Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Các vết trầy xước nằm trên mặt quả thật là nỗi phiền toái lớn, không phải chỉ vì đau mà còn vì mặt là nơi mà ai cũng sợ để lại sẹo nhất. Thật may là bạn có thể xử lý và chăm sóc các vết trầy xước tại nhà để giúp vết thương mau lành và ngăn ngừa sẹo. Nếu các vết trầy xước không ngừng chảy máu sau khi bạn đã ép 10 phút hoặc nếu vết thương bị nhiễm trùng, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Làm sạch các vết trầy xước

  1. 1
    Rửa tay bằng xà phòng và nước. Trước khi chạm vào các vết trầy xước, điều quan trọng là bạn phải rửa tay để loại bỏ mọi vi khuẩn và mầm bệnh. Dùng xà phòng và nước ấm để kỳ cọ tay tối thiểu 20 giây, sau đó rửa lại và lau khô bằng khăn sạch.[1]
  2. 2
    Ép chặt vết thương để cầm máu. Lấy một mảnh vải hoặc khăn sạch ép lên mặt, ngay bên trên vết thương. Giữ như vậy khoảng 5 phút, tiếp tục ép xuống trong toàn bộ thời gian này cho đến khi máu ngừng chảy.[2]
    • Các vết trầy xước thường khá nông nên sẽ không chảy máu quá lâu.
    • Nếu máu vẫn không cầm sau 10 phút thì có thể vết thương cần phải khâu. Hãy liên lạc với nhân viên y tế ngay lập tức.
  3. 3
    Rửa vết thương bằng xà phòng và nước. Cúi người trên bồn rửa và nhẹ nhàng vỗ nước lên mặt. Lấy vài giọt xà phòng rửa tay và cẩn thận xoa lên vết trầy xước, cố gắng đừng động chạm mạnh khiến vết thương chảy máu trở lại.[3]
    • Quan trọng là phải rửa kỹ vùng da bị thương để loại bỏ mọi mầm bệnh hoặc vi khuẩn có thể hiện diện.
    • Đừng bao giờ dùng ô xy già để rửa vết thương; dung dịch này quá mạnh.
  4. 4
    Rửa các vết trầy xước trong khoảng 2 phút. Cúi xuống trên bồn rửa và để mặt dưới vòi nước chảy. Để như vậy khoảng 2 phút cho nước rửa trôi hết xà phòng và sạn đất. Nhẹ nhàng thấm khô da bằng khăn sạch sau khi rửa xong.[4]
    • Nếu đang rửa vết trầy xước cho trẻ em, bạn sẽ khó mà bảo trẻ giữ yên trong thời gian lâu như vậy. Nếu không thể rửa được hết 2 phút, bạn hãy cố gắng rửa lâu bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
  5. 5
    Bôi kem kháng khuẩn. Lấy một tuýp kem, lotion hoặc thuốc mỡ kháng khuẩn bóp một lượng nhỏ bằng hạt đậu bôi lên vết trầy xước để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng có thể dùng sáp dầu (kem Vaseline) nếu nó là thứ duy nhất bạn có.[5]
    • Thuốc mỡ kháng khuẩn có bán ở hầu hết các hiệu thuốc.
  6. 6
    Băng vết trầy xước bằng băng dính cá nhân. Mở băng dính cá nhân và cẩn thận dán lên các vết trầy xước, nhớ phủ kín phần kem kháng khuẩn. Nếu cần, bạn có thể dùng nhiều băng dính để che kín toàn bộ vết trầy xước trên mặt.[6]
    • Băng kín các vết trầy xước là để bảo vệ vết thương khỏi vi khuẩn và mầm bệnh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Chăm sóc vết thương

  1. 1
    Thay băng mỗi ngày. Để giữ sạch vết trầy xước, bạn cần thay băng mỗi ngày ít nhất một lần hoặc bất cứ khi nào băng bị bẩn hoặc ẩm ướt. Luôn luôn dùng băng sạch để che vết thương cho đến khi lành.[7]
    • Băng bẩn có thể khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo.
    • Mua sẵn một hộp băng cá nhân để có thể dễ dàng lấy băng mới.
  2. 2
    Giữ cho vết trầy xước sạch và khô. Chú ý giữ cho băng và vết trầy xước không bị bẩn hoặc ướt. Khi tắm hoặc rửa mặt, bạn hãy nhẹ tay tháo băng ra, sau đó dán băng mới khi tắm rửa xong.[8]
  3. 3
    Giữ ẩm cho vết trầy xước bằng sáp dầu. Sau khi bôi kem kháng khuẩn lần đầu, bạn sẽ không cần dùng kem kháng khuẩn nữa. Những lần sau, bạn chỉ cần lấy một ít sáp dầu cỡ bằng hạt đậu để bôi lên vết trầy xước sau mỗi lần thay băng để giữ ẩm cho da, nhờ đó vết thương sẽ mau lành hơn.[9]
    • Việc giữ ẩm cho da giúp cơ thể chữa lành vết thương nhanh hơn và ngăn ngừa sẹo.
    • Sau khi vết thương đã khép miệng, bạn có thể bôi vitamin E để đẩy nhanh quá trình hồi phục.
  4. 4
    Chườm túi đá lên mặt sau mỗi 1-2 tiếng để giảm sưng. Nếu mặt bị sưng hoặc bầm tím, bạn có thể chườm túi đá trong 10-15 phút, cách vài tiếng chườm một lần. Áp túi đá vào mặt để giảm lưu lượng máu chảy đến vùng thương tổn và làm mát da. Thực hiện bước này trong 24 giờ đầu sau khi bị thương.[10]
    • Các vết trầy xước nông thường không bị bầm tím nhiều, trừ khi ở gần mắt.
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Ngăn ngừa sẹo

  1. 1
    Tránh bóc lớp vẩy hình thành trên vết thương. Đóng vảy là quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể. Nếu bóc lớp vẩy ra, bạn có thể tạo nên một vết sẹo to hơn, dày hơn, vậy nên hãy cố gắng đừng đụng chạm đến nó.[11]
    • Nếu cảm thấy khó mà không cậy lớp vảy, bạn nên băng vết trầy xước lại để không vô thức chạm vào nó.
  2. 2
    Dùng kem chống nắng SPF 30 thoa trên vết trầy xước đã lành. Khi vết trầy xước đã lành, bạn hãy thoa kem chống nắng để bảo vệ vùng da mới lành mỗi khi ra ngoài trời. Tổn thương do nắng có thể tạo nên các vết sẹo sâu hơn và lộ rõ hơn, đặc biệt là trên các vết thương mới lành.[12]
    • Tạo thói quen dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ da khỏi thương tổn vì ánh nắng mặt trời.
    • Đội mũ che nắng để bảo vệ vùng da bị trầy xước khỏi bị đen sạm.
  3. 3
    Hỏi bác sĩ về các liệu pháp điều trị bằng kem hoặc laser. Nếu bạn thực sự lo ngại về sẹo, hãy hỏi bác sĩ xem có những cách nào để giảm nguy cơ. Bác sĩ có thể đề xuất các liệu pháp như thuốc tiêm steroid, kem bôi steroid hoặc liệu pháp laser.[13]
    • Các vết trầy xước thường nông nên hiếm khi cần phải can thiệp y tế để trị sẹo. Tuy nhiên, nếu bị trầy xước nhiều hoặc vết thương nằm ở vị trí nổi bật trên mặt, bạn nên nói chuyện với bác sĩ cho yên tâm.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Rửa sạch các vết trầy xước càng sớm càng tốt và giữ ấm cho vùng da bị thương để đẩy nhanh quá trình hồi phục.[14]
  • Luôn luôn giữ cho vùng da bị trầy xước sạch và khô để vết thương mau lành.[15]
  • Ăn uống lành mạnh với thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E và kẽm để giúp chữa lành các vết trầy xước, và đừng quên uống nhiều nước.

Cảnh báo

  • Tìm sự chăm sóc y tế nếu vết thương không ngừng chảy máu sau 10 phút ép cầm máu. Có thể vết thương của bạn cần được khâu.[16]
  • Nếu vết trầy xước bị sưng, đau dữ dội hoặc có mủ thì có lẽ nó đã bị nhiễm trùng. Hãy nhanh chóng tìm sự chăm sóc y tế.[17]

Những thứ bạn cần

Làm sạch các vết trầy xước

  • Khăn vải
  • Xà phòng
  • Thuốc mỡ kháng khuẩn
  • Băng cá nhân

Chữa lành các vết trầy xước

  • Băng cá nhân
  • Sáp dầu (kem Vaseline)
  • Túi chườm đá (tuỳ ý)

Ngăn ngừa sẹo

  • Kem chống nắng SPF 30

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Nhận biết ngón tay bị gãyNhận biết ngón tay bị gãy
Điều trị ngón chân bị vấpĐiều trị ngón chân bị vấp
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này có đồng tác giả là Luba Lee, FNP-BC, MS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 2.887 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 2.887 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo