Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Cứ đến mùa dị ứng hoặc mùa cảm lạnh, bạn có thể thấy xì mũi sẽ khó hơn khi đeo khuyên mũi. Nói chung thì bạn có thể xì mũi như bình thường với bất kỳ loại khuyên mũi nào. Tuy nhiên, để tránh cảm giác khó chịu và ngăn ngừa nhiễm trùng, thậm chí xảy ra vấn đề nghiêm trọng hơn, chúng tôi đã tập hợp ở đây những lời khuyên hữu ích nhất mà bạn cần nhớ khi xì mũi, bất kể bạn mới xỏ khuyên hay đã quá quen với nó.

1

Rửa tay và dùng khăn giấy sạch

  1. Ngăn ngừa lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng khi chạm tay vào mũi. Cọ rửa tay thật kỹ bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây để loại bỏ mọi vi khuẩn gây bệnh.[1] Mỗi lần xì mũi dùng một tờ khăn giấy sạch, nhất là khi lỗ xỏ khuyên mũi chưa lành hẳn.[2]
    Quảng cáo
2

Hạn chế áp lực đến mức tối thiểu khi xì mũi

  1. Xì mũi nhẹ hơn bình thường. Tránh kéo cả khuyên theo khăn giấy để không vô tình vướng hoặc móc vào khuyên.[3] Hãy thật nhẹ nhàng với lỗ xỏ khuyên mới còn chưa lành (đặc biệt là trong 2-3 tuần đầu khi còn đau), không thì bạn sẽ bị đau hoặc khó chịu.[4]
3

Xì lần lượt từng bên lỗ mũi để giảm áp lực

  1. Chọn cách này nếu bạn có thể bịt một bên mũi một cách thoải mái. Việc xì từng bên lỗ mũi có thể giảm được áp lực đi qua hốc mũi. Ấn nhẹ một ngón tay lên một bên lỗ mũi và xì ra lỗ mũi bên kia, sau đó đổi bên để xì lỗ mũi còn lại.[5]
    Quảng cáo
4

Thử dùng thuốc xịt mũi nếu bạn liên tục phải xì mũi

  1. Làm sạch mũi bằng nước muối xịt mũi hoặc thuốc thông mũi. Nếu bạn thường xuyên bị dị ứng hoặc cảm lạnh, hãy cân nhắc mua thuốc xịt mũi để tránh áp lực đi qua mũi khi xì mũi.[6] Lắc lọ thuốc xịt, nghiêng đầu và xịt vào mũi, hướng về phía tai.[7]
    • Ví dụ, để xịt vào lỗ mũi bên phải, bạn hãy hướng vòi xịt hơi nghiêng về phía tai phải. Góc nghiêng sẽ giúp bạn tránh xịt quá sâu vào trong mũi khiến cho các mô trong mũi mỏng đi và gây chảy máu.
5

Hít hơi nước để làm dịu và thông mũi

  1. Tắm vòi sen nước nóng hoặc hít hơi nước trong bát nước nóng. Liệu pháp xông hơi nước sẽ cung cấp độ ấm và độ ẩm cho mũi, nhờ đó màng nhầy trong mũi sẽ dễ chịu hơn. Bạn còn có thể thêm dầu hoa cúc hoặc dầu bạc hà cay vào nước để tăng cảm giác thư giãn.[8]
    Quảng cáo
6

Dùng khuyên mũi chốt thẳng thay cho khuyên tròn

  1. Chọn cách này nếu bạn dễ bị dị ứng hoặc đang bị bệnh. Nếu đeo khuyên mũi dạng chốt thẳng thay vì khuyên tròn, bạn sẽ không phải lo khăn giấy mắc vào khuyên hoặc gây vướng khi bạn xì mũi.[9] Chọn khuyên mũi dạng chữ L (hoặc loại có hai thanh dẹp dành cho lỗ khuyên vách ngăn) nằm vừa khít bên trong mũi.[10]
    • Khi cần xì mũi, bạn hãy lật thanh bên trong của khuyên cho dựng đứng lên và nằm sát trong mũi. Như vậy, khuyên mũi sẽ không bị dính đầy chất nhầy hoặc bị đẩy mạnh khi bạn xì ra.
    • Bạn có thể lật thanh khuyên mũi xuống nếu cảm thấy làm vậy thoải mái hơn hoặc kéo nó lên và để như vậy cho đến khi các triệu chứng dị ứng hoặc cảm lạnh thuyên giảm.
    • Chỉ chọn cách này nếu lỗ xỏ khuyên đã lành và có thể thay khuyên.
7

Khử trùng trang sức để loại bỏ chất nhầy

  1. Để nguyên khuyên mũi tại chỗ khi làm vệ sinh. Dùng dung dịch muối để khử khuẩn và làm sạch chất nhầy. Đảm bảo dung dịch muối chỉ có thành phần duy nhất là natri chloride 0,9% (đây là dung dịch muối tiêu chuẩn). Bạn có thể dùng bông gòn và dung dịch này để lau sạch mọi chất nhầy đóng vẩy.[11]
    • Không tháo trang sức để ngăn ngừa lỗ xỏ khuyên bị bít. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn mới xỏ khuyên trong vòng 1 năm và vẫn còn chưa lành hẳn.
    • Tự pha dung dịch muối bằng cách hoà tan nửa thìa cà phê (2,5 g) muối với 240 ml nước cất ấm.[12]
    Quảng cáo
8

Rửa lỗ xỏ khuyên mỗi ngày 2 lần

  1. Nhúng bông gòn vào dung dịch muối và nhẹ nhàng lau chỗ xỏ khuyên. Bạn sẽ thấy hơi xót một chút, nhưng như vậy là bình thường, nhất là khi lỗ xỏ khuyên vẫn đang lành.[13]
    • Đừng dùng ô xy già hoặc cồn tẩy rửa để rửa các lỗ xỏ khuyên, vì nó sẽ gây kích ứng da và khiến cho vết thương lâu lành.
9

Dùng tăm bông để làm sạch chất nhầy đóng vẩy

  1. Dùng tăm bông lau xung quanh bên ngoài lỗ xỏ khuyên. Vùng da xung quanh lỗ xỏ khuyên có thể tích tụ chất nhầy (đặc biệt trong thời gian đang lành) Thay vì dùng ngón tay, bạn hãy dùng tăm bông để cậy các vẩy đóng quanh đó.[14]
    • Bạn cũng có thể dùng gạc không dệt để lau lỗ xỏ khuyên mũi.
    Quảng cáo
10

Giữ sạch lỗ xỏ khuyên khi ngủ ban đêm bằng mẹo dùng áo thun

  1. Bọc gối bằng áo thun sạch mỗi đêm đi ngủ. Khi bị bệnh (hoặc trong thời gian lỗ xỏ khuyên đang lành), bạn cần thường xuyên làm sạch bất cứ thứ gì tiếp xúc với lỗ xỏ khuyên mũi để ngăn ngừa nhiễm trùng. Để không phải giặt vỏ gối hàng ngày, bạn chỉ cần dùng áo thun sạch để bọc gối và thay mỗi đêm.[15]
11

Không cậy mũi

  1. Cậy mũi có thể dẫn đến nhiễm trùng và chảy máu. Các mô trong mũi rất nhạy cảm (và càng nhạy cảm hơn khi có lỗ xỏ khuyên).[16] Nếu bạn thường có nhiều gỉ mũi, hãy uống nhiều nước hơn và thử dùng thuốc xịt mũi.[17]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Tắm rửa sau khi xămTắm rửa sau khi xăm
Loại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũiLoại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũi
Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyênNhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyên
Thông lại lỗ khuyên tai bị bítThông lại lỗ khuyên tai bị bít
Chăm sóc rốn sau khi xỏ khuyênChăm sóc rốn sau khi xỏ khuyên
Điều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùngĐiều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng
Vượt qua Sự đau đớn khi Xăm hìnhVượt qua Sự đau đớn khi Xăm hình
Lỗ xỏ khuyên mau lànhLỗ xỏ khuyên mau lành
Chữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụnChữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụn
Xỏ khuyên núm vúXỏ khuyên núm vú
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Chăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùngChăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùng
Điều trị khuyên mũi bị nhiễm trùngĐiều trị khuyên mũi bị nhiễm trùng
Tạo hình xăm tạm thờiTạo hình xăm tạm thời
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 1.295 lần.
Trang này đã được đọc 1.295 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo