Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Viết thư cho bản thân trong tương lai là một hoạt động thú vị để bạn nhìn nhận cuộc sống hiện tại và đặt ra mục tiêu cho một tương lai lý tưởng. Dù nghe có vẻ khá đơn giản nhưng bạn cần thực hiện nghiêm túc để hoạt động này đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy dành một chút thời gian để lên ý tưởng trước khi viết thư cho bản thân mình, sau đó cất lá thư vào vào một chỗ mà bản thân bạn trong tương lai sẽ tìm được.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Nói về bản thân ở hiện tại

  1. 1
    Chọn một độ tuổi. Đầu tiên, bạn cần quyết định xem mình sẽ bao nhiêu tuổi khi đọc lá thư này trong tương lai. Bạn có thể chọn 18, 25 hoặc 30 tuổi. Việc chọn một độ tuổi cụ thể sẽ giúp bạn xác định những mục tiêu mình muốn đạt được ở thời điểm đó trong cuộc đời.[1]
    • Bạn nên chọn một độ tuổi mà khi đó bản thân ở trong một hoàn cảnh khác so với hiện tại. Nếu viết thư cho bản thân mình ở đại học khi vừa bước vào cấp ba, bạn sẽ thấy được cuộc sống của mình đã thay đổi nhiều thế nào và mình có thực hiện được những mục tiêu đã đặt ra hay không.
  2. 2
    Viết một cách thoải mái. Bạn đang viết thư cho chính bản thân mình, vậy nên không nhất thiết phải dùng văn phong quá trang trọng. Hãy viết như đang tâm sự với một người bạn thân thiết của mình nhé.[2]
    • Trong thư, khi nói về bản thân mình ở hiện tại, bạn nên xưng “tôi” và gọi bản thân mình ở tương lai là “bạn”.
  3. 3
    Tóm tắt về bản thân ở hiện tại. Bạn nên bắt đầu lá thư bằng việc giới thiệu vắn tắt về mình ở hiện tại. Hãy liệt kê những thành tích, chẳng hạn như được 4.0 điểm tích lũy ở trường, và những sở thích ở hiện tại bao gồm cả các hoạt động ngoại khoá. Việc này sẽ giúp bạn thấy được cuộc sống của mình đã thấy đổi thế nào từ khi viết lá thư này.[3]
  4. 4
    Nói về những thứ khiến bạn sợ hãi. Đó có thể là việc phát biểu trước đám đông, sống xa nhà khi học hết cấp ba hoặc không đỗ vào trường đại học mà mình mong muốn. Có thể bạn sẽ thấy mình vượt qua được những vấn đề này trong tương lai. Đồng thời, nghĩ về chúng lúc này cũng giúp bạn nhận ra rằng sau tất cả thì mọi chuyện cũng không đến nỗi quá tệ hoặc bạn có thể sẽ tìm ra những chiến lược để đối phó hay nghĩ ra một kế hoạch dự phòng cho bản thân.[4]
  5. 5
    Xác định niềm tin và giá trị cốt lõi. Hãy tự hỏi bản thân điều gì đang định hướng cho bạn ở hiện tại. Hệ thống niềm tin (dù là phong tục hay tôn giáo) và tiêu chuẩn đạo đức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cách bạn ứng xử. Việc nhận thức đúng đắn về giá trị của bản thân sẽ giúp bạn định hình được mẫu người mà mình muốn trở thành trong tương lai.[5]
    • Hãy bao gồm cả thông tin của nhà thờ (nếu) mà bạn thường đến, hoặc những tư tưởng như tin vào lòng trung thực của tất cả mọi người, hay chất cải vật chất chỉ là vật ngoài thân. Thêm vào đó là những tiêu chuẩn đạo đức của bản thân, chẳng hạn như luôn đối xử tốt với mọi người xung quanh hoặc sẵn sàng giúp đỡ người khác.
  6. 6
    Nói về kỹ năng và năng lực của bản thân. Hãy chọn ra một vài kỹ năng hay khả năng nổi bật của bạn ở hiện tại, chẳng hạn như vô địch một giải đấu tennis, là đội trưởng một ban nhạc diễu hành hoặc tham gia tổ chức các hoạt động ở trường. Bạn cũng có thể viết văn hoặc học toán rất giỏi. Việc nghĩ về sở trường của bản thân ở hiện tại sẽ giúp bạn biết mình muốn đạt được những gì trong tương lai.[6]
  7. 7
    Xác định mục tiêu và hy vọng. Hãy viết về những thứ quan trọng với bạn ở hiện tại, chẳng hạn như chơi bóng đá giỏi hoặc đỗ vào một trường đại học danh tiếng. Bạn cũng nên nghĩ về những điều mà mình hy vọng sẽ thực hiện được trong tương lai, chẳng hạn như đi du lịch châu Âu, có bài đăng trên tạp chí hoặc ký được hợp đồng biểu diễn cho ban nhạc của mình.[7]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Xác định bản thân trong tương lai

  1. 1
    Viết về những điều bạn muốn dừng lại, tiếp tục và bắt đầu thực hiện. Bạn có thể muốn ngừng việc tranh cãi với anh chị em của mình hoặc không cắn móng tay nữa; tiếp tục đến nhà thờ đều đặn hằng tuần hoặc duy trì kết quả học tập tốt. Bạn cũng có thể sẽ muốn bắt đầu tham gia công tác tình nguyện ở địa phương, chơi một môn thể thao hoặc tham gia một câu lạc bộ. Hãy viết những mục tiêu này trong thư để xem trong tương lai bạn có thực hiện được chúng không nhé.[8]
  2. 2
    Đưa ra lời khuyên cho bản thân. Hãy nghĩ xem bạn muốn khuyên nhủ bản thân mình trong tương lai điều gì. Những lời khuyên có thể phức tạp hoặc đơn giản, chẳng hạn như “hãy quan tâm mẹ nhiều hơn”, “đầu tư tiền vào chứng khoán”, “đến nhà thờ mỗi tuần”, “đừng lo lắng quá nhiều, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi”, “hãy chăm chỉ trên giảng đường đại học” hoặc “tiết kiệm tiền để mua chiếc xe hơi thật xịn”. Bạn nên nghĩ đến những vấn đề mà bản thân đang gặp phải ở hiện tại để đưa ra lời khuyên cho mình trong tương lai.[9]
  3. 3
    Đặt câu hỏi cho bản thân. Bạn nên đặt ra những câu hỏi để bản thân ở hiện tại biết mình cần làm gì để trở thành mẫu người mong muốn và bản thân trong tương lai biết bạn đã làm được những gì để đạt được mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể tự hỏi mình những câu hỏi như:
    • Bạn có yêu thích công việc của mình không?
    • Bạn thường làm gì để thư giãn?
    • Ai là người quan trọng nhất trong cuộc đời bạn?
    • Mối quan hệ giữa bạn và bố mẹ có tốt không? Họ đối xử với bạn và bạn đối xử với họ thế nào?
    • Nếu có thể thay đổi một điều trong cuộc sống, bạn sẽ thay đổi điều gì?
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Dán và cất lá thư

  1. 1
    Dán thư. Bạn cố gắng đừng mở lá thư ra đọc trước thời gian đã định nhé. Hãy cho lá thư vào một chiếc phong bì hoặc buộc nó lại. Làm như vậy cũng sẽ giúp bạn bảo quản thư, đặc biệt là nếu bạn định đọc nó sau khoảng 10-20 năm nữa. Nếu là thư điện tử, bạn hãy nén hoặc chuyển nó vào một thư mục dễ tìm khi cần đọc.
  2. 2
    Cất lá thư ở một nơi an toàn. Nếu viết tay hoặc in thư ra, bạn cần cất nó ở một nơi vừa dễ tìm, vừa an toàn, vừa hạn chế bị các yếu tố ngoại cảnh tác động. Nếu cất thư ở chỗ khó tìm, bạn có thể sẽ cần viết một ghi chú để không quên mình để lá thư ở đâu khi đến lúc cần đọc. Bạn có thể để thư ở trong hộp chứa các kỷ vật hoặc một chiếc hộp thời gian.[10]
    • Nếu viết nhật ký, bạn có thể viết thư cho mình trong nhật ký và đánh dấu trang đó lại hoặc bạn cũng có thể viết riêng sau đó kẹp lá thư vào giữa những trang nhật ký.
  3. 3
    Dùng công nghệ để gửi thư. Bạn có thể tìm kiếm và sử dụng một chương trình, trang web hoặc ứng dụng cho phép gửi email/văn bản cho mình trong tương lai. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng cách này phù hợp với những lá thư ngắn hạn hơn là dài hạn vì bạn không thể chắc chắn rằng sau 20 năm nữa trang web hay ứng dụng đó có còn tồn tại nữa hay không.
    • Bạn cũng có thể cân nhắc dùng lịch điện tử (chẳng hạn như Google Calendars), phần mềm viết ghi chú (chẳng hạn như Evernote)),[11] hoặc một trang web viết thư (ví dụ như FutureMe).[12]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Nói chuyện với giọng trầm hơnNói chuyện với giọng trầm hơn
Ngừng "tương tư" người bạn thíchNgừng "tương tư" người bạn thích
Giả SốtGiả Sốt
Thuyết phục bố mẹ cho bạn làm bất cứ điều gìThuyết phục bố mẹ cho bạn làm bất cứ điều gì
Thuyết phục bố mẹ mua đồ cho bạnThuyết phục bố mẹ mua đồ cho bạn
Nhận Biết khi Bạn Thực sự Thích Ai đóNhận Biết khi Bạn Thực sự Thích Ai đó
Bỏ Nhà điBỏ Nhà đi
Xua tan buồn chán trong kỳ nghỉ hèXua tan buồn chán trong kỳ nghỉ hè
Khiến bất cứ chàng trai nào cũng say mê bạnKhiến bất cứ chàng trai nào cũng say mê bạn
Nghỉ họcNghỉ học
Bày trò vui ở nhà khi buồn chánBày trò vui ở nhà khi buồn chán
Thức trắng đêmThức trắng đêm
Tán tỉnh một Chàng traiTán tỉnh một Chàng trai
Hôn Bạn gái Lần đầu tiênHôn Bạn gái Lần đầu tiên
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 35.389 lần.
Chuyên mục: Giới trẻ
Trang này đã được đọc 35.389 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo