Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Vì sao người khác lại đối xử với mình như vậy?”. Nếu ai đó (người lạ, bạn bè, hoặc người thân) đối xử tệ với bạn, có lẽ bạn luôn muốn biết nguyên nhân. Bạn sẽ tìm được câu trả lời bằng cách quan sát hành vi của họ và tham khảo ý kiến của người khác. Việc tiếp theo là trao đổi với người đó một cách cởi mở để biết vì sao họ đối xử tệ với bạn. Cuối cùng, hãy học cách thiết lập ranh giới lành mạnh với người không trân trọng bạn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Đánh giá hành vi của người đối xử tệ với bạn

  1. 1
    Liệt kê điều gì khiến họ tỏ thái độ không hài lòng. Để biết vì sao ai đó đối xử tệ với mình, bạn cần phải hiểu rõ điều gì đang xảy ra. Đây là lúc bạn ngẫm nghĩ về cách cư xử của họ đối với bạn. Hành vi nào của họ khiến bạn không thoải mái? Hãy cố gắng xác định rõ ràng và cụ thể từng chi tiết trong hành vi của họ.[1]
    • Viết ra những điều khác thường mà bạn nhận thấy trong hành vi của họ. Ví dụ, họ tỏ vẻ không quan tâm khi bạn trò chuyện cùng họ. Bạn nên viết chính xác điều gì đã xảy ra.
  2. 2
    Đặt bản thân vào vị trí của người đó. Hãy thử nghĩ ra lý do chính đáng cho cách hành xử của họ. Tất nhiên bạn không thể đọc suy nghĩ của người khác, nhưng bạn có thể tưởng tượng sự việc tương tự xảy ra với mình và xác định tác nhân khiến họ hành động như vậy.
    • Ví dụ, có thể họ nhận được tin xấu ở trường và khi bạn đến để trò chuyện, họ đã tỏ thái độ thiếu niềm nở. Cái tin xấu đó có thể là nguyên nhân khiến họ hành xử không đúng mực, chứ không phải vì bạn.[2]
    • Một ví dụ khác là bạn vô tình gạt một người bạn ra khỏi cuộc chơi. Vì bị cho ra rìa, nên họ không vui và nổi trận lôi đình với bạn. Việc nhận ra sai lầm của mình và xin lỗi có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
    • Tuy nhiên, bạn cũng không nên xem nhẹ cảm xúc của mình khi thực hiện việc này. Kể cả khi hiểu nguyên nhân, bạn cũng không nhất thiết phải tha thứ hoặc thỏa hiệp nếu hành động của họ khiến bạn bị tổn thương.
  3. 3
    Quan sát cách họ đối xử với người khác. Để hiểu rõ hơn về hành vi của họ, bạn nên quan sát cách họ tương tác với người khác. Hãy tìm những điểm tương đồng và trái ngược với cách họ đối xử với bạn. Nếu họ đối xử với người khác cũng tệ như với bạn, có lẽ vấn đề không nằm ở bạn. Nếu cách đối đãi của họ với mọi người xung quanh khác hẳn với bạn, có vẻ như họ cố tình đối xử tệ với bạn.
  4. 4
    Tham khảo ý kiến của người khác. Có thể bạn hơi nhạy cảm với cách hành xử không thân thiện của mọi người, vì thế việc tham khảo thêm ý kiến của vài người sẽ cho bạn cái nhìn khách quan hơn. Hãy trao đổi với những người cũng quen biết với người này và xem họ nghĩ gì.[3]
    • Bạn có thể hỏi “Tớ để ý thấy dạo gần đây Xuân có vẻ xấu tính. Cậu có thấy thế không?”
  5. 5
    Cân nhắc bỏ qua chuyện này. Bằng thông tin có được từ việc quan sát và tham khảo ý kiến của nhiều người, bạn sẽ quyết định xem mình nên làm gì tiếp theo. Nếu bạn cho rằng người đó hành động như vậy vì họ đang gặp phải vấn đề cá nhân, có lẽ tốt hơn hết cứ phớt lờ hành vi này và hy vọng mọi chuyện sẽ sớm cải thiện.
    • Tuy nhiên, nếu bạn không thể tìm ra lý do chính đáng hoặc nếu bạn nghi ngờ họ cố tình đối xử tệ với mình, hãy trao đổi trực tiếp với họ.
    • Bạn cần xác định xem người đó có đủ quan trọng để bạn sẵn lòng bỏ qua vấn đề này hay không.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Trao đổi với họ về sự việc đang diễn ra

  1. 1
    Chủ động trò chuyện riêng với người người đó. Nếu bạn quyết định tìm gặp người đó để trao đổi về sự việc đang xảy ra, hãy chọn một thời điểm thật riêng tư. Khi cuộc trò chuyện diễn ra trước sự có mặt của nhiều người khác, vấn đề sẽ càng tồi tệ hơn và bạn sẽ khó mà có được buổi trao đổi thiện chí.[4]
    • Bạn có thể nói “Nam ơi, tớ có thể nói chuyện với cậu một chút không?”
  2. 2
    Mô tả hành vi mà bạn đang chứng kiến và cảm nhận của bạn trước hành vi đó. Khi chỉ còn bạn và người đó, hãy nói ra điều mà bạn nhận thấy trong hành vi của họ. Việc tiếp theo là diễn ra cảm xúc của bạn khi chứng kiến điều đang diễn ra.[5]
    • Bạn nên nói ra những gì mà mình đang gặp phải, chẳng hạn như “Suốt cả tuần nay, tớ để ý thấy mỗi khi tớ chào cậu, cậu đều không nói gì cả”.
    • Tiếp theo, hãy diễn tả cảm xúc của bạn trước hành động đó bằng cách nói “Tớ cảm thấy tổn thương khi bị phớt lờ”.[6]
  3. 3
    Yêu cầu họ giải thích. Sau khi mô tả cách hành xử của người đó, bạn có thể yêu cầu họ giải thích vì sao lại hành động như vậy.
    • Bạn thử đề nghị bằng cách nói “Cậu có thể giải thích vì sao lại hành động như vậy không?”
    • Tuy nhiên, họ có thể không thừa nhận hành vi của mình hoặc từ chối giải thích. Một số người thậm chí còn đổ lỗi cho bạn.
  4. 4
    Thiết lập ranh giới của bạn. Bạn không thể kiểm soát cách người khác đối xử với mình, nhưng bạn có thể cho họ biết rằng bản thân muốn được đối đãi như thế nào. Hãy thực hiện việc này bằng cách thiết lập ranh giới lành mạnh. Nếu ai đó đối xử tệ với bạn, bạn sẽ dễ dàng xác định ranh giới nào đã bị phá vỡ. Bây giờ bạn chỉ cần cho họ biết không nên lặp lại hành động đó.[7]
    • Chẳng hạn như với ví dụ trên, bạn có thể nói “Nếu cậu tiếp tục phớt lờ tớ, tớ sẽ không chào cậu nữa”.
    • Một ví dụ khác liên quan đến phản ứng của bạn khi bị xúc phạm. Ranh giới của bạn sẽ được thể hiện qua cách nói “Đừng gọi tớ bằng cái tên đó nữa. Nếu cậu không dừng lại, tớ sẽ báo với thầy cô”.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Nhận sự đối đãi mà bạn xứng đáng

  1. 1
    Không chấp nhận việc bị đối xử tệ. Đừng cảm thấy tội lỗi khi bạn chống lại hành vi xấu và thiết lập ranh giới của mình. Bạn xứng đáng được tôn trọng và bạn là người quyết định điều đó. Khi bất kỳ ai đối xử tệ với bạn, hãy trao đổi điều đó với họ và nói ra cách mà bạn muốn được đối đãi.[8]
  2. 2
    Giữ khoảng cách với người đó. Nếu ai đó tiếp tục đối xử tệ với bạn, hãy dừng gặp gỡ họ và kết thúc mối quan hệ ngay. Đây là cách nói rằng bạn không chấp nhận hành vi của họ và bạn không dung túng cho điều đó.
    • Nếu họ hỏi vì sao bạn chấm dứt mối quan hệ, bạn chỉ cần nói “Tôi làm như vậy để bảo vệ bản thân vì bạn không đối xử với tôi như cách mà môi mong muốn”.
  3. 3
    Cho người khác biết bạn muốn được đối đãi như thế nào. Cách bạn đối xử với bản thân cũng cho người khác biết bạn muốn được đối xử ra sao. Hãy cho người quen, bạn bè và người thân biết sự đối đãi mà bạn muốn nhận được bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn cho bản thân.[9]
    • Ví dụ, bạn không nên xem thường hoặc nói những điều tiêu cực về bản thân trước mặt người khác. Hãy đi đứng và hành động một cách tự tin, với đầu ngẩng cao và ngực vươn thẳng.
    • Bạn cũng có thể cho người khác biết họ nên đối xử với bạn như thế nào bằng cách đưa ra yêu cầu rõ ràng (“Tôi thực sự cần phải trao đổi với ai đó”) hoặc bằng việc ủng hộ khi được đối xử đúng mực (“Cảm ơn bạn đã tôn trọng sự riêng tư của tôi”).[10]
  4. 4
    Tôn trọng người khác. Hãy dùng sự ân cần và tử tế để làm mẫu cho cách đối đãi mà bạn mong muốn nhận được từ người khác. Nói lời dễ nghe và tích cực khi trao đổi với người khác thay vì xem thường hoặc nói xấu. Tôn trọng người khác và họ sẽ tôn trọng bạn.[11]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Quên một NgườiQuên một Người
Khiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vãKhiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vã
Đối phó với kẻ nói xấu sau lưngĐối phó với kẻ nói xấu sau lưng
Đối phó với Kẻ Bắt nạtĐối phó với Kẻ Bắt nạt
Khiến người yêu cũ quay về bên bạnKhiến người yêu cũ quay về bên bạn
Đuổi khéo khách ra khỏi nhàĐuổi khéo khách ra khỏi nhà
Trò chuyện với người yêu cũTrò chuyện với người yêu cũ
Trả thù người yêu cũ ái kỷTrả thù người yêu cũ ái kỷ: 12 cách để khiến họ thất vọng
Từ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậmTừ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậm
Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"
Đối mặt với sự phản bội của bạn bèĐối mặt với sự phản bội của bạn bè
Quên đi tình cũ mà bạn còn yêuQuên đi tình cũ mà bạn còn yêu
Vượt qua các vấn đề về lòng tin trong mối quan hệVượt qua các vấn đề về lòng tin trong mối quan hệ
Nhận biết Nếu Đang bị Bạn bè Lợi dụngNhận biết Nếu Đang bị Bạn bè Lợi dụng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Klare Heston, LCSW
Cùng viết bởi:
Nhân viên công tác xã hội y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Klare Heston, LCSW. Klare Heston là nhân viên xã hội lâm sàng độc lập được cấp phép tại Ohio. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Khối thịnh vượng chung Virginia năm 1983. Bài viết này đã được xem 9.387 lần.
Trang này đã được đọc 9.387 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo