Tải về bản PDF Tải về bản PDF

wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách vô hiệu hóa hoặc xóa những ứng dụng yêu cầu quyền truy cập cấp cao (còn gọi là quyền truy cập root) để gỡ cài đặt chứ không thể xóa theo cách thông thường trên thiết bị Android.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Vô hiệu hóa ứng dụng hệ thống và mặc định

  1. 1
    Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) trên Android. Nếu thiết bị của bạn chưa root thì bạn chỉ có thể vô hiệu hóa ứng dụng được cài đặt sẵn chứ không thể xóa hoàn toàn. Thao tác vô hiệu hóa sẽ ngăn ứng dụng chạy cũng như hiển thị trong danh sách Apps. Để tiến hành, bạn nhấn vào ứng dụng Settings hình bánh răng xám nằm trong danh sách Apps.
    • Nếu thiết bị đã được root, bạn có thể sử dụng công cụ đặc biệt để xóa ứng dụng hệ thống.
    • Nếu bạn không biết lấy quyền truy cập root trên điện thoại Android là làm gì thì có thể thiết bị của bạn chưa được root. Bạn có thể thử root thiết bị bằng cách bẻ khóa bootloader (bộ tải khởi động).
  2. 2
    Nhấn vào Applications, Apps hoặc Application manager (Quản lý ứng dụng). Có thể bạn cần cuộn xuống để tìm mục Device (Thiết bị), tuy nhiên một số thiết bị Android có các thẻ nằm đầu trình đơn Settings để bạn có thể truy cập nhanh hơn.
    • Trên thiết bị Samsung, bạn cần nhấn vào Applications trước, sau đó chọn Application manager.
    • Từ ngữ trong phần cài đặt và bố cục của menu sẽ khác nhau tùy vào thiết bị Android.
  3. 3
    Nhấn vào nút More (Thêm) hoặc ở góc trên bên phải danh sách ứng dụng.
  4. 4
    Nhấn vào Show system apps (Hiển thị ứng dụng hệ thống). Danh sách các ứng dụng hệ thống cũng như ứng dụng mà bạn đã tải sẽ hiện ra. Tuy nhiên, chúng ta không thể vô hiệu hóa toàn bộ ứng dụng hệ thống.
  5. 5
    Cuộn trên danh sách để tìm ứng dụng mà bạn muốn vô hiệu hóa.
  6. 6
    Nhấn vào ứng dụng để xem chi tiết hơn.
  7. 7
    Nhấn vào nút Uninstall updates (Gỡ cài đặt bản cập nhật) nếu có. Nếu ứng dụng đã được cập nhật, bạn cần loại bỏ những bản cập nhật này trước thì mới có thể tiến hành vô hiệu hóa.
  8. 8
    Nhấn vào nút Force stop (Buộc dừng). Nếu ứng dụng đang chạy thì bạn cần dừng ứng dụng lại trước khi tiến hành vô hiệu hóa.
  9. 9
    Nhấn vào nút Disable (Vô hiệu hóa). Lưu ý: chúng ta có thể vô hiệu hóa đa số (không phải tất cả) ứng dụng được cài sẵn trên máy, còn các tiến trình hệ thống thiết yếu thì không.
  10. 10
    Nhấn vào Yes để xác nhận. Ứng dụng sau khi bị vô hiệu hóa sẽ ngừng chạy và không còn nằm trong danh sách ứng dụng.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Xóa ứng dụng hệ thống (chỉ trên máy root)

  1. 1
    Lấy quyền truy cập root trên thiết bị Android. Quá trình này khác nhau trên mỗi dòng máy Android, vì thế có rất nhiều cách để thảo luận. Tuy nhiên, không phải dòng máy Android nào cũng có thể root được. Thông thường khi lấy quyền truy cập root, bạn sẽ cần bẻ khóa bootloader.
  2. 2
    Mở Play Store. Bạn cần tải một ứng dụng đặc biệt có khả năng vô hiệu hóa tất cả ứng dụng trên thiết bị đã root từ Play Store.
  3. 3
    Tìm kiếm "Titanium Backup." Đây là một trong những tiện ích phổ biến dành cho người dùng thiết bị Android đã bẻ khóa. Vốn dĩ chức năng của ứng dụng là tạo các bản sao lưu, nhưng bên cạnh đó tiện ích này cũng có thể xóa những ứng dụng mà bạn không thể loại bỏ theo cách thông thường.
  4. 4
    Nhấn vào Install (Cài đặt). Để xóa ứng dụng thì bạn không cần phải dùng đến phiên bản Pro. Bạn chỉ cần nhấn vào Install cạnh phiên bản ứng dụng miễn phí.
  5. 5
    Nhấn vào Open (Mở). Nút này hiện ra sau khi ứng dụng cài đặt xong.
  6. 6
    Nhấn vào Grant (Đồng ý) đối với quyền Superuser (Người dùng cấp cao). Titanium Backup sẽ được cấp quyền truy cập root để có thể xóa ứng dụng hệ thống.
    • Nếu Titanium Backup không thể lấy quyền truy cập cấp cao nghĩa là thiết bị của bạn đã không được bẻ khóa đúng cách. Bạn cần xem lại hướng dẫn root của thiết bị để chắc rằng mọi thao tác đã được thực hiện đúng.
  7. 7
    Nhấn vào nút Backup/Restore (Sao lưu/Khôi phục). Tùy chọn nằm đầu màn hình sau khi Titanium Backup khởi chạy.
  8. 8
    Cuộn trên danh sách để tìm ứng dụng mà bạn muốn xóa. Danh sách gồm tất cả ứng dụng và dịch vụ đã cài đặt trên thiết bị.
    • Bạn có thể nhấn vào "Click to edit filters" (Nhấp để chỉnh sửa bộ lọc) và tìm theo từ khóa cụ thể, chẳng hạn như "messages."
  9. 9
    Nhấn vào ứng dụng để hiển thị nhiều chi tiết hơn.
  10. 10
    Vuốt từ trái sang phải để chuyển sang thẻ "Backup properties" (Thuộc tính sao lưu).
  11. 11
    Nhấn vào nút Backup! (Sao lưu). Bản sao lưu của ứng dụng sẽ được tạo, phòng trường hợp thiết bị gặp vấn đề khi thiếu đi ứng dụng. Nếu hệ thống trở nên không ổn định sau khi ứng dụng bị xóa, bạn có thể khôi phục lại ứng dụng.
  12. 12
    Nhấn vào nút Un-install! (Gỡ cài đặt).
  13. 13
    Nhấn vào Yes sau khi đọc cảnh báo. Bạn nên ghi nhớ điều này thật kỹ. Nếu bạn xóa đi tiến trình hệ thống quan trọng nào đó của hệ điều hành, có thể bạn phải cài đặt lại hoàn toàn ROM của Android.
  14. 14
    Lặp lại quá trình với bất kỳ ứng dụng khác mà bạn muốn xóa. Hãy trở lại danh sách và xóa thêm ứng dụng mà bạn muốn. Bạn nên loại bỏ một hoặc hai ứng dụng rồi kiểm tra thử hệ thống một lúc, bằng cách này thì bạn sẽ biết ngay ứng dụng nào là nguyên nhân nếu có phát sinh lỗi.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Tắt tính năng kiểm soát của phụ huynh trên AndroidTắt tính năng kiểm soát của phụ huynh trên Android
Gỡ nút gọi khẩn cấp trên AndroidGỡ nút gọi khẩn cấp trên Android
Tắt Chế độ An toàn (Safe Mode) trên thiết bị AndroidTắt Chế độ An toàn (Safe Mode) trên thiết bị Android
Kết nối tai nghe không dây với điện thoại AndroidKết nối tai nghe không dây với điện thoại Android
Khôi phục Samsung Notes trên Samsung GalaxyKhôi phục Samsung Notes trên Samsung Galaxy
Gia tăng bộ nhớ trong của điện thoại AndroidGia tăng bộ nhớ trong của điện thoại Android
Sử dụng Lucky Patcher trên AndroidSử dụng Lucky Patcher trên Android
Cắt video trên Samsung GalaxyCắt video trên Samsung Galaxy
Gỡ cài đặt bản cập nhật trên AndroidGỡ cài đặt bản cập nhật trên Android
Nhập danh bạ từ tập tin Excel sang điện thoại AndroidNhập danh bạ từ tập tin Excel sang điện thoại Android
Sử dụng cảm biến hồng ngoại trên AndroidSử dụng cảm biến hồng ngoại trên Android
Thoát khỏi Chế độ Safe ModeThoát khỏi Chế độ Safe Mode
Tăng âm lượng microphone trên AndroidTăng âm lượng microphone trên Android
Tải video từ Telegram trên thiết bị AndroidTải video từ Telegram trên thiết bị Android
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 32.033 lần.
Trang này đã được đọc 32.033 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo