Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Đây là bài viết hướng dẫn cách tìm thông tin bo mạch chủ của máy tính. Thường thì bạn chỉ có thể thực hiện việc này trên máy tính Windows, vì bạn không thể nâng cấp hoặc thay thế bo mạch chủ của máy tính Mac. Để tìm thông tin bo mạch chủ, bạn có thể dùng Command Prompt hoặc chương trình miễn phí Speccy. Một cách khác giúp bạn xác định loại bo mạch chủ là mở thùng CPU của máy tính. Cuối cùng, bạn có thể tìm thông tin bo mạch chủ của máy Mac bằng cách tìm số seri của máy tính Mac và từ đó tìm kiếm thông tin của bo mạch chủ qua mạng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Sử dụng Command Prompt trên Windows

  1. 1
  2. 2
    Nhập command prompt vào Start. Thao tác này sẽ tìm kiếm chương trình Command Prompt trên máy tính.
  3. 3
  4. 4
    Nhập lệnh tìm thông tin bo mạch chủ. Bạn cần nhập lệnh sau vào Command Prompt:
      wmic baseboard get product, manufacturer, version, serialnumber
      
    • Ấn Enter.
  5. 5
    Xem thông tin của bo mạch chủ. Thông tin cần tìm thường hiển thị bên dưới các tiêu đề sau:
    • Manufacturer (Nhà sản xuất) - Tên nhà sản xuất bo mạch chủ hiển thị tại đây. Thường thì đó cũng là tên của công ty sản xuất máy tính.
    • Product (Sản phẩm) - Số hiệu sản phẩm của bo mạch chủ.
    • Serial number (Số seri) - Số seri của từng bo mạch chủ.
    • Version (Phiên bản) - The version number for your motherboard.
  6. 6
    Tìm kiếm bo mạch chủ trên mạng. Nếu bạn bị thiếu bất kỳ thông tin nào kể trên, hãy nhập thông tin mà bạn có kèm theo từ "motherboard" vào công cụ tìm kiếm.
    • Bạn có thể dùng phần thông tin này để xác định loại phần cứng phù hợp với máy tính.
    • Nếu bạn không tìm được thông tin bo mạch chủ, hãy thử phương pháp tiếp theo.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Sử dụng Speccy trên Windows

  1. 1
    Mở trang Speccy. Bạn cần truy cập https://www.piriform.com/speccy bằng trình duyệt.
  2. 2
    Nhấp vào Download Free Version (Tải phiên bản miễn phí). Đây là nút màu xanh lá ở bên trái trang.
  3. 3
    Nhấp vào Free Download (Tải về miễn phí) khi được hỏi. Thao tác này sẽ đưa bạn đến trang lựa chọn đường dẫn.
  4. 4
    Nhấp vào đường dẫn "Piriform". Bạn sẽ thấy đường dẫn hiển thị bên dưới tiêu đề "Download from" (Tải về từ) bên dưới phần "Speccy Free" (Speccy miễn phí). Chương trình Speccy liền được tải về máy tính sau cú nhấp chuột.
    • Nếu tập tin không được tải về ngay, bạn có thể nhấp vào Start Download (Bắt đầu tải về) ở đầu trang để tải chương trình.
  5. 5
    Cài đặt Speccy. Nhấp đúp vào tập tin cài đặt, rồi thực hiện như sau:
    • Nhấp vào Yes (Có) khi được hỏi.
    • Đánh dấu vào ô "No thanks, I don't need CCleaner" (Không, tôi không cần CCleaner) ở bên dưới góc phải.
    • Nhấp vào Install (Cài đặt).
    • Chờ Speccy hoàn tất việc cài đặt.
  6. 6
    Nhấp vào Run Speccy (Khởi động Speccy) khi được hỏi. Đó là nút màu tím ở giữa cửa sổ cài đặt. Speccy liền mở ra.
    • Nếu bạn không muốn thấy ghi chú phát hành trực tuyến của Speccy, trước tiên hãy bỏ chọn ô "View release notes" (Xem ghi chú phát hành) bên dưới nút Run Speccy.
  7. 7
    Nhấp vào Motherboard (Bo mạch chủ). Đây là thẻ ở bên trái cửa sổ Speccy.
  8. 8
    Xem thông tin của bo mạch chủ. Bên dưới tiêu đề "Motherboard" ở phía trên cửa sổ, bạn sẽ thấy thông tin nhà sản xuất, chủng loại, phiên bản và nhiều chi tiết khác về bo mạch chủ.
    • Bạn có thể dùng thông tin này để xác định loại phần cứng phù hợp với máy tính.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Tìm thông tin bo mạch chủ của máy Mac

  1. 1
  2. 2
    Nhấp vào About This Mac (Thông tin máy Mac). Đây là lựa chọn ở gần phía trên trình đơn đang hiển thị.
  3. 3
    Ghi chú số seri. Xem số ở bên phải tiêu đề "Serial Number" (Số seri).
  4. 4
    Tìm loại bo mạch chủ của máy Mac. Mở công cụ tìm kiếm mà bạn thích (chẳng hạn như Google), rồi nhập số seri của Mac theo sau đó là từ "motherboard" và ấn Return. Thao tác này sẽ cho bạn thấy danh sách các loại bo mạch chủ phù hợp.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Tìm thông tin bo mạch chủ theo cách trực quan

  1. 1
    Tắt nguồn máy tính. Đảm bảo tất cả dữ liệu của bạn đã được lưu, rồi ấn nút "Power" (Nguồn) ở mặt sau thùng CPU của máy tính.
    • Phương pháp này chỉ hiệu quả đối với máy tính Windows.
  2. 2
    Tháo tất cả các kết nối với thùng CPU của máy tính. Bạn cần tháo dây nguồn, dây cáp Ethernet, đầu kết nối USB và dây cáp âm thanh.
  3. 3
    Tìm cách nối đất để bảo vệ bản thân. Đây là cách ngăn chặn sự cố phóng tĩnh điện khi bạn vô tình chạm vào bo mạch chủ hoặc linh kiện điện tử nhạy cảm khác.
  4. 4
    Chuẩn bị trước khi mở thùng máy. Đặt thùng máy nằm ngang trên bàn hoặc mặt phẳng sao cho tất cả các kết nối ở phía sau đều gần với mặt bàn. Các kết nối này được gắn vào bo mạch chủ, và sẽ giúp bạn xác định liệu thùng máy đã được đặt đúng bên.
  5. 5
    Mở thùng máy. Hầu hết nắp thùng máy đều được giữ cố định bằng vít có tai vặn, nhưng thùng máy cũ vẫn cần dùng đến tuốc nơ vít đầu nhỏ. Bạn cũng có thể dùng tuốc nơ vít khi vít có tai vặn được vặn quá chặt. Các vít này thường được đặt dọc theo mép trên mặt sau của thùng máy.
    • Sau khi vặn mở vít giữ cố định nắp thùng máy, bạn có thể trượt hoặc mở nắp như mở cửa tùy thuộc vào từng thùng máy.
  6. 6
    Tìm số hiệu của bo mạch chủ. Đây là thông tin thường được in trên bo mạch chủ, nhưng có thể được đặt tại vị trí khác nhau, chẳng hạn như ở gần khe RAM, gần đế cắm CPU, hoặc giữa các khe PCI. Có thể bạn chỉ thấy số hiệu mà không thấy tên nhà sản xuất, nhưng nhiều bo mạch chủ đời mới có đầy đủ tên nhà sản xuất và số hiệu.
    • Bạn sẽ thấy nhiều thông tin trên bo mạch chủ, nhưng số hiệu thường được in với cỡ chữ to nhất.
    • Số hiệu của bo mạch chủ là chuỗi số và chữ cái.
  7. 7
    Tìm thông tin nhà sản xuất bằng số hiệu. Nếu không tìm thấy tên nhà sản xuất trên bo mạch chủ, bạn có thể nhanh chóng tìm được thông tin này bằng cách nhập số hiệu của bo mạch chủ vào công cụ tìm kiếm. Đừng quên nhập thêm từ "motherboard" (bo mạch chủ) khi tìm kiếm để loại bỏ các kết quả không liên quan đến máy tính.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Việc biết rõ chủng loại và số hiệu của bo mạch chủ sẽ rút ngắn danh sách các loại phần cứng (chẳng hạn như bộ vi xử lý) mà bạn tìm kiếm khi muốn nâng cấp máy tính.

Cảnh báo

  • Việc sử dụng CPU và RAM không phù hợp với bo mạch chủ sẽ khiến máy tính không hoạt động.

Bài viết wikiHow có liên quan

Tìm bình luận của bạn bè trên FacebookTìm bình luận của bạn bè trên Facebook
Xem lượt nghe trên SpotifyXem lượt nghe trên Spotify
Tạo một trang web đơn giản với HTMLTạo một trang web đơn giản với HTML
Hủy dùng thử miễn phí Amazon PrimeHủy dùng thử miễn phí Amazon Prime
Tắt McAfeeTắt McAfee
Dùng Máy tính không cần chuộtDùng Máy tính không cần chuột
Chuyển ảnh từ máy ảnh sang máy tính không cần phần mềmChuyển ảnh từ máy ảnh sang máy tính không cần phần mềm
Thay đổi hình nền GoogleThay đổi hình nền Google
Tạo một file ZIPTạo một file ZIP
Thiết lập màu nền trong HTMLThiết lập màu nền trong HTML
Xem người theo dõi mới của bạn bè trên InstagramXem người theo dõi mới của bạn bè trên Instagram
Viết email cho giảng viênViết email cho giảng viên
Nhận biết AirPods Pro đang sạcNhận biết AirPods Pro đang sạc
Nhãn dán trái tim trắng có ý nghĩa gì?Nhãn dán 🤍 (trái tim trắng) có ý nghĩa gì?
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 6.069 lần.
Trang này đã được đọc 6.069 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo