Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Học cách xác định nấm độc là một phần quan trọng trong kỹ năng hái nấm. Amanita là một chi nấm rất phổ biến, và một số loài nấm độc nhất thuộc chi này. Hãy kiểm tra đặc điểm bên ngoài của nấm và phô nấm. Ngoài ra còn có các loại nấm ăn được nhưng lại mang vẻ ngoài của nấm độc. Hãy học các xác định nấm độc một cách hiệu quả với sách hướng dẫn hoặc tham gia hội nhóm nghiên cứu nấm.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Xác định đặc điểm của chi nấm Amanita

  1. 1
    Nhìn vào màu sắc. Đa phần nấm Amanita có màu đỏ, cam, vàng, trắng, hoặc xám. Một vài Amanita còn có vết ố đỏ khi bị dập hoặc vỡ.[1]
    • Bởi vì một số nấm có màu giống nấm Amanita, bạn không thể xác định nấm độc Amanita chỉ thông qua màu sắc. Hãy kiểm tra thêm các đặc điểm khác như hình dạng mũ, sự hiện diện của vẩy và u nhọt để xác định loại nấm.
  2. 2
    Kiểm tra mũ nấm có hình như chiếc ô. Nấm Amanita có mũ trông như một chữ “U” ngược rộng. Hình dạng này còn gọi là hình chiếc ô.[2]
  3. 3
    Kiểm tra mũ nấm khô hay nhớt. Mọi nấm thuộc chi Amanita, đều có mũ khô, tức không có vẻ nhầy, ướt như các loài khác. Hãy sờ thử mũ nấm, và cảm nhận xem chúng khô hay ướt dính.[3]
    • Nếu trời vừa đổ mưa và bạn không chắc là mũ nấm có độ nhầy thật hay chỉ do trời mưa, thì hãy để mẫu nấm đó và kiểm tra sau 1-2 ngày, để xem mũ nấm có khô không.
  4. 4
    Kiểm tra mũ nấm có vảy hay mụn không. Nhiều loài nấm Amanita có các mảng màu nhạt trên mũ, điểm khiến chúng nổi bật. Chúng cũng có thể là những vảy nâu hay mụn nhọt trắng trên mũ nấm màu đỏ.[4]
    • Mụn nhọt có xu hướng trông như những chấm nổi nhỏ.
    • Các mảng màu trên nấm là những gì còn sót lại của màn bao khi nấm còn nhỏ.
  5. 5
    Đào nấm lên để xem hình dạng củ nấm ở gốc. Hãy dùng dao bỏ túi, nhẹ nhàng đào nấm khỏi mặt đất. Phần gốc dưới cùng thân nấm sẽ có hình cốc rất tròn trịa.[5]
    • Không phải loại nấm nào cũng có củ tròn, nên đây là điểm đặc biệt giúp phân biệt các loại nấm Amanita.
    • Phần này của nấm cũng là một phần của bao nấm khi chúng còn nhỏ.
    • Khi đào nấm, hãy cắt sâu xung quanh nấm để tránh cắt nhầm vào gốc. Bởi vì phần chân nấm hình cốc này rất mỏng manh và dễ rách.[6]
  6. 6
    Quan sát vòng nấm, ở ngay bên dưới mũ nấm. Nhiều loài nấm Amanita có vòng xung quanh thân. Nó có màu trùng với thân nấm nhưng vẫn dễ nhìn ra.[7]
    • Bạn có thể nhìn thấy vòng nấm từ thân nấm trên mặt đất hoặc phải đào lên mới thấy được.
    • Vòng nấm được gọi là khuyên anulus hoặc màn nấm bán phần, đây là một phần của thân nấm khi chúng cao lên và xé thân ra.[8]
  7. 7
    Kiểm tra các mang màu trắng bên dưới mũ nấm. Úp ngược cây nấm lại, và kiểm tra màu sắc mang nấm. Nấm Amanita thường có mang trắng hoặc rất tái, giúp ta dễ phân biệt các loài nấm độc như chúng với nấm ăn được.[9]
  8. 8
    Lấy phôi nấm và kiểm tra xem chúng có phải màu trắng. Dùng dao bỏ túi cắt mũ nấm khỏi thân nấm. Nhẹ nhàng ấn mũ nấm trên một tờ giấy tối màu. Để qua đêm, và kiểm tra xem các bào tử trên giấy có màu trắng hay không.[10]
    • Có một số ít nấm Amanita không có mang màu trắng hoặc nhạt, tuy nhiên, những loài nấm này lại cho ra bào tử màu trắng. Đây là điểm giúp bạn chắc chắn về loài nấm hơn trong quá trình phân biệt.[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Phân biệt các loại nấm giống nhau

  1. 1
    Phân biệt nấm morel thật và giả bằng cách nhìn vào hình dạng và bên trong mũ nấm. Nấm morel thật có mũ đính hoàn toàn vào thân, trong khi nấm morel giả có mũ treo trên thân. Hãy cắt dọc mũ nấm và kiểm tra bên trong. Nấm morel thật sẽ có mũ rỗng, từ phần đầu cho đến điểm cuối của mũ vốn dính vào thân nấm. Ngược lại, mũ nấm morel giả có mặt trong lồi lõm, trông như bông gòn và xơ.[12]
    • Ngoài ra, các cây nấm morel thật thường có mũ tương đồng nhau và dài hơn thân nấm, trông khi nấm morel giả có mũ không đều nhau, bẹp dúm, ngắn hơn thân.
  2. 2
    Lấy phôi nấm để phân biệt nấm ô tán phiến xanh và shaggy parasol. Cả hai loại nấm này đều trông tương tự như nấm mỡ được bày bán ngoài siêu thị. Nấm ô tán phiến xanh là nấm độc và có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu ăn vào, còn shaggy parasol có thể ăn được. Phôi bào tử của ô tán phiến xanh sẽ có màu xanh hoặc xám, còn shaggy parasol sẽ có màu kem.[13]
    • Ở Bắc Mỹ, ô tán phiến xanh là một trong những loài nấm độc bị ăn nhầm nhiều nhất. Chúng thường mọc vào mùa hè, thu, thường là sau đợt mưa lớn.[14]
  3. 3
    Kiểm tra mang nấm để phân biệt nấm mồng gà và nấm đèn ma. Nấm mồng gà có mang giả, tức không thể tách mũ nấm ra mà không làm rách mang nấm. Ngược lại, nấm đèm ma có mang thật, chẻ nhánh, trông như lưỡi dao, và có thể dễ dàng tách ra mà không làm rách mũ nấm.[15]
    • Mang nấm mồng gà trông như đang tan chảy vào thân nấm.
    • Cách phân bố cũng nói lên tên loài nấm. Nấm mồng gà thường mộc gần cây và không mọc theo nhóm lớn. Nấm đèn ma mọc theo từng cụm dày và có thể mọc ở nơi không có cây, như ngay giữa đồng.
    • Nấm mồng gà có thể ăn được, còn nấm đèn ma thì rất độc.[16]
  4. 4
    Dùng phôi bào tử để phân biệt nấm mật ong và loài nấm Galerina chết người. Nấm mật ong an toàn, ăn được sẽ cho ra phôi bào tử trắng, trong khi nấm độc Galerina cho ra màu nâu gỉ. Nấm mật ong cũng có màng bao lớn hơn Galerina.[17]
    • Những loài nấm này trong rất giống nhau và thường mọc ở những vị trí tương tự, như dọc theo cùng một gốc cây. Bạn có thể sẽ hái nhầm vài cây nấm Galerina độc lẫn trong giỏ nấm mật ong, nên điều quan trọng là phải kiểm tra từng cây nấm một.[18]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Giáo dục bản thân về các loài nấm

  1. 1
    Tham gia một nhóm nấm học để học cách xác định các loại nấm. Hãy dùng công cụ tìm kiếm để tìm một nhóm nghiên cứu nấm gần bạn. Bạn có thể tham gia các buổi gặp mặt để đi hái nấm cùng các chuyên gia, nhằm học cách phân biệt nấm ăn được và nấm độc trong khu vực.[19]
    • Tham gia một nhóm nghiên cứu địa phương là cách tốt nhất để học về nấm, bởi họ sẽ là những chuyên gia về các loại nấm có trong vùng. Các loài nấm mọc ở các vùng khác nhau có sự khác biệt đáng kể, nên biết được loài nào an toàn để hái là một kiến thức có giá trị.[20]
  2. 2
    Mua một quyển hướng dẫn thực địa để học về các loài nấm trong vùng. Hướng dẫn thực địa có thể tìm được tại nhà sách địa phương hoặc trên mạng. Hãy chọn một quyển càng cụ thể về nơi bạn sống càng tốt, bởi nó sẽ đề cập đến những giống nấm bạn sẽ gặp khi đi hái.[21]
    • Thư viện địa phương cũng là nơi bạn có thể tìm sách hướng dẫn về nấm.
    • Nếu đã tham gia vào một nhóm nấm học, thì họ sẽ gợi ý cho bạn những quyển hướng dẫn thực địa hay nhất cho khu vực đang ở.
  3. 3
    Chia nấm hái được thành 2 nhóm. Một nhóm nấm bạn đã xác định được giống loài và một nhóm bạn chưa chắc chắn. Hãy mang theo 2 chiếc giỏ khi đi hái nấm hoang và đặt nấm bạn chắc chắn ăn được vào một giỏ, giỏ kia chứa nấm chưa xác định được. Mang nấm chưa xác định đến một chuyên gia để họ xem xét.[22]
    • Sờ vào nấm độc sẽ không gây hại gì. Độc chỉ phát tác khi nấm được nấu lên và ăn.
    • Vài loại nấm rất mỏng manh và dễ bị vỡ thành từng mảnh. Thế nên việc chia nấm thành 2 nhóm rất quan trọng, bởi bạn sẽ không muốn những mảnh nấm độc lẫn lộn với nấm ăn được.[23]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Do số lượng lớn các loài nấm độc, nên không có nguyên tắc rõ ràng nào trong việc phân biệt nấm độc với nấm thường. Làm theo hướng dẫn nghiêm ngặt về đặc điểm của chi nấm Amanita tức là phải tuân thủ một danh sách dài những loại nấm độc và một số loài nấm tương đồng, ăn được, an toàn cũng sẽ mang những đặc điểm tương tự.[24]

Cảnh báo

  • Các loài nấm thường mang dáng vẻ tương đồng. Điều này xảy ra khi các loài nấm độc có dáng vẻ tương tự nấm thường, ăn được. Đó là lý do vì sao việc xác định đúng là điều tối quan trọng.
  • Gọi cấp cứu ngay khi phát hiện bản thân vừa ăn phải nấm độc, hoặc có triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, hoặc khó thở sau khi ăn nấm dại.[25]
  • Không bao giờ ăn nấm dại trừ phi một chuyên gia về nấm xác nhận đó là loại ăn được. Ăn nấm dại mà không có sự xác định đúng đắn giống loài sẽ gây nguy hiểm và hậu quả chết người.
  • Các loại nấm có hình dáng khác nhau dựa theo vùng khí hậu và môi trường chúng sinh sôi. Thế nên, dù bạn xác định được một loài nấm sinh sống trong môi trường nào đó, không có nghĩa là bạn có thể xác định được giống nấm đó khi chúng sinh trưởng ở khu vực khác.[26]

Về bài wikiHow này

Michael Simpson, PhD
Cùng viết bởi:
Nhà sinh vật học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Michael Simpson, PhD. Michael Simpson (Mike) là nhà sinh vật học tại British Columbia, Canada. Anh có hơn 20 năm kinh nghiệm về nghiên cứu sinh thái học, đã hành nghề tại Anh và Bắc Mỹ, với chuyên ngành về thực vật và sự đa dạng sinh học. Mike cũng chuyên về truyền thông khoa học, cung cấp dịch vụ giáo dục và hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án sinh thái học. Mike nhận bằng cử nhân danh dự về sinh thái học và bằng thạc sĩ về xã hội học, khoa học và tự nhiên của Đại học Lancaster tại Anh và bằng tiến sĩ của Đại học Alberta. Anh đã làm việc trong các hệ sinh thái tại Anh, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, làm việc với các cộng đồng thổ dân châu Mỹ, các tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức chính phủ, giới học viện và các nền công nghiệp. Bài viết này đã được xem 1.195 lần.
Trang này đã được đọc 1.195 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo