiện vì nhiều lý do nhưng thường gây ra bởi nhiễm khuẩn da tụ cầu.[5] Phát hiện sự hình thành mụn nhọt có thể giúp bạn đưa ra biện pháp xử lý hữu hiệu tại nhà.
    • Mụn nhọt xuất hiện dưới dạng vùng da bị viêm nhiễm có kích thước như hạt đậu kèm theo cơn đau và to dần khi có mủ hình thành. Trên mụn nhọt có thể xuất hiện đốt nhỏ như cùi mụn.[6]
  2. 2
    Tránh bóp hoặc chọc vỡ mụn nhọt. Bạn có thể sẽ muốn bóp hoặc làm vỡ mụn nhọt nhưng đừng làm việc đó. Vì khi chạm vào bề mặt da, bạn có thể làm nhiễm khuẩn và khiến mụn nhọt trở nên nghiệm trọng.[7]
  3. 3
    Đặt miếng chườm ấm lên mụn nhọt. Hãy chườm ấm lên mụn nhọt và vùng da xung quanh. Việc này sẽ giúp cho mụn nhọt mau vỡ và khô nước, bên cạnh đó là giúp giảm đau.[9]
    • Đun một ly nước đủ ấm để làm bạn thoải mái nhưng không làm bỏng da. Nhúng một miếng khăn mềm vào nước rồi đắp lên vùng da bị phồng rộp. Thực hiện việc này vài lần mỗi ngày.[10]
    • Xoa nhẹ nhàng theo hình vòng tròn sẽ giúp làm vỡ mụn nhọt. Nếu thấy có mủ hoặc máu chảy ra thì cũng không có vấn đề gì.[11]
  4. 4
    Ngâm nước ấm. Hãy chọn tắm với nước ấm.[12] Nếu bạn có cảm giác mụn nhọt sắp vỡ, hãy tắm nước ấm.
    • Hãy rắc thêm muối nở, yến mạch chưa chế biến hoặc bột yến mạch, những thứ giúp làm dịu da và mụn nhọt.[13]
    • Chỉ ngâm trong bồn tằm từ 10-15 phút và lặp lại nếu cần hoặc nếu muốn.
  5. 5
    Giữ vệ sinh vùng da bị mụn nhọt. Vi khuẩn có thể làm viêm và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn cho mụn nhọt. Vệ sinh mọi thứ trước khi đụng vào mụn nhọt sẽ ngăn chặn sự viêm nhiễm làm sản sinh vi khuẩn.[14] Quan trọng hơn hết là tránh không cho ai chạm vào vùng da có mụn nhọt vì họ sẽ có các loại vi khuẩn khác hoặc vi khuẩn mạnh hơn khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên tồi tệ hơn.
  6. 6
    Dùng colloidal silver (khoáng chất từ bạc nguyên chất) cho mụn nhọt hoặc dùng như thuốc uống. Colloidal silver là một chất kháng sinh tự nhiên. Bạn có thể dùng như thuốc uống hoặc bôi lên mụn nhọt.[18]
    • Hòa 1 thìa súp colloidal silver với 250 ml nước và uống 3 lần mỗi ngày để chữa lành mụn nhọt.[19]
    • Bạn có thể dùng colloidal silver cho mụn nhọt với băng gạc hoặc xịt hỗn hợp được hòa chung với nước. Việc này không đau và không ảnh hưởng đến da nhạy cảm như các phương pháp khác.[20]
    • Bạn có thể mua colloidal silver để dùng ngoài da hoặc để uống ở hiệu thuốc và cửa hàng cung cấp vật liệu y tế.
  7. 7
    Bôi dầu tràm trà lên mụn nhọt. Lấy một ít dầu tràm trà bôi lên mụn nhọt và vùng da xung quanh. Phương pháp này đã được áp dụng từ lâu vì khả năng kháng khuẩn, kháng sinh và kháng nấm mặc dù chỉ có một ít bằng chứng khoa học về tính hiệu quả của nó.[21]
    • Tuy nhiên, nguy cơ nhạy cảm với dầu tràm trà tương đối cao. Tốt nhất thì bạn nên thử trên vùng da bình thường trước khi bôi lên mụn nhọt.
    • Pha dầu tràm trà vào nước theo tỉ lệ 1-1. Sau đó, dùng dầu tràm trà pha loãng cho vùng da có mụn nhọt 2 lần mỗi ngày.[22]
  8. 8
    Pha bột nghệ vào nước để uống hoặc dùng để bôi. Nghệ là là một loại gia vị có tính năng kháng khuẩn và kháng sinh. Bạn có thể pha bột nghệ để uống hoặc làm thành dạng bột sệt, để chữa lành mụn nhọt nhanh chóng trong 3 ngày.[23]
    • Bạn có thể hòa 1 thìa bột nghệ vào 1 cốc nước ấm và làm như vậy 3 lần mỗi ngày.[24]
    • Ngoài ra, bạn cũng có thể mua nghệ dạng thuốc viên và uống ít nhất 450mg mỗi ngày.[25]
    • Làm bột nghệ sệt và đắp trực tiếp lên mụn nhọt. Dùng gạc băng lại để mụn nhọt mau lành và ngăn không làm nghệ dính lên quần áo.[26]
  9. 9
    Đắp miếng chườm có dầu hải ly (castor oil) lên mụn nhọt. Làm ẩm miếng bông gòn với tinh dầu hải ly và đặt trực tiếp lên mụn nhọt. Giữ chặt miếng bông gòn bằng gạc hoặc băng dán y tế. Việc này giúp cho mụn nhọt khô nước và mau lành.[27]
    • Bạn có thể mua dầu hải ly ở hiệu thuốc, siêu thị và cửa hàng mỹ phẩm.
  10. 10
    Mặc quần áo rộng và mềm. Trang phục bó sát có thể làm cho da bị kích ứng và khiến mụn nhọt trở nên tồi tệ hơn. Hãy mặc quần áo rộng, mềm và mỏng để da được thở và không gây khó chịu cho mụn nhọt.[28]
    • Trang phục mềm được làm từ vải cotton hoặc len lông cừu sẽ không làm kích ứng da và thấm hút mồ hôi tránh ảnh hưởng đến mụn nhọt.
  11. 11
    Dùng nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý vốn là hỗn hợp muối hòa với nước có thể giúp làm sạch mủ và làm khô mụn nhọt. Hãy đắp miếng khăn thấm nước muối lên mụn nhọt ngay sau khi nó bị vỡ.[29]
    • Chỉ dùng nước muối cho mụn nhọt bị vỡ.[30]
    • Bạn nên mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc. Tốt nhất bạn nên mua loại này thay vì tự làm tại nhà, tránh trường hợp gây bão hòa tạo ra dung dịch nước muối khô.
    • Nếu bạn muốn tự làm nước muối, hãy hòa 1 thìa muối vào mỗi cốc nước nóng.
    • Nhúng miếng khăn vào dung dịch nước muối và đắp lên mụn nhọt. Lặp lại việc này nếu cần.[31]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Dùng sản phẩm y tế

  1. 1
    Uống thuốc giảm đau. Mụn nhọt sẽ tạo ra cơn đau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Bạn có thể mua thuốc giảm đau ở hiệu thuốc để làm dịu cơn đau ở mụn nhọt và giảm sưng.
    • Hãy uống thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen. Ibuprofen sẽ làm giảm sưng ở mụn nhọt.
  2. 2
    Rửa vùng da bị ảnh hưởng với nước tẩy rửa kháng khuẩn. Vệ sinh mụn nhọt và vùng da xung quanh với nước tẩy rửa diệt khuẩn. Việc này không chỉ giúp làm vỡ và làm khô mụn nhọt mà còn ngăn chặn sự viêm nhiễm.[32]
    • Bạn có thể mua nước tẩy rửa kháng khuẩn ở hầu hết hiệu thuốc và cửa hàng vật liệu y tế.
  3. 3
    Bôi kháng sinh hoặc kem khử trùng lên mụn nhọt. Bôi thuốc mỡ kháng khuẩn 2 lần mỗi ngày và dùng gạc băng mụn nhọt lại. Việc này giúp diệt khuẩn trong mụn nhọt hoặc ở vùng da bị ảnh hưởng.[33]
    • Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin, neomycin, polymyxin B hoặc kết hợp cả ba. Một số nhãn hàng sẽ kết hợp 3 loại này trong 1 sản phẩm và gọi là “kháng sinh 3 trong 1”.[34]
    • Sử dụng thuốc mỡ theo hướng dẫn trên bao bì.
    • Một số người bị dị ứng với thuốc mỡ kháng sinh, đặc biệt là bacitracin. Tốt nhất bạn nên thử thuốc trên vùng da bình thường trước khi dùng cho mụn nhọt.
    • Bạn có thể mua thuốc mỡ kháng sinh và kem ở hầu hết các hiệu thuốc.
  4. 4
    Bôi benzoyl peroxide lên mụn nhọt. Kem benzoyl peroxide được bán ở hiệu thuốc, thường dùng cho mụn nhọt, sẽ giúp làm khô mụn nhọt. Bôi một lượng nhỏ 2 lần mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng của mụn nhọt.[35]
    • Kem benzoyl peroxide được bán ở hầu hết các hiệu thuốc.
  5. 5
    Băng mụn nhọt. Dùng gạc tiệt trùng hoặc băng cá nhân để bảo vệ mụn nhọt khi nó bắt đầu chảy nước, nhưng đừng băng quá chặt.[36] Làm như vậy sẽ giúp cho mụn nhọt khô, sạch và ngăn vi khuẩn sản sinh.[37]
    • Thay đổi băng gạc hoặc băng cá nhân khi nó bị ướt.[38]
    • Bạn có thể mua gạc tiệt trùng và băng cá nhân ở hiệu thuốc, siêu thị và cửa hàng tạp hóa.
  6. 6
    Gặp bác sĩ. Nếu việc xử lý tại nhà không làm lành mụn nhọt hoặc nó tái xuất hiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Việc này sẽ đảm bảo không có viêm nhiễm nghiêm trọng và ngăn không mụn nhọt xuất hiện.[39]
    • Chú ý tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA), một loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến tính mạng vốn kháng lại kháng sinh.[40] MRSA có thể trông như một loại viêm nhiễm khuẩn thông thường nên tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện hoặc bạn tiếp xúc với người có MRSA hoặc bị bệnh mãn tính.
    • Nếu mụn nhọt kéo dài hơn 2 tuần, bạn hãy đến gặp bác sĩ.[41]
    • Nếu bạn có mụn nhọt ở xương sống hoặc ở mặt, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.[42]
    • Ngoài ra, hãy đến gặp bác sĩ khi bạn bị sốt. Đây có thể là dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng hoặc lan sang vùng khác.[43]
    • Bác sĩ sẽ chọc vỡ mụn nhọt nếu nó không tự vỡ hoặc quá nghiêm trọng.[44]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn không xử lý mụn nhọt, có thể sẽ phải phẫu thuật. Trong quá trình này, bác sĩ rạch mụn nhọt để làm khô nước. Sau đó, bạn sẽ được kê thuốc nhằm ngăn mụn nhọt tái xuất hiện.
  • Nếu bạn xử lý mụn nhọt tại nhà, hãy quan sát kỹ và đảm bảo là nó thật sự tiến triển tốt. Khi tình trạng không cải thiện sau vài ngày, hãy thử phương pháp khác hoặc đến bệnh viện.[45]

