Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Móng chân mọc ngược có thể gây đau đớn, bất tiện và tồi tệ hơn là có thể bị nhiễm trùng dễ dàng. Nếu có móng chân mọc ngược bị nhiễm trùng, bạn cần điều trị ngay để ngăn ngừa tổn thương nặng thêm.[1] [2] Để xử lý nhiễm trùng khi bị móng chân mọc ngược, bạn nên làm mềm móng chân bằng nước ấm trước khi kê cạnh móng lên và thoa thuốc mỡ kháng khuẩn trực tiếp lên vùng bị nhiễm trùng bên dưới móng. Cách này bước đầu có thể khả dụng, tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đi khám bác sĩ chuyên chữa bệnh chân để được điều trị đúng cách thay vì tự xử lý nhiễm trùng tại nhà.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Xử lý móng chân bị nhiễm trùng

  1. 1
    Ngâm chân. Để giảm đau và sưng do móng chân mọc ngược, bạn nên ngâm chân có móng mọc ngược vào nước ấm xà phòng 10-20 phút, 3 lần mỗi ngày trong khoảng thời gian 1-2 tuần.[3] [4]
    • Muối Epsom cũng có thể giúp giảm đau và viêm. Đổ nước ấm vào bồn tắm, sau đó cho thêm 1-2 thìa muối Epsom. Cho chân vào bồn và thư giãn để nước muối ngấm vào chân. Lau thật khô chân sau khi ngâm.
    • Bạn có thể ngâm chân nhiều lần trong ngày nếu đau quá dữ dội.
    • Không được ngâm chân trong nước nóng. Bạn phải luôn chuẩn bị nước ấm để ngâm chân.[5]
  2. 2
    Kê cạnh móng chân lên. Để giảm áp lực dưới cạnh móng chân mọc ngược, bác sĩ thường khuyên bạn nhẹ nhàng kê móng chân lên. Bạn có thể kê móng lên bằng cách chèn một miếng bông nhỏ hoặc chỉ nha khoa dày dưới cạnh móng. Cách này giúp kéo móng ra khỏi da và ngăn không cho móng đâm vào da nữa.
    • Nếu sử dụng bông, bạn có thể nhúng bông vào chất khử trùng để giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng dưới móng.[6]
    • Nếu móng chân bị nhiễm trùng, cách này cũng có thể hút hết hơi ẩm tích tụ dưới móng chân.
    • Đảm bảo chỉ nha khoa dày mà bạn sử dụng không có sáp và hương vị.
    • Không chèn vật bằng kim loại dưới móng chân để chèn bông hoặc chỉ nha khoa. Chèn vật kim loại dưới móng có thể gây tổn thương trầm trọng hơn. [7]
  3. 3
    Thoa thuốc mỡ kháng khuẩn. Thuốc mỡ kháng khuẩn rất hữu ích khi xử lý nhiễm trùng do móng chân mọc ngược. Trước khi thoa thuốc mỡ, bạn nên lau chân thật khô. Thoa kem kháng khuẩn lên toàn bộ khu vực bị nhiễm trùng. Thoa một lớp thuốc mỡ dày lên khu vực bị nhiễm trùng ở móng chân. Dùng băng cá nhân cỡ lớn để băng kín ngón chân lại. Băng ngón chân giúp ngăn mảnh vỡ xâm nhập vào vết thương và không làm ảnh hưởng đến thuốc mỡ.
  4. 4
    Đến gặp bác sĩ chuyên chữa bệnh chân. Bạn không nên điều trị tại nhà khi bị nhiễm trùng do móng chân mọc ngược hoặc do các vết thương khác. Hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa chân để được điều trị nhiễm trùng. Nếu nhiễm trùng móng quá nặng, bạn có thể phải trải qua một cuộc tiểu phẫu. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp phẫu thuật, bác sĩ sẽ gây tê, sau đó chỉ dùng kéo để loại bỏ móng mọc ngược.
    • Bạn có thể được kê đơn thuốc uống kháng sinh giúp chống nhiễm trùng.[9] [10] Nên uống đủ liều và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ khi được kê đơn thuốc uống kháng sinh.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Tránh những quan niệm sai lầm phổ biến

  1. 1
    Không cắt móng chân. Một quan niệm sai lầm phổ biến khi bị nhiễm trùng do móng chân mọc ngược là cắt móng chân đi. Ngược lại, cắt móng chân có thể làm nhiễm trùng nặng hơn. Thay vào đó, bạn hãy để nguyên móng và kê móng lên để giảm bớt áp lực.
    • Chỉ có bác sĩ mới có thể cắt bỏ móng chân mọc ngược, vì vậy bạn không nên tự cắt móng chân tại nhà.[11] [12]
  2. 2
    Không đâm sâu vào móng chân. Nhiều người cho rằng có thể giảm bớt áp lực hoặc nhấc móng lên bằng cách đâm sâu dưới móng. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến nhiễm trùng và tình trạng mọc ngược móng thêm tồi tệ.
    • Tránh dùng nhíp, que đẩy biểu bì, bấm móng tay, giũa móng hoặc bất kỳ vật dụng bằng kim loại nào để xử lý móng chân.[13]
  3. 3
    Không nặn mủ nhiễm trùng. Một quan niệm phổ biến nữa là dùng kim để đâm mụn mủ do nhiễm trùng. Tuy nhiên, bạn không nên thực hiện việc này vì có thể làm nhiễm trùng nặng thêm. Thậm chí kim đã được làm sạch và khử trùng cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng khi chọc và nặn mủ ở vết thương bị phồng rộp hoặc nhiễm khuẩn.
  4. 4
    Không cắt móng chân theo hình chữ 'V'. Theo một phương pháp dân gian truyền miệng, bạn nên cắt hình chữ V ở đầu móng chân bị nhiễm trùng để giảm bớt áp lực, nhờ đó móng chân sẽ lành lặn trở lại. Tuy nhiên, cách này không giúp ích được gì ngoài việc làm cạnh móng chân thêm lởm chởm.[15]
  5. 5
    Tránh đắp bất cứ thứ gì lên ngón chân. Đừng tin vào những cách dân gian phi khoa học như xát than lên ngón chân để điều trị nhiễm trùng. Mặc dù một số người cam đoan phương pháp này có hiệu quả nhưng than sẽ không giúp ích được gì cho trường hợp nhiễm trùng do móng chân mọc ngược. Thậm chí, phương pháp này còn làm cho tình trạng thêm tồi tệ. Nói chung, bạn không nên dùng bất cứ thứ gì cho ngón chân hoặc khu vực bị nhiễm trùng ngoại trừ kem kháng sinh hoặc băng.[16]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không nên nặn mủ nhiễm trùng ở móng chân mọc ngược vì có thể làm nhiễm trùng nặng hơn.
  • Không dùng răng cắn móng chân. Cắn móng chân rất mất vệ sinh và có thể ảnh hưởng đến cả răng và móng chân.
  • Ngâm chân trong xà phòng kháng khuẩn có thể tiêu diệt vi trùng gây hại và ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn không nên cắn móng vì một số vi trùng có thể xâm nhập vào miệng và khiến mọi việc trở nên tồi tệ hơn.
  • Thoa Polysporin và quấn ngón chân bằng băng cá nhân. Polysporin là kem kháng sinh hữu hiệu.
  • Tìm kiếm cách đối phó với móng chân mọc ngược ngay khi cảm thấy đau, móng lặn vào trong một ít hoặc tấy đỏ. Kê cạnh móng bằng bông vô trùng có thể hiệu quả trong hầu hết các trường hợp móng chân mọc ngược nhưng sẽ không giúp ích được gì khi tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Cảnh báo

  • Người mắc các vấn đề về miễn dịch nên đi khám nếu nhiễm trùng kéo dài.
  • Người bị tiểu đường có móng chân mọc ngược nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa chân càng sớm càng tốt.
  • Nhiễm trùng có thể đe dọa tính mạng nếu xuất hiện nhiễm trùng huyết hoặc nhiễm độc huyết. Bạn cũng có thể bị nhiễm trùng hoại tử gây chết và thối rữa mô. Khi bị hoại tử, bạn buộc phải nhập viện, phẫu thuật, thậm chí cắt bỏ để ngăn chặn nhiễm trùng và mô chết lây lan.
  • Loét hoặc tê và ngứa ran ở bàn chân có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Xử lý Vết đốt do Bọ chétXử lý Vết đốt do Bọ chét
Nhận biết ngón tay bị gãyNhận biết ngón tay bị gãy
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Mark Co, DPM
Cùng viết bởi:
Chuyên gia chữa bệnh chân
Bài viết này đã được cùng viết bởi Mark Co, DPM. Mark Co là chuyên gia chữa bệnh chân, điều hành phòng khám tư tại San Francisco, California. Co chuyên điều trị biến dạng ngón chân cái, móng chân mọc quặp, nấm móng chân, mụn cóc, viêm cân gan chân và các nguyên nhân khác gây đau bàn chân. Ông cũng cung cấp dịch vụ chỉnh hình để điều trị và phòng ngừa các vấn đề ở bàn chân và mắt cá chân. Bác sĩ Co có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của Đại học New York và bằng thạc sĩ về Kỹ thuật điện và Khoa học Máy tính của Đại học Johns Hopkins. Ông lấy được bằng bác sĩ bộ khoa của Trường Y học Bộ khoa California, hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú và thực tập tại Trung tâm Y tế Kaiser Permanente, Santa Clara, California. Co được trao giải thưởng "Top 3 Podiatrists" của San Francisco vào các năm 2018, 2019 và 2020. Co cũng là thành viên của Hiệp hội Y học Bộ khoa Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 86.029 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 86.029 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo