Bài viết này có đồng tác giả là Adam Dorsay, PsyD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.
Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 2.014 lần.
Mối quan hệ lành mạnh cho phép bạn thể hiện cá tính của mình (cả khi có và không có người ấy), mang lại những điều tốt đẹp nhất cho cả hai và khuyến khích cả hai cùng phát triển. Đặc biệt là với một mối tình mới thì tốt nhất là bạn nên đặt nền tảng tích cực và lành mạnh ngay từ đầu. Bằng cách tập trung vào sự tôn trọng và giao tiếp hiệu quả, bạn sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp như ý.
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 3:Giao tiếp hiệu quả
-
1Nói ra suy nghĩ của mình. Bạn đừng hy vọng người yêu bạn có thể tự hiểu hoặc “đoán ra” suy nghĩ của mình. Nếu có mong muốn gì hoặc muốn bày tỏ điều gì, bạn cần phải chủ động nói ra.[1] Sẽ không công bằng cho người kia nếu bạn không nói ra nhu cầu của mình. Tương tự như vậy, đừng giữ những điều phiền muộn trong lòng. Nếu khó chịu với điều gì đó, hãy nói cho người kia biết.[2]
- Nếu không biết phải bắt đầu mở lời thế nào, bạn có thể nói rằng: “Em đang suy nghĩ một số thứ và em cần trao đổi với anh”, bạn cũng có thể nói rằng: “Dạo này em thấy hơi khó chịu và em nghĩ là mình cần nói chuyện một chút”.
-
2Chăm chú lắng nghe. Để có một mối quan hệ tốt đẹp thì bạn cần biết khi nào nên nói và khi nào thì nên lắng nghe. Hãy phát triển kỹ năng lắng nghe của mình bằng cách không ngắt lời và để đối phương nói hết những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Hã thực sự lắng nghe và đừng đáp lại gì cả trong khi người kia còn đang nói.[3]
- Dùng kỹ năng nghe chủ động bằng cách nhắc lại nội dung và cảm xúc mà người kia nói. Bạn có thể nói: “Như em nói thì em khó chịu vì anh không nói cho em biết mấy giờ anh sẽ về, và đáng ra anh nên nói cho em biết điều đó trước vì em rất lo lắng cho anh đúng không”.
-
3Tạo dựng các giới hạn lành mạnh. Đặt ra giới hạn không phải để bạn cảm thấy bị mắc kẹt mà để duy trì sự tôn trọng và hiểu được những kỳ vọng trong mối quan hệ giữa bạn và người ấy.[4] Nếu cảm thấy không thoải mái với điều gì đó thì bạn hãy nói ra và cùng thảo luận với người ấy xem cần điều chỉnh việc đó thế nào và mỗi người cần thay đổi ra sao. Nếu một người muốn dành nhiều thời gian ở cùng nhau nhưng người còn lại không muốn thì các bạn cần thống nhất với nhau xem thời gian ở gần nhau và xa nhau bao nhiêu là phù hợp.
- Ví dụ, bạn có thể muốn đặt ra giới hạn về tình dục (không ngoại tình) và giới hạn xã hội (mỗi tuần có một tối dành cho bạn bè và các hoạt động khác).
- Đừng để người ấy kiểm soát bạn và cũng đừng đặt ra giới hạn để kiểm soát họ. Đặt ra giới hạn có nghĩa là tôn trọng lẫn nhau và cùng nhau thỏa hiệp để có một mối quan hệ tốt đẹp.
-
4Giao tiếp rõ ràng. Việc thiếu sự giao tiếp rõ ràng trong một mối quan hệ có thể nhanh chóng khiến một người trở nên cực kỳ tồi tệ. Khi có mong muốn hoặc nhu cầu gì đó, bạn cần nói rõ ràng với người ấy. Đừng nói bóng gió hoặc hoặc nói để lấy lòng người ta khi trong lòng bạn thì chẳng vui vẻ gì. Hãy dùng đại từ nhân xưng “ngôi thứ nhất” để diễn đạt cảm xúc, quan sát hoặc chia sẻ quan điểm của bạn. Đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất cho phép bạn diễn đạt những suy nghĩ của bản thân một cách rõ ràng, trực tiếp và thể hiện trách nhiệm với chính những suy nghĩ và cảm xúc của mình khi không đổ lỗi hay buộc tội người khác.
- Để giao tiếp một cách hiệu quả, bạn hãy dùng cấu trúc: “Em/anh nghĩ/cảm thấy/muốn...khi...bởi vì…”. Ví dụ, “Em rất bực mình khi anh cứ quên đóng cửa vì bụi sẽ bay đầy vào trong nhà”.
-
5Biểu đạt cảm xúc. Hãy chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của bạn với người ấy, đồng thời sẵn sàng đón nhận những cảm xúc mới. Bạn cần thể hiện sự quan tâm đến cảm xúc của đối phương và hỗ trợ họ trong những lúc căng thẳng. Việc kết nối cảm xúc với nửa kia của mình sẽ giúp bạn dễ dàng cảm thông với những gì họ đang phải trải qua.[5]
- Nếu cảm thấy mình chưa kết nối được cảm xúc với người ấy thì bạn hãy bắt đầu bằng cách hỏi những câu hỏi về cảm nhận của họ (và đừng đổ lỗi hay giả định gì cả) .Bằng cách khai thác cảm xúc của đối phương, bạn sẽ thấu hiểu và thương mến họ hơn.
-
6Tâm sự. Thỉnh thoảng hãy dành thời gian để nói về mối quan hệ của hai bạn. Đôi khi những thay đổi sẽ xảy đến hoặc do công việc bận rộn mà bạn lỡ mất thời gian để kết nối và trò chuyện với nửa kia của mình. Bạn có thể trò chuyện với người ấy về mục tiêu và những kỳ vọng cho mối quan hệ của hai người, vì đôi khi chúng có thể thay đổi. Việc phớt lờ những vấn đề khó nói hoặc hy vọng chúng sẽ tự biến mất rất có thể sẽ khiến tình cảm rạn nứt.[6]
- Ví dụ, bạn có thể mở lời rằng: “Hôm qua mình to tiếng với nhau, em vẫn ổn chứ? Nếu còn khó chịu hay khúc mắc điều gì thì cứ nói với anh, đừng giữ trong lòng”.
- Hãy hỏi người kia xem họ có cùng suy nghĩ về kỳ vọng cho mối quan hệ của hai người không. Bạn có thể thảo luận về việc dọn về sống chung, đời sống tình dục có thỏa mãn không, hôn nhân, sinh con hoặc kế hoạch chuyển nhà. Hãy rõ ràng về những mong muốn của bạn và suy nghĩ của người ấy.
Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:Đối xử tốt với nhau
-
1Tạo dựng nền tảng dựa trên sự tôn trọng. Lúc ban đầu thì mối quan hệ nào cũng rất vui vẻ và thú vị, nhưng điều quan trọng là bạn cần đảm bảo mình và người ấy đến với nhau dựa trên sự tôn trọng. Hãy yêu cầu người ấy tôn trọng bạn.[7] Đồng thời, hãy cố gắng luôn luôn tôn trọng nhau, kể cả khi nóng giận.
- Những mong muốn, suy nghĩ và cảm xúc của mỗi người đều có giá trị. Hãy cho đối phương biết rằng bạn quan tâm đến cảm nhận của họ. Sự tôn trọng lẫn nhau là một yếu tố quan trọng để xây dựng nên một mối quan hệ lành mạnh.[8]
- Hãy trò chuyện với người ấy về việc xây dựng sự tôn trọng trong mối quan hệ của hai người. Hãy thống nhất những việc “được làm” và “không được làm”, chẳng hạn như cách xưng hô hoặc giới hạn trong quan hệ tình dục.
- Bạn có thể đưa ra các quy tắc “chiến tranh lịch sự” như sau:[9]
- Không sỉ nhục
- Không đổ lỗi
- Không chửi mắng om sòm
- Không dùng bạo lực
- Không nói chia tay/đòi ly hôn
- Không nói một cách áp đặt về suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm của đối phương
- Không ra khỏi nhà
- Lần lượt lên tiếng
- Dành thời gian tự kiểm điểm bản thân nếu cần
- Khiến đối phương hạnh phúc
-
2Trân trọng nhau. Mối quan hệ lành mạnh là một mối quan hệ và cả bạn và người kia đều cảm thấy được trân trọng. Các mối quan hệ thường được xây dựng dựa trên rất nhiều điều nhỏ nhặt xếp chồng lên nhau. Hãy nói “cảm ơn” tất cả những điều người ấy làm cho bạn và thay vì chỉ chăm chăm vào những sai lầm và khuyết điểm của người kia, hãy tập chung và những điều tốt đẹp họ mang đến.[10] Khi người ấy làm gì đó cho bạn, hãy nói cảm ơn và thể hiện sự trân trọng của mình.
- Hãy hỏi xem người ấy muốn bạn thể hiện sự trân trọng như thế nào. Bạn có thể viết lời nhắn, làm một tấm thiệp hoặc cố gắng nói “cảm ơn” thật nhiều.
- Hãy cho người ấy biết bạn muốn được trân trọng thế nào. Hãy nói rằng “Em thực sự rất vui khi anh ghi nhận những điều em làm cho anh”.
-
3Dành thời gian chất lượng cùng nhau. Việc chuyển từ giao tiếp trực tiếp sang giao tiếp qua thiết bị kỹ thuật số thật dễ dàng. Tuy nhiên, đôi khi sự thiếu vắng ngôn ngữ bằng lời hoặc sự giao tiếp phi ngôn ngữ không tồn tại thì ý nghĩa của sự giao tiếp cũng không còn nữa. Việc dành thời gian chất lượng với nhau sẽ giúp củng cố mối quan hệ và gia tăng sự gắn kết giữa bạn và nửa kia của mình.[11]
- Hãy tìm những hoạt động mà các bạn có thể thường xuyên làm cùng nhau, có thể chỉ đơn giản là cùng thưởng thức một tách cà phê mỗi sáng hoặc cùng đọc sách mỗi tối.
- Cùng nhau thử một điều mới mẻ cũng là một cách thú vị để dành thời gian cho nhau. Bạn không cần làm gì quá điên rồ - chỉ cần đi ăn tối ở một nhà hàng mới hoặc thưởng thức một món ăn mới cũng sẽ là một trải nghiệm thú vị.
-
4Cho nhau không gian. Không ai có thể chu toàn mọi thứ và mọi vai trò cho một người nào khác. Hãy để nửa kia của mình có thời gian với bạn bè, gia đình và sở thích của anh/cô ấy. Việc mỗi người có bạn bè và những hoạt động yêu thích riêng là rất quan trọng. Khi mới yêu, có thể bạn sẽ muốn hai người dành mọi giây phút bên nhau, nhưng nhớ hãy đủ tôn trọng để cho họ thời gian không ở bên mình và hiểu rằng không ở cạnh nhau không phải là điều gì tiêu cực cho chuyện tình cảm của bạn cả. Hãy ủng hộ nửa kia của mình duy trì mối quan hệ bạn bè của anh/cô ấy.[12]
- Tránh từ bỏ bạn bè hoặc tạo áp lực để đối phương từ bỏ bạn bè của họ. Chúng ta cần có bạn bè và sự ủng hộ tinh thần của họ. Tương tự như vậy, đừng cho phép người ấy quyết định bạn có thể gặp gia đình mình hay không.
-
5Sẵn lòng đón nhận thay đổi. Bạn cần biết rằng mối quan hệ của mình có thể sẽ thay đổi theo thời gian. Hãy cho phép bản thân, người ấy và cả chính mối quan hệ mình phát triển. Hãy xem những thay đổi trong mối quan hệ của mình là những cơ hội cho sự phát triển mới. Thay đổi là điều tất yếu, vậy nên hãy mở lòng chào đón và tin tưởng rằng mối quan hệ của hai bạn sẽ thích nghi được.[13]
- Khi thay đổi diễn ra, bạn hãy hít một hơi thật sâu và giải quyết từng thứ một.
Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:Cải thiện một mối quan hệ không lành mạnh
-
1Đến gặp bác sĩ tâm lý. Nếu cảm thấy mối quan hệ của mình có quá nhiều thứ không lành mạnh và muốn cải thiện chúng thì bạn hãy đề nghị người ấy cùng mình đến gặp chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn điều chỉnh những yếu tố độc hại khiến bạn cảm thấy mắc kẹt, chẳng hạn như quát mắng, trách móc, cô lập, suy diễn và giao tiếp không hiệu quả. Họ cũng có thể giúp bạn giải quyết tình trạng trốn tránh cảm xúc, điều chỉnh hành vi và thay đổi quan điểm của bạn về mối quan hệ của chính mình.[14] Đến gặp chuyên gia tâm lý không có nghĩa là bạn đang đặt dấu chấm hết cho mối quan hệ của mình mà có nghĩa là các bạn đang sẵn sàng cùng nhau cố gắng để cải thiện nó.
- Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể tìm đọc các bài biết về chủ đề tham vấn/trị liệu cặp đôi/vợ chồng.
-
2Chấm dứt tình trạng đồng phụ thuộc. Sự rối loạn hành vi trong một mối quan hệ đồng phụ thuộc có thể được hiểu là một người luôn hỗ trợ hoặc giúp đỡ người kia, khiến họ dần trở nên vô trách nhiệm, không trưởng thành, nghiện ngập hoặc có sức khỏe không tốt. Nếu bạn là người giúp đỡ, bạn sẽ cảm thấy tội lỗi nếu không làm vậy dù biết rằng điều đó sẽ làm tổn thương đối phương trong tương lai. [15] Sự đồng phụ thuộc thường bắt nguồn từ thời thơ ấu và liên quan đến sự kìm nén cảm xúc (không lên tiếng cho nhu cầu của mình và giữ im lặng để tránh bất hòa) và không có khả năng nói “không”.
- Bạn và người ấy có thể tách ra khỏi những người khác và ngoài mối quan hệ của hai người ra thì không có bạn bè.
- Hãy tự giáo dục bản thân về sự đồng phụ thuộc và dành thời gian xác định các hành vi từ bỏ nhu cầu và lợi ích bản thân của bạn (hoặc người ấy).[16] Bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ một chuyên gia tham vấn cá nhân hoặc cặp đôi.
- Bạn có thể tìm đọc các bài viết liên quan đến chủ đề đồng phụ thuộc (codependent) để tìm hiểu kỹ hơn.
-
3Tôn trọng sự riêng tư của đối phương. Yêu nhau không có nghĩa là các bạn phải dành mọi giây phút bên nhau và chia sẻ tất cả mọi thứ với nhau. [17] Hãy tôn trọng nhu cầu riêng tư và không gian riêng của đối phương. Nếu cảm thấy ghen tuông, hãy nhắc nhở bản thân rằng ghen tuông chỉ là một thứ cảm giác của riêng bạn mà có khi chẳng liên quan gì đến hành động của người ấy cả.
- Đừng yêu cầu đối phương phải cho bạn biết mật khẩu của các tài khoản xã hội hoặc email. Hãy tôn trọng sự riêng tư và luôn luôn đặt niềm tin ở họ.
- Việc bạn hoặc người yêu bạn luôn luôn giám sát mọi hành động của nhau không phải là một hành vi lành mạnh. Nó có thể xuất phát từ sự kiểm soát, ghen tuông và sẽ là nhân tố đầu độc mối quan hệ của hai người.
-
4Lưu ý các dấu hiệu bạo hành. Các mối quan hệ cần được xây dựng dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng chứ không phải là quyền lực và sự kiểm soát. Có thể lúc đầu bạn không nghĩ nhiều về một số hành vi nhưng những hành vi thiếu tôn trọng sẽ để lại dấu ấn. Nếu người yêu của bạn có hành vi chiếm hữu, lăng mạ, la mắng, làm nhục hoặc thiếu tôn trọng theo bất kỳ cách nào, hãy lưu ý. Không lý do nào có thể bào chữa cho sự bạo hành. Bạo hành là một lựa chọn cá nhân và bạn không cần phải là nạn nhân của nó.[18]
- Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết Cách để nhận biết mối quan hệ mang tính bạo hành tiềm tàng.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200410/relationship-rules
- ↑ http://www.loveisrespect.org/healthy-relationships/
- ↑ https://www.cmhc.utexas.edu/vav/vav_healthyrelationships.html
- ↑ http://www.loveisrespect.org/healthy-relationships/
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/relationships/relationship-help.htm
- ↑ https://www.cmhc.utexas.edu/vav/vav_healthyrelationships.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200410/relationship-rules
- ↑ http://www.loveisrespect.org/healthy-relationships/
- ↑ http://www.nathancobb.com/fair-fighting-rules.html
- ↑ https://www.cmhc.utexas.edu/vav/vav_healthyrelationships.html
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/relationships/relationship-help.htm
- ↑ https://www.cmhc.utexas.edu/vav/vav_healthyrelationships.html
- ↑ https://www.cmhc.utexas.edu/vav/vav_healthyrelationships.html
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201203/5-principles-effective-couples-therapy
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/presence-mind/201307/are-you-in-codependent-relationship
- ↑ http://www.mentalhealthamerica.net/co-dependency
- ↑ http://www.loveisrespect.org/healthy-relationships/
- ↑ http://www.loveisrespect.org/healthy-relationships/