Cảnh báo

  • Đến gặp bác sĩ nếu những lằn đỏ xuất hiện nhiều xung quanh mụn nhọt. Điều này có nghĩa là sự viêm nhiễm lan rộng. Cho bác sĩ biết nếu bạn có căn bệnh khác khiến cho mụn nhọt trở nên tồi tệ.[46] Những dấu hiệu cảnh báo khác gồm có: đau đớn, sốt và vùng da xung quanh mụn nhọt trở nên nóng rát.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo
  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/basics/lifestyle-home-remedies/con-20024235
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/basics/lifestyle-home-remedies/con-20024235
  3. http://www.healthylife.com/online/HealthierAtHome/ASEA/Boils.html
  4. http://www.healthylife.com/online/HealthierAtHome/ASEA/Boils.html
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/basics/lifestyle-home-remedies/con-20024235
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/basics/lifestyle-home-remedies/con-20024235
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/basics/lifestyle-home-remedies/con-20024235
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/basics/lifestyle-home-remedies/con-20024235
  9. http://www.naturesarsenal.com/articles/colloidalsilver.aspx
  10. http://www.naturesarsenal.com/articles/colloidalsilver.aspx
  11. http://www.naturesarsenal.com/articles/colloidalsilver.aspx
  12. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/basics/alternative-medicine/con-20024235
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/boils-and-carbuncles/basics/alternative-medicine/con-20024235
  14. http://www.healthguidance.org/entry/5550/1/How-to-Cure-Your-Boils-Naturally.html
  15. http://www.healthguidance.org/entry/5550/1/How-to-Cure-Your-Boils-Naturally.html
  16. http://www.healthguidance.org/entry/5550/1/How-to-Cure-Your-Boils-Naturally.html
  17. http://www.healthguidance.org/entry/5550/1/How-to-Cure-Your-Boils-Naturally.html
  18. http://www.healthguidance.org/entry/5550/1/How-to-Cure-Your-Boils-Naturally.html
  19. http://www.healthylife.com/online/HealthierAtHome/ASEA/Boils.html
  20. http://www.prevention.com/beauty/skin-care/boils
  21. http://www.prevention.com/beauty/skin-care/boils
  22. http://www.prevention.com/beauty/skin-care/boils
  23. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001474.htm
  24. http://www.prevention.com/beauty/skin-care/boils
  25. http://www.prevention.com/beauty/skin-care/boils
  26. http://www.prevention.com/beauty/skin-care/boils
  27. http://www.healthylife.com/online/HealthierAtHome/ASEA/Boils.html
  28. http://www.healthylife.com/online/HealthierAtHome/ASEA/Boils.html
  29. http://www.healthylife.com/online/HealthierAtHome/ASEA/Boils.html
  30. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001474.htm
  31. http://www.medicinenet.com/mrsa_infection/article.htm
  32. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001474.htm
  33. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001474.htm
  34. https://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001474.htm
  35. http://www.healthylife.com/online/HealthierAtHome/ASEA/Boils.html
  36. http://www.cdc.gov/mrsa/community/clinicians/
  37. http://www.cdc.gov/mrsa/community/clinicians/

Về bài wikiHow này

Lisa Bryant, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ trị liệu thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lisa Bryant, ND. Tiến sĩ Bryant được cấp bằng Bác sĩ chuyên ngành thiên nhiên liệu pháp và chuyên gia y học tự nhiên tại Portland, Oregon. Cô đã hoàn thành chương trình nội trú tại khoa Y học thiên nhiên liệu pháp cho gia đình tại Đại học Y khoa Quốc gia năm 2014. Bài viết này đã được xem 1.602 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 1.602 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo