Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Trong nhà có quá nhiều kiến chính là dấu hiệu cho thấy một tổ kiến mới đã xuất hiện ở khu vực trong hoặc xung quanh nhà bạn. Để tồn tại, mỗi tổ kiến đều cần có một con kiến chúa, vì kiến chúa là cá thể chịu trách nhiệm thực hiện chức năng sinh sản trong đàn. Để giải quyết tận gốc vấn đề về kiến, bạn cần xác định được đâu là kiến chúa dựa vào các đặc điểm về kích thước, cánh (hoặc các điểm gắn kết cánh), phần ngực lớn, và vị trí của nó ở giữa tổ.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Xem xét đặc điểm ngoại hình của kiến

  1. 1
    Kiểm tra kích thước. Đối với nhiều loài kiến, kiến chúa thường lớn hơn nhiều so với kiến thợ. Nếu bạn bắt gặp một con kiến to khác thường thì nhiều khả năng đó chính là kiến chúa.[1]
    • Kiến chúa sẽ gây chú ý bởi ngoại hình to hơn những con kiến xung quanh nó hoặc những con kiến khác mà bạn từng thấy.
    • Bạn cũng cần lưu ý xem lũ kiến trong nhà mình thuộc loài nào. Nếu là loài kiến cắt lá, kiến chúa thường sẽ to hơn kiến thợ.[2] Tuy nhiên, nếu đó là loài kiến lửa và kiến thợ mộc thì kiến thợ cũng sẽ có nhiều kích thước khác nhau.[3] Do vậy, nếu bạn chỉ dựa vào kích thước thì sẽ rất khó có thể phân biệt được đâu là kiến chúa, đâu là kiến thợ.
  2. 2
    Kiểm tra cánh kiến. Trong nhiều đàn kiến, kiến chúa bẩm sinh đã có cánh. Khi trưởng thành, nó sẽ phải bay đến một tổ kiến khác để tiến hành giao phối. Một con kiến có cánh rất có thể chính là kiến chúa.[4]
    • Một vài con kiến đực cũng có cánh, nhưng chúng sẽ ít gây chú ý hơn. Những con kiến đực có cánh nhìn chung sẽ mảnh khảnh và nhỏ hơn kiến chúa vốn thường có kích thước lớn hơn.
  3. 3
    Kiểm tra dấu hiệu của sự rụng cánh. Những con kiến chúa sẽ rụng cánh vào một thời điểm nhất định trong vòng đời của chúng. Nếu cúi xuống và nhìn vào phần giữa thân kiến, bạn có thể thấy những vết sần nhỏ nhô ra từ hai bên thân. Đó là những điểm gắn kết cánh, một dấu hiệu cho thấy đôi cánh đã từng tồn tại. Khi kiến chúa đã rụng cánh thì những điểm gắn kết này là dấu hiệu cho biết có thể bạn đã tìm ra nó.[5]
  4. 4
    Kiểm tra phần ngực kiến. Ngực kiến là phần cơ thế nối giữa đầu và bụng. Kiến chúa thường sẽ có phần ngực to lớn và đồ sộ hơn so với kiến thợ.[6]
    • Vì phần ngực kiến chúa đã từng có chức năng nâng đỡ đôi cánh nên nó sẽ đồ sộ và vạm vỡ hơn ngực của kiến thợ.
    • Ngực của kiến chúa chiếm hơn một nửa kích thước cơ thể, tỉ lệ này lớn hơn rất nhiều so với kiến thường.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Xem xét các yếu tố khác

  1. 1
    Chú ý đến khu vực mà bạn tìm ra con kiến. Nếu không chắc chắn làm thế nào để xác định được kiến chúa khi chỉ dựa vào ngoại hình, bạn cần xem xét nơi đã tìm ra nó. Những con kiến chúa thường được tìm thấy ở giữa tổ. Chúng thích những khu vực ẩm ướt, chẳng hạn như khúc gỗ mục. Nếu bạn tìm thấy một con kiến ẩn náu ở khu vực ẩm ướt trong hoặc xung quanh nhà, đặc biệt là trong khúc gỗ ẩm, thì nhiều khả năng đó chính là kiến chúa.[7]
  2. 2
    Xem xét đó có phải là loài kiến quân đội hay không. Đa phần các loài kiến đều có con chúa to hơn, với phần ngực lớn hơn những con khác, và bạn có thể dễ dàng phân biệt được nó với đám kiến thợ. Tuy nhiên, loài kiến quân đội là một trường hợp ngoại lệ. Kiến chúa của loài kiến quân đội có phần ngực nhỏ hơn và nhìn rất giống với những con khác trong đàn. Nếu bạn gặp phải loại kiến này thì việc xác định kiến chúa có vẻ sẽ khó khăn hơn.[8] Kiến quân đội có bụng hình bầu dục rõ nét hơn so với các loài kiến khác. Chúng có ăng-ten trên đầu và miệng có hai hàm cấu tạo giống cái kéo.[9]
  3. 3
    Tham khảo ý kiến chuyên gia. Nếu bạn không tìm được kiến chúa, hãy tham khảo dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp. Kiến có thể trở thành một vấn đề thực sự trong nhà bạn. Nếu bạn không thể tự mình tìm ra kiến chúa, hay không xác định được đó là loài kiến gì, hãy truy cập vào trang vàng (trang cung cấp danh bạ các doanh nghiệp) để liên hệ với các nhà cung cấp dịch vụ diệt côn trùng chuyên nghiệp.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn cần cẩn thận khi tiếp xúc với kiến chúa. Kiến chúa luôn được các con khác trong đàn bảo vệ và chúng có thể sẽ cắn bạn nếu cảm thấy con chúa bị đe dọa.

Bài viết wikiHow có liên quan

Chữa bệnh bong bóng ở cáChữa bệnh bong bóng ở cá
Nuôi nòng nọcNuôi nòng nọc
Chăm sóc cá bảy màuChăm sóc cá bảy màu
Xác định ong chúa trong đàn ong mậtXác định ong chúa trong đàn ong mật
Cứu cá vàng sắp chếtCứu cá vàng sắp chết
Xác định Gà trống hay Gà máiXác định Gà trống hay Gà mái
Nhận biết cá mang thaiNhận biết cá mang thai
Phân biệt giữa cóc và ếchPhân biệt giữa cóc và ếch
Nuôi bọ ngựaNuôi bọ ngựa
Phân biệt cá vàng đực và cáiPhân biệt cá vàng đực và cái
Chăm sóc rùa tai đỏChăm sóc rùa tai đỏ
Xác định Loại Thức ăn dành cho RùaXác định Loại Thức ăn dành cho Rùa
Nhận biết cá betta mắc bệnhNhận biết cá betta mắc bệnh
Loại bỏ ếch nháiLoại bỏ ếch nhái
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 15.428 lần.
Chuyên mục: Động vật
Trang này đã được đọc 15.428 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo