Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Hơi nước ngưng tụ làm mờ kính cửa sổ là một vấn đề mà nhiều nhà gặp phải. Không chỉ vậy, hơi nước đọng lại kiểu này còn khiến nấm mốc phát sinh, làm mục gỗ và gây ra các vấn đề khác trong nhà. Điều cốt yếu để ngăn ngừa kính cửa sổ bị hấp hơi nước là kiểm soát độ ẩm, điều hoà nhiệt độ và dòng không khí lưu thông, đồng thời ngăn chặn không khí lạnh bao quanh nhà.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Giảm độ ẩm trong nhà

  1. 1
    Lắp ẩm kế. Ẩm kế là thiết bị để đo độ ẩm trong không khí. Hiện tượng ngưng tụ sẽ xảy ra khi hơi ẩm trong không khí đọng lại trên bề mặt lạnh như kính cửa sổ, do đó việc theo dõi độ ẩm trong nhà có thể giúp bạn ngăn chặn hơi nước ngưng tụ. Khi độ ẩm trong nhà quá cao, bạn cần thực hiện các biện pháp giảm độ ẩm.
    • Khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống dưới -18 độ C: duy trì độ ẩm trong nhà ở mức 15% -25%.
    • Khi nhiệt đồ ngoài trời nằm trong khoảng -18 đến 4 độ C: duy trì độ ẩm trong nhà ở mức 25% -40%.[1]
  2. 2
    Sử dụng quạt hút và quạt thông gió trong nhà. Một trong những cách tốt nhất để xua hơi ẩm ra khỏi nhà là thông gió bằng quạt hút. Quạt hút là yếu tố quan trọng trong một số phòng có đặt các thiết bị tạo ra hơi ẩm.[2]
    • Mở quạt hút và lỗ thông gió khi tắm. Để quạt hút chạy tối thiểu 20 phút sau khi tắm vòi sen.
    • Dùng quạt hút trong bếp và quạt lò khi nấu ăn. Để quạt chạy trong khoảng 15 phút sau khi nấu xong.
    • Đảm bảo lỗ thông hơi của máy sấy dẫn ra bên ngoài khi bạn sấy quần áo.
    • Lò sưởi đốt ga cần có ống khói thông ra ngoài, và hãy nhớ luôn mở van gió khi bạn đốt lửa trong lò sưởi dùng củi.
  3. 3
    Đem cây ra ngoài trời. Cây trồng để trong nhà trông rất tuyệt, nhưng nếu cửa kính trong nhà đang bị hấp hơi nước thì bạn phải đem cây ra ngoài bất cứ khi nào có thể. Cây cối toả ra hơi ẩm, thế nên vấn đề sẽ càng tệ hơn nếu bạn để cây trong nhà.
    • Nếu trong nhà có phòng tắm nắng, bạn có thể đặt cây ở đó.[3]
  4. 4
    Phơi quần áo ngoài trời. Một nguyên nhân khác làm tăng độ ẩm trong nhà là quần áo chưa được phơi khô. Nếu phải phơi quần áo trên dây, bạn nên đem ra ngoài trời để nước từ quần áo khỏi bay hơi tạo thêm độ ẩm trong nhà.
    • Nếu buộc phải phơi quần áo trong nhà, bạn cần phơi trong căn phòng thông gió tốt và mở cửa ra vào hoặc cửa sổ.[4]
  5. 5
    Đóng cửa phòng tắm khi tắm. Một trong số các yếu tố góp phần tăng độ ẩm trong nhà nhiều nhất là tắm vòi sen/bồn tắm và nấu nướng. Khi tắm vòi sen hay bồn tắm, bạn nên đóng cửa phòng tắm để hơi nước và độ ẩm khỏi toả ra các phòng khác trong nhà. Khi nấu ăn, bạn hãy đóng cửa bếp để giữ độ ẩm trong bếp.
    • Khi tắm hoặc nấu ăn trong phòng đã đóng cửa ra vào, bạn nên mở cửa sổ để hơi ẩm thoát ra ngoài.[5]
  6. 6
    Đậy nắp nồi khi nấu ăn. Một cách rất hay khác để hạn chế hơi ẩm khi nấu ăn là đậy vung để giữ hơi nước trong nồi và chảo. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn hấp hoặc luộc thức ăn.
    • Khi mở nắp nồi, bạn nên đem ra trước cửa sổ mở, và nhớ bật quạt hút.
  7. 7
    Tắt máy tạo ẩm. Máy tạo ẩm có công dụng tăng độ ẩm của không khí trong nhà, do đó nó sẽ khiến hơi nước đọng trên kính nhiều hơn. Khi trong nhà có độ ẩm cao, bạn hãy tắt hết các máy tạo ẩm, kể cả máy tạo ẩm gắn với lò sưởi.[6]
  8. 8
    Sử dụng máy hút ẩm. Trái với máy tạo ẩm, máy hút ẩm được thiết kế để loại bỏ hơi ẩm trong không khí, do đó đây là thiết bị tuyệt vời để sử dụng trong ngôi nhà dễ bị đọng hơi nước. Bạn có thể lắp máy hút ẩm cho cả ngôi nhà hoặc mua loại máy để bàn có thể đem từ phòng này sang phòng khác trong nhà.[7]
    • Thường xuyên đổ khay hứng nước hoặc bình nước trên máy hút ẩm để hơi ẩm không bay trở lại không khí.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Kiểm soát nhiệt độ

  1. 1
    Duy trì nhiệt độ thích hợp trong nhà. Kiểm soát độ ẩm trong nhà là một phần quan trọng để xử lý tình trạng ngưng tụ hơi nước. Hơi nước chỉ ngưng tụ khi có bề mặt lạnh để hơi ẩm có thể đọng lại, do đó việc giữ ấm cho tường và cửa sổ là điều cần thiết. Trong những tháng lạnh, bạn nên dùng lò sưởi để tăng nhệt độ trong nhà, đặc biệt khi độ ẩm bắt đầu tăng cao.[8]
    • Dùng ẩm kế để theo dõi độ ẩm. Nếu độ ẩm bắt đầu vượt quá 50%, bạn cần thực hiện các bước giảm độ ẩm và tăng nhiệt độ cho đến khi độ ẩm hạ xuống dưới 50%.
  2. 2
    Dán băng keo bít khe hở. Cách này sẽ ngăn không khí lạnh bên ngoài lọt vào làm lạnh tường và cửa sổ. Băng keo bít khe hở không những giúp bạn tiết kiệm năng lượng mà còn ngăn ngừa hiện tượng ngưng tụ hơi nước.[9]
    • Dán băng keo bít khe hở vào cửa ra vào và cửa sổ để ngăn không khí lạnh lọt vào qua các khớp nối và khung cửa.
  3. 3
    Trám các khe nứt xung quanh cửa sổ và cửa ra vào. Các khe nứt và lỗ thủng là những vị trí khác mà không khí lạnh có thể lọt vào nhà. Bạn có thể dùng keo bít kín xung quanh cửa sổ và cửa ra vào để chống lạnh cho tường và cửa sổ.[10]
    • Để trám khe hở, bạn cần súng bắn keo và một chai keo mới. Sau khi bắn keo, bạn dùng dao hoặc ngón tay miết vào khe hở.
  4. 4
    Lắp thiết bị thông gió thu hồi nhiệt. Đây là thiết bị trao đổi nhiệt kết hợp với quạt thông gió. Tuy có giá khá cao, nhưng các thiết bị này sẽ giúp bạn giảm tiêu hao năng lượng, nhờ đó tiết kiệm được chi phí. Với tác dụng tăng nhiệt độ trong nhà, thiết bị này cũng sẽ giúp bạn chống lại tình trạng hơi nước ngưng tụ.[11]
  5. 5
    Lắp cửa sổ chống bão bên ngoài. Một cách khác để ngăn ngừa đọng hơi nước là không để cửa sổ bị lạnh, và bạn có thể làm điều này bằng cách lắp thêm cửa sổ chống bão, hoặc thay cửa sổ một lớp bằng cửa sổ hai hoặc ba lớp.[12]
    • Tuy rằng có tốn kém, nhưng việc thay cửa sổ hoặc lắp thêm cửa chống bão sẽ giúp cải thiện hiệu suất năng lượng trong nhà, nhờ đó bạn sẽ tiết kiệm được tiền điện.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Cải thiện khả năng thông gió và lưu thông không khí

  1. 1
    Mở cửa ra vào và cửa sổ. Nói đến việc giảm độ ẩm trong nhà, mảnh ghép cuối cùng sẽ là tăng độ thông gió và lưu thông không khí. Cách dễ nhất và ít tốn kém nhất để làm việc này là mở các cửa ra vào và cửa sổ vào những lúc thời tiết cho phép.[13]
    • Để thông gió hiệu quả nhất, bạn hãy mở các cửa sổ đối diện nhau trong cùng một phòng để tạo luồng không khí đối lưu.
  2. 2
    Mở rèm cửa. Mở rèm cửa và mành cửa để cho phép không khí lưu thông qua cửa sổ, làm khô hơi ẩm trên cửa sổ và ngăn chặn hơi nước ngưng tụ.[14]
    • Thời gian tốt nhất để mở cửa sổ và rèm cửa là vào những ngày nắng, khi ánh sáng và sức nóng từ mặt trời giúp làm khô hơi ẩm.
  3. 3
    Dùng quạt để giúp không khí lưu thông. Quạt đứng, quạt xoay và quạt trần đều rất hữu ích khi bạn muốn lưu thông không khí trong nhà. Chúng không chỉ giúp giảm độ ẩm mà còn phân phối đồng đều khí nóng trong nhà vào mùa đông và tạo gió mát vào mùa hè.
    • Vào mùa hè, bạn nên để quạt trần quay ngược chiều kim đồng hồ. Đến mùa đông, hãy đảo chiều để quạt quay theo chiều kim đồng hồ và tuần hoàn nhiệt hiệu quả hơn.[15]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Dẫn nước bằng ống xi phôngDẫn nước bằng ống xi phông
Trộn vữaTrộn vữa
Thay mũi khoan
Sử dụng ghim kẹp tóc mở ổ khóa
Sơn lên nhômSơn lên nhôm
Ngăn gà vào vườnNgăn gà vào vườn
Đuổi sócĐuổi sóc
Mở ổ khóa mà không cần chìa
Diệt bướm đêmDiệt bướm đêm
Đuổi Sóc khỏi Nhà bạnĐuổi Sóc khỏi Nhà bạn
Sửa bồn cầu bị rò rỉ nướcSửa bồn cầu bị rò rỉ nước
Diệt Bọ bạcDiệt Bọ bạc
Tiêu diệt bọ đỏTiêu diệt bọ đỏ
Cách âm cho căn phòng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 4.863 lần.
Chuyên mục: Bảo dưỡng Nhà ở
Trang này đã được đọc 4.863 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo