Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn có thể lỡ cắt phải ngón tay khi làm bếp hoặc đứt tay khi chơi thể thao. Đứt tay là tổn thương khá phổ biến và thường không cần cấp cứu; tuy nhiên, nếu vết cắt có vẻ sâu, máu chảy không cầm được, hoặc có dị vật trong vết cắt (ví dụ như mảnh thủy tinh hoặc kim loại), bạn nên tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.[1]

Phần 1
Phần 1 của 2:
Rửa sạch vết cắt

  1. 1
    Rửa tay trước khi chạm vào vết thương. Thao tác này giúp giảm rủi ro nhiễm khuẩn ở vết cắt trên tay.[2]
    • Nếu có găng tay y tế dùng một lần, bạn hãy đeo găng tay vào bên tay không bị thương để ngăn ngừa vết thương nhiễm vi khuẩn trên tay.
  2. 2
    Rửa sạch vết cắt. Để tay dưới vòi nước sạch để rửa vết thương. Làm ẩm một mảnh vải sạch, nhúng vào xà phòng và rửa xung quanh vết thương. Nhớ đừng để xà phòng lọt vào vết cắt, vì vết thương có thể bị kích ứng. Thấm khô vết thương bằng khăn sạch khi đã rửa xong.[3] [4]
    • Nếu có bụi bẩn hoặc các mảnh vụn trong vết cắt sau khi đã rửa, bạn có thể dùng nhíp để lấy các mảnh vụn. Nhúng nhíp vào cồn tẩy rửa để khử trùng trước khi dùng.
    • Bạn không cần dùng nước ô-xy già, cồn tẩy rửa, i-ốt hoặc chất tẩy rửa gốc i-ốt để rửa vết thương, vì những chất này có thể gây kích ứng trên các mô bị tổn thương.
    • Nếu những mảnh vụn vẫn còn trong vết cắt hoặc khó lấy ra, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc.
  3. 3
    Lưu ý nếu máu phụt thành tia hoặc rỉ ra. Nếu máu phụt ra từ vết cắt, có lẽ bạn đã bị cắt trúng động mạch và cần phải cấp cứu ngay lập tức. Nhều khả năng là bạn không thể tự cầm máu. Dùng khăn sạch hoặc gạc vô trùng ép lên vết thương và đến phòng cấp cứu. Không cố gắng dùng ga-rô cầm máu.
    • Nếu máu rỉ ra khỏi vết cắt thì nghĩa là bạn cắt phải tĩnh mạch. Những vết cắt trúng tĩnh mạch sẽ ngừng chảy máu sau 10 phút nếu được chăm sóc đúng cách và thường có thể điều trị tại nhà.[5] Cũng như mọi trường hợp chảy máu nghiêm trọng, bạn hãy dùng băng hoặc gạc vô trùng ép lên vết thương.
  4. 4
    Kiểm tra độ sâu của vết cắt. Vết thương sâu đi qua lớp da và hở miệng để lộ mỡ hoặc cơ sẽ cần phải khâu. Bạn cần đến phòng cấp cứu càng sớm càng tốt nếu vết cắt sâu đến mức phải khâu. Nếu vết cắt chỉ ở dưới bề mặt da và chỉ chảy ít máu, bạn có thể điều trị tại nhà.[6]
    • Nếu được khâu đúng cách trong vòng vài tiếng, vết thương sâu sẽ ít có rủi ro để lại sẹo và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
    • Nhìn chung, nếu vết cắt dài chưa đến 3 cm, sâu chưa đến ½ cm và không phạm đến các cấu trúc khác (cơ, gân, v.v…) thì được xem là nhẹ và có thể điều trị mà không cần khâu.
  5. 5
    Cầm máu. Các vết cắt nhẹ sẽ tự ngừng chảy máu sau vài phút. Nếu vết cắt trên ngón tay rỉ máu, bạn hãy dùng mảnh vải sạch hoặc gạc vô trùng để ép nhẹ lên vết thương.[7]
    • Nâng cao vết thương bằng cách giơ tay lên đầu, cao hơn mức tim. Băng ngón tay trong khi giơ tay lên đầu để thấm máu.
  6. 6
    Thoa kem kháng sinh hoặc thuốc mỡ lên vết cắt. Khi đã cầm được máu, bạn hãy thoa một lớp mỏng thuốc mỡ Neosporin hoặc Polysporin lên vết cắt để giữ ẩm. Các loại thuốc này không giúp cho vết thương lành nhanh hơn, nhưng chúng có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng và kích thích cơ thể bắt đầu quá trình chữa lành tự nhiên.[8]
    • Một số người có thể bị phát ban do các thành phần trong các loại thuốc mỡ này. Ngừng sử dụng nếu bạn có biểu hiện phát ban.
  7. 7
    Băng vết thương. Dùng băng che phủ vết thương để giữ sạch và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.[9]
    • Dùng băng cá nhân chống thấm nước hoặc băng dính để giữ băng khỏi ướt khi đi đi tắm. Nếu băng bị ướt, bạn hãy tháo băng, để cho vết thương khô, thoa lại thuốc mỡ đang dùng và băng lại.
  8. 8
    Uống thuốc giảm đau không kê toa. Nếu vết thương gây đau, bạn có thể uống một viên ibuprofen để giảm đau. Chỉ uống đúng liều khuyến nghị trên hộp thuốc.[10]
    • Vết cắt nhẹ sẽ lành trong vài ngày.
    • Không uống aspirin vì đây là chất có khả năng làm loãng máu và khiến máu từ vết thương sẽ chảy ra nhiều hơn.[11]
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 2:
Giữ sạch vết thương

  1. 1
    Thay băng mỗi ngày một lần. Bạn cũng nên thay băng mỗi khi bị ướt hoặc bẩn.[12]
    • Sau khi vết cắt đã tương đối lành và hình thành lớp vảy bên trên, bạn có thể để vết thương hở. Việc tiếp xúc với không khí sẽ giúp đầy nhanh quá trình chữa lành.
  2. 2
    Tìm sự chăm sóc y tế nếu vết cắt sưng, đỏ nhiều, có mủ hoặc gây sốt. Tất cả đều là các triệu chứng cho thấy khả năng bị nhiễm trùng. Bạn cần đi khám nếu có bất cứ triệu chứng nào.[13]
    • Bàn tay mất khả năng cử động hoặc ngón tay bị tê có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nghiêm trọng. Trường hợp này bạn cần đến bác sĩ ngay.[14]
    • Các vệt đỏ tỏa ra từ vết thương là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
    • Nếu vết thương là do vết cắn của động vật hoặc người gây ra, bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra. Vết cắn của động vật, nhất là động vật hoang dã như gấu trúc hoặc sóc có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh dại.[15] Người và vật nuôi trong nhà có thể có vi khuẩn trong miệng và làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng một khi vi khuẩn xâm nhập vào da.
  3. 3
    Tiêm phòng uốn ván nếu vết cắt sâu hoặc nhiễm bẩn. Khi bác sĩ đã làm sạch và khâu vết thương sâu, bạn nên hỏi về việc tiêm phòng uốn ván để ngăn ngừa nhiễm trùng.[16]
    • Ngoài ra, nếu không tiêm phòng uốn ván trong năm năm qua và có vết thương nghiêm trọng, bạn nên tiêm một mũi tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Khăn sạch
  • Nước máy
  • Nhíp
  • Cồn tẩy rửa
  • Thuốc mỡ hoặc kem kháng sinh
  • Băng
  • Mũi khâu (nếu vết cắt lớn)
  • Gạc (để cầm máu)

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Nhận biết ngón tay bị gãyNhận biết ngón tay bị gãy
Điều trị ngón chân bị vấpĐiều trị ngón chân bị vấp
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Anthony Stark, EMR
Cùng viết bởi:
Phản ứng viên khẩn cấp
Bài viết này có đồng tác giả là Anthony Stark, EMR, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 106.448 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 106.448 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo