Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017.
Có 14 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 3.626 lần.
Móng tay mọc quặp không phổ biến như móng chân mọc quặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra, và khi đó móng tay có thể đau và nhiễm trùng. Nếu móng tay của bạn mọc quặp, một cạnh của móng sẽ mọc cong và đâm vào phần da mềm xung quanh móng tay. Bạn hãy học cách xử lý móng tay mọc quặp để giảm khó chịu và giúp vết thương lành lại.
Các bước
Sử dụng các liệu pháp tại nhà để xử lý móng tay mọc quặp
-
1Nâng móng tay. Trong trường hợp móng tay mọc quặp nhẹ, bạn có thể tự nâng móng tay. Ngâm móng tay để làm mềm móng, sau đó đặt một thứ gì đó bên dưới móng để tách móng tay khỏi da sao cho móng không còn mọc chọc vào da. Thử đặt một miếng gạc nhỏ, bông gòn hoặc chỉ nha khoa bên dưới cạnh của móng tay mọc quặp.[1]
- Nếu dùng bông gòn, bạn hãy lấy một miếng bông nhỏ và se giữa hai ngón tay để tạo thành một que bông dài khoảng 1,2 cm. Que bông gòn không cần quá dày, nhưng phải đủ dày để móng tách khỏi da.
- Dán một đầu que bông gòn vào một bên ngón tay. Dùng tay kia nhấc góc móng tay mọc quặp ra ngoài. Nhét đầu kia của que bông vào dưới góc móng và thò ra cạnh bên kia sao cho bông gòn nằm giữa da và móng, đồng thời nâng móng tách khỏi da.
- Bước này có thể gây đau và khó thực hiện. Việc dán một đầu bông gòn vào một bên ngón tay là để bạn nhét bông vào dưới góc móng dễ hơn. Có thể bạn cần ai đó giúp đặt bông gòn.
-
2Dùng thuốc mỡ kháng sinh. Bạn có thể chấm một chút thuốc mỡ kháng sinh lên móng tay để ngăn ngừa nhiễm trùng. Dùng tăm bông bôi thuốc mỡ lên chỗ đau, sau đó dùng băng sạch băng lại.[2]
- Bạn nên thay băng và bôi thêm thuốc mỡ hàng ngày.
-
3Uống thuốc giảm đau không kê toa. Móng tay mọc quặp bị nhiễm trùng có thể rất đau. Để bớt đau, bạn có thể uống thuốc giảm đau không kê toa. Nhớ tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về liều lượng dùng hàng ngày.[3]
- Thử uống acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Advil), hoặc naproxen sodium (Aleve) để giảm đau.
Quảng cáo
Ngâm móng tay mọc quặp
-
1Ngâm móng tay trong nước ấm. Bạn có thể ngâm ngón tay trong nước ấm khoảng 15-20 phút. Cách này giúp giảm đau ở ngón tay và giảm sưng. Bạn có thể ngâm 3-4 lần một ngày.[4]
- Lau móng tay thật khô sau khi ngâm. Bạn nên giữ cho móng tay mọc quặp luôn khô ráo, ngoại trừ lúc ngâm.
- Sau khi ngâm ngón tay, bạn nên bôi thuốc mỡ hoặc dầu lên móng tay. Bạn cũng nên thay bông hoặc băng sau khi ngâm.
-
2Dùng muối Epsom. Một lựa chọn khác để xử lý móng tay mọc quặp là ngâm bàn tay trong muối Epsom. Đổ nước ấm vào bát, thêm vào 2 thìa canh muối Epsom cho mỗi lít nước và ngâm bàn tay khoảng 15-20 phút.[5]
- Muối Epsom giúp giảm đau và viêm.[6]
- Nếu muốn băng vết thương, bạn cần lau khô ngón tay sau khi ngâm và băng lại.
-
3Ngâm nước ô xy già. Nước ô xy già thường được dùng để chống nhiễm trùng.[7] Bạn có thể ngâm móng tay mọc quặp trong dung dịch nước ấm pha với ô xy già. Rót nửa cốc ô xy già vào nước ấm.[8]
- Ngâm ngón tay trong khoảng 15-20 phút.
- Bạn cũng có thể tẩm ô xy già lên miếng gạc hoặc bông gòn và đắp lên móng tay.
-
4Thử dùng dầu tràm trà. Dầu tràm trà có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, giúp chữa lành vết thương.[9] Khi ngâm móng tay, bạn hãy thêm 2-3 giọt dầu tràm trà vào nước ấm. Hòa một hoặc hai giọt tinh dầu tràm trà với 1 thìa canh dầu ô liu và xoa lên móng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Dầu tràm trà còn có tác dụng giúp cho móng mềm hơn một chút. Bạn có thể pha loãng 1 giọt dầu tràm trà với 1 thìa canh dầu ô liu và thoa lên móng hàng ngày. Dầu tràm trà có thể dùng thay thế cho thuốc mỡ kháng sinh, vì có lẽ bạn không cần cả hai thứ.[10]
- Sau khi dầu tràm trà đã ngấm, bạn hãy chấm một chút dầu Vicks VapoRub hoặc Mentholatum lên chỗ đau. Chất methol và long não sẽ giúp giảm đau và làm mềm móng. Dùng băng hoặc miếng gạc nhỏ để giữ menthol hoặc long não trên móng tay.
- Nếu sử dụng bông gòn để nâng móng tay, bạn có thể thấm một chút dầu tràm trà vào miếng bông đặt dưới móng.
Quảng cáo
Điều trị móng tay mọc quặp bằng phương pháp y khoa
-
1Đến gặp bác sĩ. Nếu móng tay mọc quặp bị nhiễm trùng hoặc không đỡ sau 5 ngày, có thể bạn cần đến bác sĩ. Bác sĩ có thể điều trị móng tay mọc quặp bằng thuốc kháng sinh bôi ngoài da.[11]
- Nếu bị nhiễm trùng sâu trong ngón tay, bạn có thể được kê toa thuốc kháng sinh uống.
- Nếu móng tay mọc quặp là do nấm (thường xảy ra khi tình trạng này tái đi tái lại), bác sĩ có thể xác định nguyên nhân này và đưa ra cách điều trị.
- Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu: tình trạng đau quanh móng trở nặng hơn, hoặc hiện tượng đỏ và nhức lan rộng, hoặc bạn không gập được ngón tay ở bất cứ khớp nào hoặc bạn bị sốt. Các triệu chứng này cho thấy đang có vấn đề nghiêm trọng hơn.
-
2Làm thủ thuật nâng móng tay. Với trường hợp móng tay mọc quặp chưa có mủ, bác sĩ có thể tiến hành nâng móng tay. Thủ thuật nâng móng tay giúp tách móng khỏi da để móng mọc bên trên da thay vì mọc đâm vào da.[12]
- Khi móng tay đã được nâng lên, bác sĩ sẽ đặt một vật giữa móng và da để tách chúng ra. Thông thường, bác sĩ sẽ đặt bông gòn, chỉ nha khoa hoặc một chiếc que nhỏ bên dưới móng.
- Nếu móng tay của bạn bị nhiễm trùng hoặc mọc quặp nghiêm trọng, hoặc bạn không dám tự nâng móng tay, bạn có thể nhờ bác sĩ giúp.
-
3Phẫu thuật cắt bỏ móng mọc quặp. Nếu tình trạng móng mọc quặp tái đi tái lại, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ móng. Thông thường nhất, bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ một phần móng. Phần móng mọc quặp sẽ được cắt bỏ.[13]
- Nếu đã cắt bỏ một phần móng, bạn sẽ phải theo dõi khi móng tay mọc lại để chắc rằng móng không tiếp tục mọc đâm vào da.
- Trong các trường hợp nghiêm trọng, có thể toàn bộ giường móng cần phải được loại bỏ bằng hóa chất hoặc liệu pháp laser. Tuy nhiên, điều này hiếm khi cần thiết đối với móng tay mọc quặp mà thường chỉ áp dụng trong trường hợp móng chân mọc quặp.
Quảng cáo
Hiểu về tình trạng móng tay mọc quặp
-
1Nhận biết các triệu chứng của tình trạng móng tay mọc quặp. Móng tay mọc quặp là móng tay có một cạnh mọc cong và đâm vào phần da mềm xung quanh móng. Áp lực gây ra khiến cho vùng da đỏ, sưng, đau, và đôi khi nhiễm trùng.
- Nếu móng tay mọc quặp bị nhiễm trùng, có thể chỗ đau sẽ mưng mủ và hiện tượng sưng lan xuống ngón tay.
- Móng tay mọc quặp có thể mọc đâm vào da mềm cả ở góc trong lẫn góc ngoài của móng.[14]
-
2Tìm hiểu nguyên nhân khiến móng tay mọc quặp. Móng tay mọc quặp thường ít gặp hơn móng chân mọc quặp; tuy nhiên, có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các nguyên nhân khiến móng tay mọc quặp bao gồm:[15] [16]
- Chấn thương
- Cắn móng tay
- Cắt móng tay quá sát hoặc không đều.
- Nhiễm nấm
- Móng tay mọc cong hoặc dày lên, có thể do di truyền, nhưng có thể là vấn đề của người già
-
3Theo dõi khi các triệu chứng trở nặng. Hầu hết các trường hợp móng tay mọc quặp sẽ lành với các liệu pháp tại nhà và các loại thuốc thông thường. Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm trùng có thể trở nên nghiêm trọng. Nếu các triệu chứng trở nặng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.[17]
- Nếu móng tay có mủ, cường độ đau gia tăng hoặc hiện tượng đỏ và nhức lan rộng, không gập được ngón tay ở bất cứ khớp nào hoặc bị sốt, bạn hãy tìm sự chăm sóc y tế.
-
4Ngăn ngừa móng tay mọc quặp. Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng móng tay mọc quặp tái diễn. Không nên cắt móng tay quá sát, vì điều này có thể khiến móng tay mọc quặp.[18] Bạn cũng nên cố gắng không làm xước hoặc xé móng tay mà nên giũa các cạnh gồ ghề lởm chởm của móng tay.[19]
- Nhớ giữ khô bàn tay và móng tay. Giữ cho móng tay luôn sạch sẽ.
- Kiểm tra móng tay để tìm dấu hiệu móng mọc quặp nhằm xử lý sớm.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019655
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019655
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019655
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/lifestyle-home-remedies/con-20019655
- ↑ https://health.clevelandclinic.org/2015/03/how-you-can-prevent-and-treat-painful-ingrown-toenails/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/drugs-supplements/magnes/description/drg-20088513
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC88911/
- ↑ http://www.rapidhomeremedies.com/ingrown-fingernails.html
- ↑ http://www.uofmhealth.org/health-library/tn2873spec
- ↑ http://www.diyhealthremedy.com/7-diy-home-remedies-for-ingrown-fingernails/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/treatment/con-20019655
- ↑ http://www.merckmanuals.com/home/skin-disorders/nail-disorders/ingrown-toenail
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/treatment/con-20019655
- ↑ http://emedicine.medscape.com/article/1948841-overview#showall
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/causes/con-20019655
- ↑ http://www.drugs.com/cg/ingrown-nail.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/symptoms/con-20019655
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/ingrown-toenails/basics/prevention/con-20019655
- ↑ http://www.drugs.com/cg/ingrown-nail.html