Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Các vết đốt của kiến lửa có thể gây đau và khó chịu, nhưng hầu hết mọi người không cần điều trị y tế khi bị kiến lửa đốt. May mắn là bạn có thể thực hiện một số cách để giảm đau và ngứa, đồng thời giúp cho vết chích mau lành. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng dị ứng với vết đốt của kiến lửa có thể xảy ra. Chúng tôi đã tập hợp ở đây một số giải đáp cho các câu hỏi mà bạn có thể thắc mắc khi bị kiến lửa đốt.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 7:

Bạn có thể dùng thứ gì để xử lý các vết đốt của kiến lửa?

  1. 1
    Chườm gạc lạnh trong 20 phút và nghỉ 20 phút. Gạc lạnh có thể giúp giảm sưng. Bạn hãy đắp gạc lạnh vào vết đốt trong 20 phút, sau đó lấy ra nghỉ 20 phút. Lặp lại quá trình này cho đến khi cảm thấy da dịu hơn và bớt sưng.[1]
    • Làm gạc lạnh bằng cách bỏ đá viên vào túi ni lông. Nhúng khăn bông dưới vòi nước lạnh và quấn quanh túi đá. Đắp gạc trực tiếp lên da.
  2. 2
    Thoa kem hydrocortisone để giảm ngứa. Bạn có thể mua kem hydrocortisone không cần toa tại bất cứ hiệu thuốc nào. Bôi kem vào da khi bị kiến đốt để giảm ngứa và khó chịu.[2]
    • Bạn cũng có thể dùng lotion calamine để trị ngứa.
  3. 3
    Thử dùng hỗn hợp nước và muối nở xoa vào vết kiến đốt. Đây là một liệu pháp tại nhà có thể giúp giảm ngứa, sưng và đỏ. Trộn nước và muối nở với tỷ lệ 1:1 thành bột nhão. Đắp hỗn hợp lên vết kiến đốt nhiều lần trong ngày cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.[3]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 7:

Bạn có thể uống thuốc gì để trị vết đốt của kiến lửa?

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 7:

Vết đốt của kiến lửa kéo dài bao lâu?

  1. 1
    Cảm giác đau và bỏng rát ban đầu sẽ giảm sau khoảng 10 phút. Khi bị kiến lửa đốt, bạn sẽ có cảm giác đau ít hơn ong đốt một chút. Cảm giác đau rát sẽ tự hết, sau đó bạn sẽ thấy da bắt đầu ngứa. Tình trạng ngứa có thể kéo dài nhiều tuần sau khi bạn bị kiến đốt.[5]
    • Vùng da bị kiến đốt tiếp tục sưng thêm trong 24 giờ đầu tiên là điều bình thường.
  2. 2
    Một nốt mụn có dạng như mụn mủ sẽ hình thành trong vòng 24 giờ và biến mất sau 3 ngày. Với hầu hết mọi người, các mụn mủ này sẽ khô hoàn toàn sau một vài tuần. Sau khi khô đi, các mụn mủ có thể để lại vết sẹo nâu và thường tồn tại trong nhiều tháng hoặc hơn.[6]
    • Đừng lo nếu vết kiến đốt đỏ lên sau khi mụn mủ hình thành. Hiện tượng này là bình thường và không có nghĩa là nhiễm trùng.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 7:

Tôi có nên chọc vỡ vết đốt của kiến lửa không?

  1. 1
    Không, đừng chọc vỡ mụn mủ hình thành ở giữa vết kiến đốt. Nếu chọc vỡ vết phồng rộp, bạn có thể có nguy cơ nhiễm trùng. Bạn cũng nên cố gắng tránh gãi các vết đốt của kiến lửa, vì chúng có thể vỡ ra và dễ bị nhiễm trùng.[7]
    • Nếu vết phồng rộp bị vỡ, bạn hãy rửa vết thương bằng nước xà phòng và theo dõi để phát hiện các dẩu hiệu nhiễm trùng. Bạn cũng có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh vào các vết đốt hở. Thuốc mỡ kháng sinh có bán không cần toa ở các hiệu thuốc.
    • Nếu vùng da bị kiến đốt bị biến màu hoặc bắt đầu rỉ mủ, có thể nó đã bị nhiễm trùng. Hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 7:

Vì sao vết đốt của kiến lửa lại đau như vậy?

  1. 1
    Vì kiến lửa tiêm nọc độc vào da. Kiến lửa dùng hàm dưới của chúng ngoạm vào da nạn nhân, sau đó chích và tiêm nọc đôc. Đó là nguyên nhân gây cảm giác bỏng rát ban đầu và sưng lên sau đó.[8]
    • Vết đốt của kiến lửa thường gây đau rát hơn và sưng to hơn vào mùa hè, khi kiến lửa có nhiều nọc độc nhất.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 7:

Bạn có thể bị dị ứng do kiến lửa đốt không?

  1. 1
    Rất hiếm gặp, nhưng có thể xảy ra. Các triệu chứng dị ứng do kiến lửa đốt bao gồm: nổi mề đay, ngứa và sưng ở những vùng da khác ngoài vị trí bị kiến đốt, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, tức ngực, khó thở, sưng họng, lưỡi và môi hoặc khó nuốt. Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trên đây sau khi bị kiến đốt, hãy đến phòng cấp cứu hoặc bệnh viện ngay lập tức.[9]
    • Các triệu chứng phản ứng dị ứng thường xảy ra trong vòng 30-40 phút sau khi bị đốt.
    • Trong các trường hợp nghiêm trọng nhất, người bị dị ứng có thể rơi vào tình trạng sốc phản vệ, dẫn đến chóng mặt, ngất và ngưng tim nếu không được xử lý kịp thời.
    • Nếu bạn đã biết mình bị dị ứng với vết đốt của kiến lửa (hoặc ong), có thể bạn cũng thường đem theo trong người bút tiêm epinephrine, thường gọi là epi-pen (epinephrine). Bạn có thể tự tiêm hoặc nhờ người khác tiêm giúp, sau đó đến ngay bệnh viện.
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 7:

Làm sao để ngăn ngừa kiến lửa đốt?

  1. 1
    Ra khỏi khu vực đó nếu bạn tìm thấy kiến lửa trên người. Hầu hết người ta bị kiến lửa đốt vì tình cờ giẫm phải hoặc ngồi lên tổ kiến lửa khiến cho hàng trăm ngàn con kiến lửa sẵn sàng nghênh chiến để bảo vệ tổ. Nếu bạn phát hiện thấy bất cứ con kiến lửa nào trên người, việc đầu tiên cần làm là đứng dậy và rời khỏi nơi đó càng nhanh càng tốt.[10]
    • Nếu cảm thấy kiến đang đốt, bạn hãy rời đi ngay để ngăn ngừa những con kiến khác bò lên người và bị đốt nhiều hơn.
  2. 2
    Giũ kiến đang bám vào da. Kiến lửa dùng hàm dưới ngoạm vào da trước khi chúng thực sự đốt. Bạn hãy nhanh chóng dùng tay hoặc giẻ xoa lên da để giũ kiến trước khi chúng kịp đốt.[11]
    • Dù có nhảy vào nước hoặc dùng vòi nước xịt thì bạn cũng không thể giũ sạch được kiến nếu chúng đã bám chặt vào da bằng hàm dưới.[12]
    • Nếu có khả năng kiến lửa chui vào quần áo, bạn cần cởi quần áo ra ngay.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Xử lý Vết đốt do Bọ chétXử lý Vết đốt do Bọ chét
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Điều trị vết cắn do ruồi hút máuĐiều trị vết cắn do ruồi hút máu
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Sarah Gehrke, RN, MS
Cùng viết bởi:
Y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 119.200 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 119.200 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo