Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Vết cắn của người là một trong những vết thương bị xem nhẹ nhất bởi rất nhiều người sai lầm khi cho rằng chúng không nguy hiểm như vết cắn của động vật.[1] Tuy nhiên, với những loại vi rút và vi khuẩn có trong miệng người, bạn cần phải thật sự nghiêm túc xử lý vết cắn này.[2] Bằng cách đánh giá cẩn thận vết thương, sơ cứu và tham khảo ý kiến bác sỹ, bạn có thể xử lý vết thương do người cắn để ngăn ngừa bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào, chẳng hạn như nhiễm trùng.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Sơ cứu

  1. 1
    Tìm hiểu bệnh sử của người cắn. Nếu có thể, hãy hỏi người cắn bạn bệnh sử của họ để biết chắc liệu họ đã được tiêm phòng đầy đủ và không mắc chứng bệnh nghiêm trọng nào, chẳng hạn như viêm gan. Điều đó giúp bạn xác định loại hình điều trị phù hợp cũng như sự cần thiết của khám bác sỹ.
    • Nếu không thể xác định bệnh sử của người cắn, hãy thực hiện sơ cứu và đến gặp bác sỹ.
    • Hai bệnh đáng lo ngại nhất là viêm gan B và uốn ván. Dù không xảy ra với mỗi vết cắn, viêm gan và uốn ván có thể phát triển, đặc biệt là với vết thương bị nhiễm trùng.[3]
    • Dù khó nhưng HIV và viêm gan B vẫn có thể lây truyền qua tai nạn này.[4] Nếu bị cắn bởi người không quen, hãy tiến hành xét nghiệm HIV để được yên tâm.
  2. 2
    Đánh giá vết thương. Ngay khi bị người cắn, hãy quan sát vị trí vết cắn. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương và cố gắng xác định cách thức xử lý tốt nhất.[5]
  3. 3
    Cầm máu. Nếu bị chảy máu, ép vết thương bằng khăn hoặc gạc y tế sạch và khô. Đừng thực hiện bất kỳ sơ cứu nào cho đến khi kiểm soát được việc chảy máu để tránh bị mất máu quá nhiều.[9]
  4. 4
    Rửa vết thương. Một khi đã cầm được máu, rửa vết thương bằng nước và xà phòng. Điều này giúp rửa sạch mọi vi khuẩn và có thể giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng.[13]
  5. 5
    Bôi thuốc mỡ kháng sinh lên vùng bị thương. Kem hay thuốc mỡ kháng sinh sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng. Chúng cũng có thể làm giảm sưng tấy, giảm đau và giúp vết thương mau lành.[20]
    • Bạn có thể dùng thuốc mỡ kháng sinh như neomycin, polymyxin B và bacitracin để chống nhiễm trùng.[21]
    • Chúng có ở hầu hết các hiệu thuốc và cửa hàng tạp hóa cũng như các trang phân phối trực tuyến.
  6. 6
    Băng vết thương bằng gạc y tế sạch. Thay gạc khô, sạch hay tiệt trùng mới khi vết thương không còn chảy máu và đã được rửa sạch. Điều này giúp hạn chế sự tiếp xúc với vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng.[22]
  7. 7
    Theo dõi triệu chứng nhiễm trùng. Nếu vết cắn không quá lớn và/hoặc quyết định tự xử lý, quan sát và phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng là rất quan trọng trong việc phòng ngừa nhiều vấn đề y tế nghiêm trọng, bao gồm nhiễm trùng huyết.[23]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Điều trị Y tế

  1. 1
    Đến gặp bác sỹ. Nếu vết cắn làm rách da hoặc không lành sau khi sơ cứu, hãy đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt. Để tối thiểu hóa rủi ro nhiễm trùng hay tổn thương dây thần kinh, có thể bạn sẽ cần đến điều trị chuyên sâu hơn những gì tự làm được được tại nhà.[27]
    • Việc gặp bác sỹ khi vết người cắn làm rách da là cần thiết bởi khi đó, vết thương rất dễ nhiễm trùng.[28] Vết thương rách da nên được điều trị y tế cho vết thương rách da trong vòng 24 giờ.[29]
    • Nếu vết thương không ngừng chảy máu hoặc vết cắn làm dịch chuyển mô quan trọng, hãy đến phòng cấp cứu.[30]
    • Nếu có bất kỳ lo lắng nào, dù là với vết cắn nhỏ nhất hay chỉ một vết xước đến từ miệng người, hãy trao đổi với bác sỹ.[31]
    • Trình bày cách thức bạn bị cắn để giúp bác sỹ xác định cách điều trị cho bạn hoặc có được giúp đỡ nếu là tình huống bạo lực.[32]
    • Bác sỹ sẽ khám và ghi nhận tình trạng của bạn, bao gồm vị trí vết thương và khả năng tổn thương dây thần kinh hoặc dây chằng.[33]
    • Tùy vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn, bác sỹ có thể yêu cầu xét nghiệm máu hoặc chụp phim.[34]
  2. 2
    Cho phép bác sỹ lấy mọi dị vật có trong vết thương. Nếu có dị vật nào trong vết thương của bạn, chẳng hạn như răng, bác sỹ sẽ loại bỏ chúng, giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng và đôi khi còn giải thoát bạn khỏi cơn đau.[35]
  3. 3
    Nếu vết cắn nằm ở mặt, hãy nhờ bác sỹ thẩm mỹ khâu vết thương. Với vết cắn rõ trên mặt, bác sỹ điều trị nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sỹ thẩm mỹ để sau khi khâu, vết thương phục hồi tốt với ít sẹo nhất.
    • Việc vết khâu bị ngứa khá phổ biến. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng một lớp mỏng thuốc mỡ kháng sinh để giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng.[36]
  4. 4
    Uống kháng sinh để chống nhiễm trùng. Có thể bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn một vài loại kháng sinh khác nhau trong trường hợp vết thương do người cắn. Chúng có thể tối thiểu hóa nguy cơ phát triển của nhiễm trùng.
  5. 5
    Tiêm phòng uốn ván. Nếu chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng năm năm, bác sỹ có thể sẽ chỉ định một mũi nhắc cho bạn. Nó giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng dẫn đến uốn ván, hay chứng khít hàm.[40]
  6. 6
    Xét nghiệm bệnh truyền nhiễm. Nếu không rõ tiền sử bệnh của người cắn, bác sỹ có thể sẽ kiểm tra sự lây truyền của bệnh truyền nhiễm như HIV và viêm gan B đều đặn. Nó không chỉ giúp xác định mọi nguy cơ nhiễm bệnh mà còn giúp bạn yên tâm.[43]
  7. 7
    Dùng thuốc giảm đau. Việc đau trong vài ngày sau khi bị cắn là hoàn toàn bình thường. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo chỉ định của bác sỹ để giảm bớt đau đớn và sưng tấy.
    • Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay acetaminophen. Ibuprofen cũng có thể giúp làm giảm sưng tấy sau phẫu thuật.
    • Nếu thuốc không kê đơn không có tác dụng với bạn, bác sỹ có thể sẽ chỉ định một loại giảm đau dành cho bạn.[45]
  8. 8
    Khắc phục tổn thương với phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu có một vết cắn cực kỳ nghiêm trọng và dẫn đến mất mô, bác sỹ có thể sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ. Phẫu thuật này giúp phục hồi làn da về tình trạng ban đầu chỉ với vết sẹo nhỏ.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Đừng đặt vùng bị thương vào miệng. Hãy kiềm chế phản ứng tức thời thông thường này. Mầm bệnh có trong vết người cắn còn nguy hiểm hơn cả ở vết cắn của động vật. Nuốt chúng bằng cách đặt vết cắn vào miệng không hề khôn ngoan chút nào.

Bài viết wikiHow có liên quan

Sử dụng túi chườm nước nóng
Xử lý khi cắn phải lưỡiXử lý khi cắn phải lưỡi
Quấn băng ngón tay cái
Lấy dằm dưới móngLấy dằm dưới móng
Lấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi ChânLấy Mảnh kính vỡ Ra khỏi Chân
Nhanh chóng Hết Buồn NônNhanh chóng Hết Buồn Nôn
Sống sót qua thảm họa tận thếSống sót qua thảm họa tận thế
Lấy dị vật ra khỏi taiLấy dị vật ra khỏi tai
Loại bỏ dằm đâm sâu trong daLoại bỏ dằm đâm sâu trong da
Chữa lành đầu gối bị trầy xướcChữa lành đầu gối bị trầy xước
Xử lý khi bị Mèo CàoXử lý khi bị Mèo Cào
Chữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tayChữa vết bỏng phồng rộp trên ngón tay
Xử lý Vết đốt do Bọ chétXử lý Vết đốt do Bọ chét
Nhận biết ngón tay bị gãyNhận biết ngón tay bị gãy
Quảng cáo
  1. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-severe-bleeding/basics/art-20056661
  2. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-severe-bleeding/basics/art-20056661
  3. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-severe-bleeding/basics/art-20056661
  4. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-human-bites/basics/art-20056633
  5. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/hand-washing/art-20046253
  6. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-human-bites/basics/art-20056633
  7. http://www.nhs.uk/chq/Pages/1054.aspx?CategoryID=72&
  8. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  10. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  11. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-human-bites/basics/art-20056633
  12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3585263
  13. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-human-bites/basics/art-20056633
  14. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  15. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  16. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  17. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-human-bites/basics/art-20056633
  18. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-human-bites/basics/art-20056633
  19. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-human-bites/basics/art-20056633
  20. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00003
  21. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-human-bites/basics/art-20056633
  22. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-human-bites/basics/art-20056633
  23. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00003
  24. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00003
  25. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=a00003
  26. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  27. http://www.mayoclinic.org/first-aid/first-aid-cuts/basics/art-20056711
  28. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  29. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  30. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  31. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  32. http://www.cdc.gov/vaccines/pubs/pinkbook/downloads/tetanus.pdf
  33. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  34. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  35. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/
  36. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2776367/

Về bài wikiHow này

Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017. Bài viết này đã được xem 51.929 lần.
Chuyên mục: Sơ cứu và Cấp cứu
Trang này đã được đọc 51.929 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo