Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Cá đuối là loại cá sụn mình phẳng có một hoặc nhiều gai chích ở giữa đuôi. Loài cá này sống ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới nên chúng dễ dàng tiếp cận với con người.[1] Mặc dù cá đuối không thật sự tấn công dữ dội nhưng chúng sẽ dùng gai chích để tự vệ khi bị dẫm phải, tiết độc tố vào vết thương của nạn nhân. Tuy nhiên, bạn có thể tuân theo hướng dẫn để xử lý đúng cách khi gặp vết thương do cá đuối gây ra.

Phần 1
Phần 1 của 3:
Nhận biết triệu chứng nghiêm trọng

  1. 1
    Đừng quá căng thẳng. Mặc dù vết chích của cá đuối khá đau đớn và khiến bạn sợ hãi nhưng nó hiếm khi gây tử vong.[2] Sự thật là hầu hết nguy cơ tử vong gây ra bởi cá đuối thường không phải vì nhiễm nọc độc mà do tổn thương nội tạng (nếu bị chích ở vùng ngực hoặc bụng), mất nhiều máu, phản ứng dị ứng hoặc nhiễm khuẩn thứ phát. Tuy nhiên, những biến chứng này có thể được xử lý bởi nhân viên y tế có chuyên môn.
  2. 2
    Nhận biết triệu chứng. Hãy dành một ít thời gian để nhận biết các triệu chứng mà bạn mắc phải. Thông thường gồm có:[3]
    • Đau nhức
    • Sưng
    • Chảy máu
    • Cơ thể yếu dần
    • Đau đầu
    • Chuột rút
    • Buồn nôn/Nôn mửa/Tiêu chảy
    • Hoa mắt/Chóng mặt
    • Tim đập nhanh
    • Khó thở
    • Ngất xỉu
  3. 3
    Ưu tiên xử lý triệu chứng nghiêm trọng. Về mặt y học, một số triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn triệu chứng khác. Hãy xác định xem bạn có bị dị ứng, chảy nhiều máu hoặc nhiễm nọc độc. Sự xuất hiện của các triệu chứng này phải được điều trị y tế ngay lập tức.
    • Dị ứng: Lưỡi, môi, đầu, cổ hoặc các bộ phận cơ thể khác bị sưng; khó thở, thở gấp, thở khò khè; mẩn đỏ/ngứa; ngất xỉu hoặc mất tỉnh táo.
    • Mất nhiều máu: Choáng váng, ngất xỉu hoặc mất tỉnh táo, toát mồ hôi, tim đập nhanh, hạ huyết áp, thở gấp.
    • Nhiễm nọc độc: Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, chuột rút, động kinh.
  4. 4
    Lựa chọn cách điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà bạn sẽ chọn phương pháp chăm sóc y tế phù hợp nhất. Việc này có thể là tự sơ cứu, đến trạm y tế hoặc gọi xe cấp cứu.
    • Khi bạn nghi ngờ về ảnh hưởng của vết thương, hãy gọi cấp cứu.
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 3:
Chăm sóc vết thương

  1. 1
    Rửa vết thương bằng nước biển. Khi còn ở dưới biển, hãy rửa vết thương ngay bằng nước biển. Dùng kẹp gắp trong hộp sơ cứu (nếu cần) để lấy gai cá đuối hoặc mảnh gãy của gai ra khỏi vùng bị thương. Khi vết thương được rửa sạch, hãy lên bờ và lau khô bằng khăn sạch, chăm sóc kỹ để vết thương không trở nên tồi tệ hơn.
    • ĐỪNG tự lấy mảnh gai ở cổ, ngực hoặc bụng.
  2. 2
    Cầm máu. Sau khi bị cá đuối chích thì thường sẽ chảy máu. Cách tốt nhất để cầm máu là dùng áp lực của ngón tay đè lên vết thương hoặc phía trên vết thương một tí trong vài phút. Thời gian đè càng lâu thì máu sẽ càng nhanh ngưng chảy.
    • Bôi oxy già và dùng áp lực giữ chặt vết thương để cầm máu nếu bạn không thể kiểm soát bằng áp lực trực tiếp. Lưu ý vì oxy già sẽ làm bạn cảm thấy nhói!
  3. 3
    Ngâm vết thương vào nước nóng. Bạn có thể kết hợp bước này khi dùng áp lực để cầm máu. Ngâm vết thương trong nước ấm giúp làm dịu cơn đau bằng cách làm biến chất của nọc độc phức hệ protein. Nhiệt độ của nước nên là 45°C nhưng bạn cũng nên cẩn thận để tránh bị bỏng. Ngâm vết thương trong 30 - 90 phút hoặc đến khi vết thương dịu đi.[4]
  4. 4
    Theo dõi vết thương để phát hiện nếu có bị viêm. Chăm sóc vết thương đúng cách bao gồm làm sạch bằng cách vệ sinh với xà phòng và giữ cho vết thương luôn khô ráo. Không băng kín vết thương và bôi thuốc mỡ kháng sinh hằng ngày. Tránh dùng thuốc mỡ, kem hay lotion không có kháng sinh cho vết thương.
    • Sau vài ngày, nếu vết thương trở nên đỏ, mềm, ngứa, đau hoặc bắt đầu sưng hoặc chảy mủ thì hãy đến ngay trạm y tế gần nhất hoặc bệnh viện để được chăm sóc đúng cách. Bạn sẽ cần dùng kháng sinh và/hoặc làm sạch mủ.
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 3:
Tìm sự hỗ trợ y tế

  1. 1
    Tự sơ cứu. Tùy xem bạn đang ở đâu, tuy nhiên, hộp sơ cứu thường rất dễ tìm. Nhờ ai đó lấy cho bạn hộp sơ cứu, khi bạn bắt đầu nhận dạng triệu chứng và xử lý vết thương. Những dụng cụ sơ cứu hữu ích mà bạn cần bao gồm:[5]
    • Gạc
    • Dung dịch rửa vết thương (oxy già, khăn tẩm cồn tiệt trùng, xà phòng)
    • Kẹp gắp
    • Thuốc giảm đau
    • Thuốc mỡ kháng sinh
    • Băng keo cá nhân
  2. 2
    Tìm vị trí của trạm y tế gần nhất. Sự hỗ trợ của nhân viên y tế để đánh giá và xử lý vết thương là cần thiết. Bạn không chỉ được điều trị bởi người có kinh nghiệm y khoa mà còn giảm được nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng khác. Bạn sẽ nhận được kế hoạch điều trị với hướng dẫn và lời khuyên rõ ràng dựa trên sự thăm khám của bác sỹ.
    • Nếu trạm y tế gần nhất cần ít nhất 10 phút để đến được thì bạn nên sơ cứu và cầm máu trước khi di chuyển.
  3. 3
    Gọi cấp cứu. Đây là cách an toàn nhất. Hãy gọi cấp cứu khi gặp trường hợp sau:
    • Bị đâm chích ở đầu, cổ, ngực hoặc bụng.
    • Không có hộp sơ cứu hoặc trạm y tế.
    • Xuất hiện triệu chứng dị ứng, mất nhiều máu hoặc nhiễm nọc độc.
    • Tiền sử bệnh và/hoặc thuốc đang uống có thể ảnh hưởng đến việc điều trị vết thương.
    • Khi bạn nghi ngờ, bối rối, bị ngộ độc, mất cảm giác, bồn chồn, sợ hãi hoặc bất kỳ điều gì mà bạn có thể nghĩ đến.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khi bơi, đặc biệt là ở vùng nước nhiệt đới, hãy luôn cảnh giác. Cá đuối, cá mập và các loại sinh vật biển nguy hiểm khác có thể xuất hiện. Hơn nữa, bạn cũng nên để ý nếu những người xung quanh cần giúp đỡ.
  • Lê chân khi bạn xuống nước để chỉ đụng trúng chứ không dẫm phải cá đuối.
  • Cố gắng lấy nọc độc ra khỏi vết thương mà không làm cho bản thân bị thương. Nó sẽ có lợi cho vết thương.
  • Nếu cát nóng, bạn có thể dùng nó để ngâm vết thương. Sau đó, nhớ chăm sóc kỹ và làm sạch vết thương.
  • Dùng Benadryl ngay vì nó ngăn không cho vết thương bị ngứa và sưng. Bạn có thể bẻ đôi viên thuốc Aspirin và bôi lên vết thương.
  • Nếu vết thương bị ngứa, ĐỪNG gãi hoặc chà nó. Vì điều đó sẽ khiến vết thương sưng nhiều hơn.
  • Nước tiểu có thể giúp loại bỏ nọc độc.

Cảnh báo

  • Những người có hệ miễn dịch bị tổn thương như đái tháo đường hoặc người bị nhiễm HIV/AIDS nên đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lý đúng cách.
  • Nếu nghi ngờ, hãy đến trạm y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu.
  • Gọi cấp cứu hoặc đến trạm y tế gần nhất nếu bạn gặp những dấu hiệu sau:
    • Co thắt lồng ngực
    • Mặt, môi hoặc miệng bị sưng
    • Khó thở
    • Nổi mẩn ngứa tràn lan
    • Buồn nôn/Nôn mửa

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Nhận biết ngón tay bị gãyNhận biết ngón tay bị gãy
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Xử lý Vết đốt do Bọ chétXử lý Vết đốt do Bọ chét
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này có đồng tác giả là Chris M. Matsko, MD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 17.781 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 17.781 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo