Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn có thể đếm từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng để biết mình đã mang thai được bao nhiêu tuần. Tuy nhiên, nếu có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì bạn sẽ phải đi siêu âm để biết được tuổi thai. Trên thực thế thì phương pháp xác định tuổi thai đáng tin cậy nhất vẫn là đến gặp bác sĩ, dù phương pháp này cũng không tuyệt đối chính xác. Nếu không thì theo nhiều người, bạn có thể tự đếm số tuần mang thai hoặc tính bằng một ứng dụng trực tuyến trên mạng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Đi khám bác sĩ

  1. 1
    Xác nhận bạn có thai trong lần khám đầu tiên. Điều đầu tiên bác sĩ sẽ làm khi bạn đến khám là xác nhận bạn mang thai. Bác sĩ cũng có thể sẽ ghi lại bệnh sử của bạn, bao gồm thông tin về chu kỳ kinh nguyệt; làm cả xét nghiệm máu cũng như nước tiểu để đảm bảo bạn không gặp vấn đề gì về sức khỏe.[1] Bác sĩ có thể cũng sẽ hỏi bạn có đang dùng thuốc gì không để để phòng trường hợp thuốc đó không được dùng khi mang thai.[2]
  2. 2
    Khám sức khỏe. Bạn có thể sẽ cần phải khám sức khỏe, bao gồm làm xét nghiệm Pap smear (sàng lọc ung thư cổ tử cung) để phát hiện các bệnh liên quan, kiểm tra huyết áp và đo cân nặng.[3] Để xác định bạn đã mang thai được bao nhiêu tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước tử cung, thường là bằng cách ấn nhẹ tay vào vùng bụng. Cách này sẽ giúp bác sĩ ước lượng được tuổi thai.[4]
  3. 3
    Siêu âm. Bạn có thể đi siêu âm và đo kích thước của thai nhi vào khoảng từ tuần 10 đến 14 của thai kỳ. Bác sĩ siêu âm sẽ đo kích thước em bé bằng máy và xác định tuổi thai chính xác hơn.[5]
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Tính theo chu kỳ kinh nguyệt

  1. 1
    Xác định chu kỳ kinh nguyệt cuối. Đa số các bác sĩ sẽ tính số tuần mang thai của bạn dựa vào chu kỳ kinh cuối. Để bắt đầu tính, bạn cần nhớ được ngày đầu tiên bắt đầu chu kỳ kinh cuối của mình là ngày nào.[6]
    • Cách tính này chỉ chính xác nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn tương đối đều, tức là mỗi tháng bạn đều có kinh nguyệt sau một số ngày nhất định, chẳng hạn như sau mỗi 29 ngày.
    • Phương pháp này có thể không đúng với tất cả phụ nữ vì độ chính xác của nó phụ thuộc vào việc bạn có theo dõi chu kỳ kinh của mình chặt chẽ hay không.
  2. 2
    Đếm số tuần. Khi đã xác định được ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối, bạn có thể đếm số tuần để biết mình đã mang thai được bao lâu. Khi đếm số tuần, bạn đừng bắt đầu từ tuần một. Khi đã kết thúc tuần một thì bạn mới được tính là mang thai một tuần. Chính vì vậy, nếu bạn đang ở tuần thứ mười bốn nhưng chưa kết thúc tuần này thì bạn vẫn chỉ được tính là mang thai mười ba tuần.[7]
  3. 3
    Xác định ngày dự sinh. Ngày dự sinh của em bé sẽ rơi vào tuần thứ bốn mươi của thai kỳ. Bạn hãy đếm đến tuần thứ bốn mươi kể từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối để xác định ngày dự sinh. Lưu ý là ngày dự sinh sẽ không hoàn toàn chính xác, khi nào muốn là có thể em bé sẽ ra với mẹ đấy![8]
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Tính bằng một phần mềm trực tuyến

  1. 1
    Tìm phần mềm trực tuyến. Dùng phần mềm tính toán trực tuyến là một cách đơn giản để biết bạn đã mang thai được bao nhiêu tuần. Bạn có thể tự tìm trên mạng, hoặc tham khảo từ trang web http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/due-date-calculator.aspx.[9]
  2. 2
    Nhập thông tin. Bạn sẽ cần nhập một số thông tin như ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối, số ngày chu kỳ kinh của bạn. Chu kỳ kinh trung bình của phụ nữ là 28 ngày, tuy nhiên mỗi người sẽ mỗi khác.[10]
    • Nếu có chu kỳ kinh không đều thì bạn sẽ không dễ dàng tính toán được bằng cách này.
  3. 3
    Gửi thông tin để biết số tuần mang thai. Khi đã nhập xong thông tin, bạn sẽ nhấp vào nút "submit" (gửi). Máy tính sẽ cung cấp cho bạn ước tính của ngày thụ thai, số tuần mang thai và ngày dự kiến sinh.[11]
    • Lưu ý những ngày này chỉ là ước tính. Ngày sinh của em bé có thể thay đổi.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Làm vỡ túi ốiLàm vỡ túi ối
Sinh con tại nhàSinh con tại nhà
Giúp trẻ ợ hơi khi ngủGiúp trẻ ợ hơi khi ngủ
Khắc phục tình trạng tụt núm vúKhắc phục tình trạng tụt núm vú
Mát‐xa cho BéMát‐xa cho Bé
Xoay Ngôi thai ngượcXoay Ngôi thai ngược
Đỡ ĐẻĐỡ Đẻ
Pha bột ăn dặm với sữa công thứcPha bột ăn dặm với sữa công thức
Kiểm tra độ giãn cổ tử cungKiểm tra độ giãn cổ tử cung
Tiêu sữa nhanhTiêu sữa nhanh
Nhận ra một người đang có bầuNhận ra một người đang có bầu
Giảm cân trong khi nuôi con bằng sữa mẹGiảm cân trong khi nuôi con bằng sữa mẹ
Mang thaiMang thai
Chuẩn bị Mang thai ở Tuổi 40Chuẩn bị Mang thai ở Tuổi 40
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này có đồng tác giả là Luba Lee, FNP-BC, MS, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.225 lần.
Chuyên mục: Thiên chức làm mẹ
Trang này đã được đọc 1.225 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo