Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sơn chứa chì được sử dụng phổ biến trong những tòa nhà dân dụng vào đầu và giữa thế kỷ 20. Chì là kim loại có độc tính cao và có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu chẳng may tiếp xúc phải. Mặc dù việc sử dụng loại sơn này đã bị cấm ở nhiều quốc gia (trong đó có một số thành phố ở Mỹ), nhưng sơn chứa chì vẫn còn tồn tại trong những ngôi nhà và cao ốc cũ. Để nhận biết sơn chứa chì, hãy xem xét tuổi thọ công trình, tình trạng và lịch sử của sơn được sử dụng. Sau đó, tiến hành thử sơn để xác định xem thành phần có chì hay không. Bạn có thể tìm cách xử lý để sơn chì không còn là mối hiểm nguy trong không gian sống.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xem xét tuổi thọ, tình trạng và lịch sử lớp sơn

  1. 1
    Xác định xem có phải lớp sơn đã hiện hữu kể từ 1970 hoặc trước đó hay không. Hầu hết những ngôi nhà được xây dựng trước 1970 thường sử dụng sơn chứa chì trên tường, lối ra vào, cầu thang và chân tường. Nếu ngôi nhà khá cũ và bạn biết thời điểm xây dựng là đầu hoặc giữa thế kỷ 20, có thể công trình này đã sử dụng sơn chứa chì.[1]
    • Thông thường, các tòa nhà lịch sử hoặc nhà dân dụng cũ chưa qua cải tạo đều có sử dụng sơn chứa chì.
  2. 2
    Trao đổi với chủ nhà hoặc chủ cũ. Nếu bạn là người đi thuê, hãy hỏi chủ nhà về tuổi đời của bất động sản. Hỏi xem liệu họ có biết nhà mình có sơn chì hay không. Nếu bạn là chủ sở hữu thì có thể liên hệ chủ nhà trước đó để hỏi xem họ có biết về vấn đề sơn chì trong nhà hay không.
  3. 3
    Kiểm tra tình trạng xuống cấp của sơn. Kiểm tra xem sơn trong nhà có bị bong tróc hoặc xuống cấp hay không. Nếu đây là sơn chì thì tình trạng này rất đáng báo động. Sơn chì khi xuống cấp sẽ phân tán bụi chì trong không khí, nếu hít phải sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.[2]
    • Đặc biệt lưu ý phần sơn ở lối ra vào hoặc cầu thang. Những khu vực này thường chịu nhiều tác động nên sẽ hao mòn nhanh hơn, làm cho sơn bị nứt, bong tróc và rơi ra.
    • Nếu bạn nhận thấy tình trạng xuống cấp và nghi ngờ sơn có thể chứa chì, hãy thử sơn để xác định vấn đề càng sớm càng tốt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Kiểm tra sơn

  1. 1
    Thử sơn tại nhà. Bạn có thể mua bộ dụng cụ kiểm tra sơn chì tại cửa hàng vật liệu xây dựng hoặc trên mạng. Bạn sẽ cần một mẫu sơn để thử chì. Những bộ dụng cụ này tương đối rẻ và dễ sử dụng.[3]
    • Lưu ý: kết quả thử nghiệm bằng bộ dụng cụ không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Phương pháp này sẽ không chính xác bằng thử nghiệm của chuyên gia về sơn.
  2. 2
    Nhờ chuyên gia đến kiểm tra sơn. Liên hệ chủ nhà nếu bạn là người thuê để họ sắp xếp một cuộc kiểm tra sơn chuyên nghiệp. Bạn cũng có thể liên hệ tổ chức y tế hoặc dịch vụ kiểm tra chì tại địa phương. Tổ chức/cá nhân có trình độ chuyên môn sẽ kiểm tra sơn trong nhà và cho bạn biết kết quả chính xác với chi phí không đáng kể.[4]
  3. 3
    Nhận định xem lớp sơn chì này có nguy hại không. Chuyên gia sẽ cho bạn biết ngôi nhà có sơn chì hay không, cũng như mức độ nguy hại với sức khỏe (nếu có). Sơn chì khi ở tình trạng tốt, không bong tróc hay rơi ra thì có thể chấp nhận được.[5]
    • Nếu trong nhà có sơn chứa chì và đang ở tình trạng tốt, bạn vẫn nên để ý thường xuyên nhằm đảm bảo sơn không trở thành mối nguy hại hay bắt đầu xuống cấp.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Xử lý sơn chứa chì

  1. 1
    Sơn phủ nếu lớp sơn chứa chì không phải là mối lo ngại. Sơn chứa chì ở tình trạng tốt có thể được sơn đè lên để bao bọc và ngăn khói chì xâm nhập vào nhà. Bạn có thể sử dụng sơn gốc nước hoặc sơn lót chuyên dụng dành cho sơn chứa chì (encapsulant paint) để bao bọc và giữ cho lớp sơn chì không bị bong tróc. Như vậy, sơn chứa chì sẽ không còn là mối lo.[6]
  2. 2
    Bao phủ lớp sơn chứa chì bằng tường thạch cao. Bạn cũng có thể che đi lớp sơn chì bằng bề mặt mới, chẳng hạn như tường thạch cao. Lớp sơn chứa chì sẽ được bảo vệ nhằm hạn chế hư hỏng, tránh phân tán bụi chì vào môi trường sống của gia đình.[7]
  3. 3
    Loại bỏ và thay mới lớp sơn chứa chì. Đây là một quá trình khá nhọc nhằn vì bạn phải chà nhám, rửa sạch hoặc cạo sạch sơn trong khi đeo kính bảo hộ, găng tay và mặt nạ phòng độc. Bụi chì nếu hít phải sẽ rất độc hại, vì thế hãy cân nhắc việc thuê đội ngũ chuyên nghiệp để làm sạch lớp sơn chứa chì và sơn lại bằng sơn gốc nước nhằm đảm bảo an toàn cho bạn cũng như các thành viên trong gia đình.[8]
    • Sơn chứa chì ở lối ra vào, bệ cửa sổ và cầu thang có thể được loại bỏ bằng cách tháo gỡ vật liệu cũ tại đó và thay bằng vật liệu mới.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Dẫn nước bằng ống xi phôngDẫn nước bằng ống xi phông
Sử dụng ghim kẹp tóc mở ổ khóa
Trộn vữaTrộn vữa
Sơn lên nhômSơn lên nhôm
Thay mũi khoan
Ngăn gà vào vườnNgăn gà vào vườn
Đuổi sócĐuổi sóc
Đuổi Sóc khỏi Nhà bạnĐuổi Sóc khỏi Nhà bạn
Tiêu diệt bọ đỏTiêu diệt bọ đỏ
Cách âm cho căn phòng
Mở ổ khóa mà không cần chìa
Tiêu diệt thằn lằnTiêu diệt thằn lằn
Loại bỏ vết sơn xịt dính trên tay
Sửa bồn cầu bị rò rỉ nướcSửa bồn cầu bị rò rỉ nước
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Gregory Cade, JD
Cùng viết bởi:
Luật sư nghề nghiệp & môi trường
Bài viết này đã được cùng viết bởi Gregory Cade, JD. Gregory Cade là Luật sư về nghề nghiệp & môi trường. Với hơn 25 năm kinh nghiệm, ông có kiến thức chuyên sâu về những tổn thương do tiếp xúc với chất độc, ví dụ như thuốc trừ sâu. Ông là thành viên của nhiều tổ chức nghề nghiệp, bao gồm Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, Hiệp hội Quốc gia về Môi trường và Hiệp hội Công lý Hoa Kỳ. Gregory tốt nghiệp bằng Cử nhân Khoa học Tự nhiên và Toán học với trọng tâm là Hóa học và Sinh học, ông còn có bằng Thạc sĩ về Sức khỏe Nghề nghiệp, An toàn và Vệ sinh Công nghiệp từ Đại học Alabama tại Birmingham. Ông cũng có bằng Tiến sỹ luật từ Miles School of Law.
Chuyên mục: Bảo dưỡng Nhà ở
Trang này đã được đọc 478 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo