Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn đã có một ý tưởng cơ bản để viết truyện nhưng chưa biết phải bắt đầu như thế nào? Không thiếu gì bài dạy cách viết khi bạn đã có cốt truyện hoặc cách triển khai cốt truyện khi bạn đã có sẵn bộ khung của truyện. Nhưng phải làm thế nào nếu bạn chưa có gì hết ngoài ý tưởng? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn tạo một cốt truyện từ đầu đến cuối, bất kể đó là một cuốn truyện tranh dành cho thiếu nhi hay là một bộ sử thi gồm bảy phần.

  1. 1
    Tìm ý tưởng. Nếu có một ý tưởng đang ẩn nấp ở đâu đó trong đầu bạn thì tuyệt vời! Nếu không, bạn hãy động não, lập bản đồ tư duy, hoặc làm theo một trong vô số các bài tập tạo ý tưởng mà bạn có thể tìm thấy trên các trang web. Ban đầu bạn sẽ chưa cần nghĩ ra một câu chuyện – nhưng bạn thực sự cần có một ý tưởng, dù chỉ lờ mờ. Ý tưởng có thể khởi đầu với bất cứ thứ gì: một câu từ, một gương mặt, một nhân vật hoặc một tình huống, miễn là nó lý thú và khơi gợi cảm hứng.
  2. 2
    Biến ý tưởng thành một câu chuyện. Nhớ thêm vào một tình tiết bất ngờ nho nhỏ, vì đây là diễn biến đắt giá của câu chuyện. Nếu đã quen với phương pháp tạo ý tưởng kiểu “bông tuyết” hoặc kiểu ”từ trên xuống” thì bạn sẽ không lạ gì với bước này. Vậy thì, làm thế nào để bạn biến một ý tưởng mơ hồ về một cô gái có cặp mắt đen huyền thành một ý tưởng của câu chuyện? Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng truyện bao gồm hai yếu tố: nhân vật và sự xung đột. Dĩ nhiên là còn có nhiều yếu tố khác nữa, chẳng hạn như chủ đề, bối cảnh, góc nhìn của người kể chuyện và những chi tiết linh tinh khác, nhưng phần cốt lõi của mọi câu chuyện vẫn là các nhân vật đi kèm với xung đột. Vậy thì, hãy lấy ví dụ về cô gái mắt đen. Với mục tiêu tạo ra một nhân vật có sự xung đột, chúng ta sẽ bắt đầu với những câu hỏi và tự trả lời. Cô ấy là ai? Cô ấy muốn gì? Điều gì cản trở cô ấy trên bước đường đi đến đích? Khi trong đầu bạn xuất hiện một nhân vật với sự xung đột nào đó thì bạn đã có ý tưởng cho câu chuyện. Hãy viết ra ý tưởng đó.
  3. 3
    Biến ý tưởng của bạn thành cốt truyện. Bây giờ sẽ đến phần khó nhất. Bạn đã có ý tưởng hay cho một câu chuyện, nhưng làm thế nào để chuyển nó thành cốt truyện? Vâng, tất nhiên là bạn có thể chỉ việc đặt bút lên giấy và xem nó sẽ dẫn bạn đi đến đâu, nhưng nếu bạn nghiêng về cách đó thì hẳn là từ đầu đã không tìm đến bài viết này phải không? Bạn cần một cốt truyện. Thế thì, đây là điều bạn cần làm: bắt đầu từ kết truyện.
  4. 4
    Vâng, đúng vậy, hãy bắt đầu từ kết truyện. Rốt cuộc cô gái mắt đen có chinh phục được người đàn ông của nàng không? Hay cô ấy để chàng lọt vào tay cô nàng giàu có kia? Hãy nghĩ ra cái kết trước, và nếu điều này cũng không làm lóe lên một vài tình tiết trong cốt truyện hoặc cả cốt truyện, bạn hãy đọc tiếp phần sau.
  5. 5
    Nghĩ về các nhân vật. Giờ thì bạn đã có xung đột, có nhân vật, có tình huống mở đầu và tình huống kết thúc. Nếu bạn vẫn cần sự hỗ trợ để tìm một cốt truyện thì điều cần làm bây giờ là nghĩ về các nhân vật của bạn. Thêm thắt vào cho các nhân vật đó. Tạo ra cho họ những thứ như bạn bè, gia đình, nghề nghiệp, những giai thoại, những biến cố trong cuộc sống, những nhu cầu, những ước mơ và hoài bão.
  6. 6
    Xây dựng các tình tiết của cốt truyện. Khi đã có các nhân vật và kết cục của câu chuyện, bạn hãy đặt các nhân vật vào thế giới của họ và hình dung những hoạt động của họ. Nhớ ghi chép lại. Có thể một trong số các nhân vật đã giành được vị trí thăng tiến to lớn trong nghề nghiệp. Có thể cô gái mắt đen kia tham gia cuộc thi bơi với cô nàng đỏng đảnh giàu có nọ. Có thể bạn thân của cô gái phát hiện ra rằng cô ấy chưa bao giờ từ bỏ anh chàng trong mộng của mình. Hãy nghĩ về những hành động mà nhân vật có thể làm để tác động đến thế giới của họ, cũng như những sự việc diễn ra xung quanh có thể ảnh hưởng đến nhân vật.
  7. 7
    Gắn các tình tiết của truyện vào cốt truyện. Giờ thì phần thú vị đã bắt đầu. Một số kiến thức về cấu trúc truyện có thể giúp ích cho bạn ở đây. Với mục đích mà chúng ta đang bàn đến, phương pháp phân tích của Freytag có lẽ là hữu ích nhất. Cấu trúc của truyện thường bao gồm năm phần:
    • Giới thiệu – cuộc sống bình thường của nhân vật dẫn đến "biến cố khởi đầu" thúc đẩy họ bước vào xung đột.
    • Xung đột dâng cao: các xung đột, đấu tranh và các cạm bẫy mà nhân vật phải đối mặt trên hành trình vươn tới các mục tiêu. Trong cấu trúc ba cảnh, cảnh thứ hai thường là phần phong phú nhất của truyện.
    • Cao trào – phần quan trọng nhất! Đây là điểm mà mọi thứ dường như có thể hoặc không thể xảy ra, và nhân vật phải quyết định hành động ra sao để chiến thắng hoặc chấp nhận thua trong danh dự. Bước ngoặt của truyện xuất hiện khi xung đột lên đến đỉnh điểm.
    • Xung đột giảm dần – các sự việc được diễn giải sau cao trào, nhân vật thắng hay thua, mọi đầu mối rời rạc được kết nối lại, kết quả dẫn đến…
    • Đoạn kết – trở lại một cuộc sống bình thường với sự cân bằng mới nhưng khác biệt (hoặc có thể không quá khác biệt) so với “cuộc sống bình thường” ở phần giới thiệu của nhân vật.
  8. 8
    Đặt các tình tiết của câu chuyện mà bạn vừa nghĩ ra vào đâu đó trong cốt truyện và kể ngược lại hoặc đi tới. Kết cục của truyện thường rơi vào phần xung đột giảm dần hoặc đoạn kết của truyện, mặc dù nếu tài giỏi (hoặc may mắn), bạn có thể đi đến kết luận ở phần cao trào. Nếu không có cao trào, bạn hãy nghĩ về cách giải quyết mà bạn mong muốn và sự kiện cần có để đạt được điều đó. Mọi tình tiết dẫn đến sự kiện này kể từ đầu truyện chính là “xung đột dâng cao”. Mọi hệ quả đến từ sự kiện này là “xung đột giảm dần”. Bất cứ chi tiết nào không phù hợp với một trong hai phần này đều không nên xuất hiện trong truyện, trừ khi nó nằm trong cốt truyện phụ.
  9. 9
    Thay đổi hoặc xây dựng lại cốt truyện nếu cần thiết. Bây giờ bạn đã có một cốt truyện có thể viết thành truyện. Cốt truyện của bạn có thể không phức tạp và chưa thật hấp dẫn, nhưng bạn đã có đủ chất liệu để bắt đầu viết. Một khi đã quyết định những cảnh nào sẽ minh họa tốt nhất cho chuỗi sự kiện dẫn đến cao trào, bạn có thể điều chỉnh các tình tiết, thậm chí thay đổi cả cao trào. Điều này là hoàn toàn bình thường. Viết lách là quá trình sáng tạo, và những công việc như vậy không bao giờ hoàn hảo ngay từ đầu!
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đặt mình vào vị trí của nhân vật. Họ sẽ nói gì? Họ sẽ hành động hoặc phản ứng ra sao? Thay vì trả lời trên quan điểm của bản thân (điều này sẽ không tạo ra được một nhân vật thật thuyết phục), bạn hãy trả lời từ góc nhìn của nhân vật. Ngoài ra, khi xây dựng cốt truyện, bạn nên giữ khoảng cách, vì các sự kiện kịch tính xảy ra liên tiếp có thể gây nhàm chán và lặp đi lặp lại. Bạn cần phải đem lại sự bất ngờ cho độc giả. Khi miêu tả cảm xúc, bạn cần phải đưa vào nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, bởi cảm xúc của con người luôn thay đổi, và đâu phải lúc nào chúng ta cũng có một cảm giác như nhau đúng không? Chúng ta vui sướng vào lúc này rồi lại buồn phiền vào lúc khác, vì thế bạn cũng cần phải cân nhắc về bản tính con người trong nhân vật.
  • Tạo sự cân bằng cho cảm xúc trong truyện. Nếu bạn đang viết một câu chuyện bi kịch, hãy thêm thắt một chút hài hước. Nếu câu chuyện của bạn có cái kết hoàn mỹ, bạn hãy thêm vào chút bi kịch ở đâu đó trong truyện.
  • Ghi lại các ý tưởng thú vị mà bạn nghĩ ra. Một số ý tưởng có thể thích hợp cho cốt truyện mà bạn định viết, nhưng nếu không, bạn có thể để dành cho câu chuyện sau. Một câu chuyện cần có nhiều ý tưởng khác nhau, và sẽ dễ dàng hơn nhiều nếu bạn bắt đầu với nhiều ý tưởng thay vì chỉ có một ý tưởng và rồi lúng túng không biết phải làm gì tiếp theo.
  • Nhớ rằng, một cốt truyện được hình thành từ động cơ của nhân vật. Bạn nên nhấn mạnh vào việc xây dựng nhân vật trước khi định đưa ra một sự kiện chính trong truyện. Nếu chưa phát triển tính cách nhân vật, làm sao bạn biết họ sẽ phản ứng như thế nào với những sự kiện nào đó trong truyện?
  • Nếu định viết truyện có nhân vật phản diện, bạn hãy tạo động cơ cho họ. Khi bạn đã nghĩ đến điều này, việc tạo ra cốt truyện sẽ dễ dàng hơn.
  • Khi đã nghĩ ra động cơ của các nhân vật, bạn hãy bám sát vào đó. Việc bạn cố áp đặt cho một nhân vật tham gia vào một tình tiết trong truyện sẽ khiến nhân vật đó có vẻ giả tạo và phi lý. Hãy tin vào nhân vật của bạn, dựa vào hoàn cảnh của họ để giải quyết xung đột – như vậy câu chuyện sẽ phát triển một cách tự nhiên!
  • Bạn có thể dựa vào những người quen biết ngoài đời để làm nguyên mẫu đưa vào truyện. Như vậy bạn sẽ dễ dàng đặt mình vào vị trí của nhân vật hơn.
  • Bắt đầu với một phác thảo thật sơ lược cho câu chuyện (điều gì xảy ra ở phần đầu, phần giữa và phần kết), sau đó thêm thắt các chi tiết cho đến khi hoàn thành cốt truyện. Cố gắng không xây dựng cốt truyện từ đầu đến cuối, vì điều này rất khó thực hiện và sẽ mất nhiều thời gian.
  • Đừng vội vã. Công việc này có thể tốn thời gian, nhưng nếu bạn càng dành nhiều thời gian và công sức để hoàn thành thì kết quả sẽ càng xứng đáng.

Bài viết wikiHow có liên quan

Viết nhanh hơnViết nhanh hơn
Viết tiểu thuyếtViết tiểu thuyết
Viết nên một câu chuyện hayViết nên một câu chuyện hay
Viết Bài luậnViết Bài luận
Viết nhật kýViết nhật ký
Viết chữ đẹp hơn
Viết bài cảm nhậnViết bài cảm nhận
Viết email nhắc nhở hiệu quảViết email nhắc nhở hiệu quả
Viết Đặt vấn đềViết Đặt vấn đề
Viết kịch bảnViết kịch bản
Viết tốt một câu chủ đềViết tốt một câu chủ đề
Viết kịch bản phimViết kịch bản phim
Viết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải)Viết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải)
Viết một lá thư thân mậtViết một lá thư thân mật
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 59 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 37.189 lần.
Trang này đã được đọc 37.189 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo