Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi bạn học lên đại học và đặc biệt là sau đại học, một lúc nào đó giáo viên hay người hướng dẫn sẽ đề nghị bạn viết một bài nghiên cứu hay một bài báo. Một bài báo có thể được xem là phương tiện để khám phá và xác định các vấn đề mang tính khoa học, công nghệ và xã hội. Lần đầu tiên viết báo dạng này sẽ khiến bạn cảm thấy mọi thứ mù mờ, khó mà nghĩ ra được mình sẽ viết gì, tuy nhiên chỉ cần bạn sắp xếp thông tin tốt và tập trung thì việc hoàn thành một bài báo hoàn toàn trong tầm tay bạn. Có bốn giai đoạn chính để viết được một bài báo, bao gồm: chọn chủ đề, nghiên cứu chủ đề, lên dàn ý và viết. Hầu hết các nghiên cứu sinh đều ước rằng bài báo của họ có thể tự nhiên mà hoàn thành, tuy nhiên ai cũng hiểu điều đó là không tưởng. Để phần viết dễ thở hơn, bạn cần lên kế hoạch và chuẩn bị thật kỹ. Và nhớ đừng phạm lỗi "đạo văn".

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Chọn chủ đề

  1. 1
    Liệt kê các câu hỏi quan trọng. Dù bạn có bị hạn chế bởi khuôn khổ môn học hay các hướng dẫn liên quan hay không thì việc chọn chủ đề chính là bước quan trọng nhất. Có một vài câu hỏi mà bạn cần đặt ra kể cả trong trường hợp bạn có thể tự do chọn chủ đề hay phải chọn theo những ràng buộc cho trước, đó là: Chủ đề này đã được khai thác rộng rãi chưa? Đây có phải là chủ đề hoàn toàn mới mà mình có thể tự do đưa ra ý kiến hay không? Chủ đề này có liên quan tới môn học hay lĩnh vực của mình không?
  2. 2
    Chọn chủ đề mà bạn thích. Để có thể viết tốt nhất, hãy chọn chủ đề mà bạn yêu thích và muốn tìm hiểu, như vậy bạn sẽ dễ dàng dồn tâm huyết vào đó. Và không thể phủ nhận là khi chúng ta làm điều mà bản thân thấy thú vị thì sản phẩm cuối cùng thường sẽ thành công.
  3. 3
    Tạo dấu ấn riêng. Nếu bài báo bạn viết là yêu cầu của môn học, hãy nghĩ đến việc bạn cùng lớp của bạn cũng viết về chủ đề tương tự. Làm thế nào để bài báo của bạn là độc nhất vô nhị và thu hút được người đọc ngay cả khi tất cả mọi người đều viết chung một chủ đề?
  4. 4
    Xin tư vấn. Nếu bạn đang bối rối không biết chọn chủ đề nào cho “phù hợp”, hãy trực tiếp đến hỏi giáo viên, người hướng dẫn hoặc bạn bè đồng nghiệp và nhờ họ tư vấn. Dù họ không đưa ra được một lựa chọn hoàn hảo cho bạn thì nhiều khả năng họ sẽ đưa ra cho bạn những ý tưởng hay ho mà từ đó bạn có thể phát triển những ý tưởng mới của riêng bạn. Sinh viên thường dè dặt khi đến gặp giáo sư xin tư vấn, tuy nhiên những giáo viên chân chính sẽ chẳng ngại nếu họ có thể đưa ra lời khuyên hay làm gì đó giúp bạn đạt được thành công.
  5. 5
    Đừng ngại thay đổi chủ đề. Bạn đã chọn được một chủ đề, nhưng khi bắt tay vào nghiên cứu lại nhận ra rằng vì lí do nào đó chủ đề này không thích hợp với mục tiêu của bạn, đừng cuống! Bạn có thể chuyển chủ đề khác ngay cả khi bạn đã bắt đầu nghiên cứu chủ đề đã chọn, dù như vậy có mất thời gian một chút.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Nghiên cứu

  1. 1
    Bắt đầu nghiên cứu. Khi đã chọn được chủ đề, bước tiếp theo là nghiên cứu chủ đề đó. Ở thời đại công nghệ mở như hiện nay, bạn có thể nghiên cứu đề tài từ nhiều nguồn, ví dụ như qua các trang mạng, các bài báo học thuật, sách, bách khoa toàn thư, các bài phỏng vấn, thậm chí cả các bài viết cá nhân (blog) trên mạng. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm chứng lại thông tin và tìm những nguồn tin đáng tin cậy. Đừng chỉ dựa vào 1-2 bài viết mà nên lấy thông tin từ ít nhất năm nguồn khác nhau để có thể có cái nhìn đa chiều về vấn đề.[1]
  2. 2
    Tìm các nghiên cứu chuyên sâu. Nếu có thể, hãy tìm các nghiên cứu học thuật chuyên sâu đã được xem xét trước khi đưa lên báo. Đó có thể là những bài báo khoa học hoặc sách được viết bởi chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn nghiên cứu, nhất là các tác giả có nghiên cứu được đồng nghiệp trong ngành đánh giá cao. Thường thì những bài viết như vậy sẽ được đăng trên các tạp chí khoa học hoặc bạn cũng có thể tìm trên mạng.
  3. 3
    Đến thư viện. Việc đến thư viện tìm kiếm thông tin nghe thì có vẻ là một cách tiếp cận cũ, tuy nhiên thư viện ở trường đại học hoặc thư viện của vùng lại có rất nhiều đầu sách cũng như báo và tạp chí. Vì thế, khi cần thì đừng ngần ngại đến thư viện và nhờ thủ thư ở đó giúp tìm kiếm thông tin, bởi họ đã được đào tạo để nghiên cứu và biết được chỗ nào trong thư viện có những thứ mà bạn cần.
  4. 4
    Tìm kiếm trên mạng. Nhiều người lầm tưởng việc sử dụng các công cụ tìm kiếm và chọn ba kết quả đầu tiên là cách tốt nhất để có được nguồn thông tin hữu ích, tuy nhiên điều này không đúng. Khi có thông tin, bạn cần đọc và tư duy về bài viết để đảm bảo được tính xác thực của nguồn tin đó. Các tờ báo mạng, trang cá nhân hay các diễn đàn ảo không phải lúc nào cũng đưa ra thông tin chính xác, vì thế bạn cần tự mình kiểm tra xem đó có phải là "tin vịt" hay không.
    • Thông thường các trang web có phần đuôi là .edu, .gov, hay .org là các trang chứa thông tin an toàn đã qua kiểm duyệt. Bởi những trang web này thuộc về trường học, chính phủ hoặc các tổ chức có liên quan đến chủ đề bạn hướng tới.
    • Bạn cũng nên biến đổi lệnh tìm kiếm để làm phong phú kết quả tìm được. Nếu kết quả trả về bằng 0 thì có thể do từ khóa tìm kiếm của bạn không khớp với tiêu đề của các bài viết thuộc lĩnh vực đó.
  5. 5
    Sử dụng cơ sở dữ liệu học thuật. Hiện có những công cụ tìm kiếm đặc biệt và nhiều kho dữ liệu học thuật có thể giúp bạn tìm kiếm trong phạm vi hàng nghìn bài báo đã được soát xét và đăng lên các tạp chí có tiếng hoặc được xuất bản thành sách. Dù phần nhiều trong số đó thường đòi hỏi bạn phải trả phí thành viên, nhưng sinh viên đại học có thể có quyền truy cập miễn phí nếu trường của bạn có đăng ký thành viên.
    • Tìm kho dữ liệu có bao trùm chủ đề bạn nghiên cứu. Ví dụ, PsycINFO là một kho dữ liệu học thuật chứa các bài viết và nghiên cứu của các tác giả trong lĩnh vực tâm lý học và xã hội học. Những cơ sở dữ liệu như thế này có thể giúp bạn tìm kiếm được kết quả chuyên sâu phù hợp với hướng nghiên cứu của bạn.[2]
    • Hầu như tất cả các kho dữ liệu học thuật đều cho phép bạn tìm kiếm theo những thông tin đặc trưng thông qua nhiều ô thông tin để tìm kiếm cũng như nhờ vào các tài liệu lưu trữ chứa một nguồn tin nhất định (chẳng hạn như chỉ tìm kiếm các bài viết trong tạp chí hay trên báo). Hãy tận dụng tối đa khả năng này và đưa ra những từ khóa, thông tin đặc trưng nhất có thể khi tìm kiếm.
    • Bạn có thể đến thư viện trường và hỏi thủ thư danh sách các kho dữ liệu mà trường của bạn có đăng ký thành viên, có thể bạn sẽ có cả mật khẩu để đăng nhập vào các kho dữ liệu đó.
  6. 6
    Nghiên cứu một cách sáng tạo. Nếu bạn tìm được một bài báo hoặc một cuốn sách hoàn toàn phù hợp với đề tài bạn đã chọn, hãy tìm thêm thông tin từ danh sách trích dẫn ở cuối sách hoặc cuối bài báo. Phần trích dẫn có thể dẫn bạn tới những cuốn sách hay bài báo khác viết về chính đề tài mà bạn đang nghiên cứu.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Lên dàn ý

  1. 1
    Chú thích trong quá trình nghiên cứu đề tài. Khi đã thu thập đủ tài liệu nghiên cứu, nếu có thể, bạn hãy in chúng ra và sử dụng giấy ghi nhớ hoặc bất cứ vật dụng nào có thể giúp bạn đánh dấu, ghi chú vào tài liệu tham khảo. Đọc toàn bộ phần tài liệu tham khảo và ghi chú vào những điểm, những phần mà bạn thấy quan trọng, gạch chân hoặc đánh dấu bằng bút màu từ khóa cũng như các cụm từ cần chú ý, đây là một bước rất quan trọng. Bạn có thể viết trực tiếp lên tài liệu (nếu được phép), hoặc cài những mẩu giấy nhỏ vào giữa những trang quan trọng cần đánh dấu.[3]
    • Chú thích một cách kĩ lưỡng vì chính cách này sẽ giúp làm giảm bớt phần nào gánh nặng lúc bạn cần tìm trích dẫn để lên dàn ý và viết bài. Hãy ghi lại tất cả các điểm mà bạn nghĩ rằng quan trọng, hoặc những gì bạn cho rằng có thể sử dụng cho bài viết của mình.
    • Khi đánh dấu những điểm mấu chốt trong tài liệu tham khảo, bạn nên ghi thêm cả những nhận xét của chính bạn và chú thích lại phần của bài báo mà bạn có thể trích dẫn tài liệu đó.
  2. 2
    Sắp xếp ghi chú. Bạn cần dành thời gian để chú thích tài liệu tham khảo, tuy nhiên cũng cần sắp xếp các chú thích để có thể dễ dàng lên dàn ý cho bài viết. Hãy sắp xếp phần ghi chú bằng cách phân loại các từ/cụm từ và các ý tưởng thành nhóm có cùng nội dung. Ví dụ, nếu đề tài mà bạn theo đuổi là viết bài phân tích một tác phẩm văn học nổi tiếng, bạn có thể sắp xếp tài liệu thành các phần như: danh sách ghi chú về nhân vật, danh sách các điểm chính cần bàn luận, danh sách các ký hiệu/biểu tượng mà tác giả mô tả, v.v.
    • Tách các trích dẫn hoặc các điểm chính trong khi ghi chú. Bạn có thể ghi mỗi trích dẫn hoặc mỗi điểm cần chú ý vào một mẩu giấy riêng. Bằng cách này, việc phân loại sẽ dễ dàng và đơn giản hơn.
    • Tạo mã màu riêng. Đối với mỗi nhóm tài liệu bạn có thể sử dụng một màu riêng. Ví dụ, hãy ghi tất cả các thông tin thu thập được từ một cuốn sách/báo vào một tờ giấy, sau đó tùy theo dạng thông tin mà bạn có thể dùng bút nhớ các màu để đánh dấu, chẳng hạn như những thông tin liên quan tới nhân vật đánh dấu bằng màu xanh, thông tin liên quan đến nội dung đánh dấu màu cam, v.v.
  3. 3
    Tạo một trang tài liệu tham khảo sơ bộ. Khi tra cứu ghi chú, hãy ghi lại tên tác giả, tiêu đề, số trang cũng như các thông tin xuất bản của mỗi nguồn tin. Phần tổng hợp sơ bộ này sẽ giúp bạn viết phần tổng quan cũng như khi bạn tiến hành trích dẫn và đánh số tài liệu tham khảo.
  4. 4
    Xác định mục tiêu của bài báo. Thông thường một bài báo có thể chia làm hai dạng: bài báo phản biện và bài báo phân tích. Mỗi dạng lại khác nhau ở cách viết và mục tiêu, vì thế bạn cần xác định được dạng bài báo trước khi viết nháp.
    • Trong bài báo phản biện, người viết thường đưa ra tranh luận đối với một điểm gây tranh cãi và thường đứng trên một quan điểm nhất định. Ở dạng bài này bạn cần đưa ra được những tranh luận phản biện hợp logic.
    • Trái lại, bài báo phân tích sẽ mang đến cách nhìn nhận mới cho một vấn đề quan trọng. Chủ đề của bài viết có thể không phải vấn đề gây tranh cãi, tuy nhiên bạn cần thuyết phục người đọc rằng những luận điểm của bạn là xác đáng. Điều này tức là bạn không phải chỉ viết lại những ý tưởng bạn thu thập được qua tài liệu tham khảo mà bạn phải đưa ra ý kiến của riêng mình về những ý tưởng đó.
  5. 5
    Xác định đối tượng độc giả. Ai sẽ là người sẽ đọc bài báo này? Bài báo sẽ được công bố, xuất bản hay không? Bạn cần xác định xem mình nên chú trọng vào đâu và viết giọng văn thế nào để những người đọc bài viết của bạn có thể hiểu được, cho dù đó là đồng nghiệp của bạn hay bất cứ ai khác. Nếu viết báo cho những người trong ngành đọc thì những thông tin bạn đưa ra cần thống nhất với những gì bạn đã biết; trong trường hợp này bạn không cần phải giải thích các nguyên lý cơ bản hay các thuyết sẵn có. Mặt khác, nếu đối tượng độc giả của bạn là những người không có kiến thức cơ bản về chủ đề bạn chọn, bạn cần giải thích và đưa ra các ví dụ mô tả được các nguyên lý hay các thuyết liên quan đến nghiên cứu của bạn.[4]
  6. 6
    Phát triển luận đề. Câu luận đề thường được gói gọn trong 1-2 câu ở phần đầu của bài viết và có vai trò giới thiệu mục tiêu của bài báo. Bạn có thể trau chuốt câu chữ của phần này sau khi đã hoàn thành bản nháp, tuy nhiên trước hết bạn cần nêu được mục tiêu chính của bài báo. Phần sau của bài viết cũng như thông tin bạn đưa ra cần xoay quanh vấn đề đó, vì thế phần này bạn nên viết càng rõ ràng càng tốt.[5]
    • Đưa ra câu hỏi cho vấn đề cốt lõi của bài báo, sau đó đi vào phân tích, trả lời cho câu hỏi đó là một cách đơn giản và giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được mục tiêu mà bạn hướng tới. Trong bài báo bạn sẽ đi vào trả lời cho câu hỏi lớn hay giả thuyết nào? Ví dụ, đề tài chính của bạn có thể là “Sự thừa nhận của xã hội có ảnh hưởng thế nào tới mức độ thành công trong điều trị bệnh tâm thần?” Câu hỏi này chính là một cách để xác định đề tài/chủ đề của bạn là gì, còn những gì bạn viết để trả lời cho câu hỏi đó là luận điểm của bạn về đề tài đó.
    • Câu luận đề cần đưa ra được ý tưởng chính của bài báo một cách ngắn gọn mà không cần liệt kê lý do hay đưa ra dàn ý của toàn bài. Tốt nhất bạn nên viết một câu trần thuật đơn giản và để phần thông tin bổ trợ, diễn giải cho phần sau của bài viết.
  7. 7
    Xác định các điểm chính của bài viết. Phần thân bài sẽ phân tích, diễn giải các ý tưởng mà bạn cho là quan trọng nhất. Bạn có thể xác định được những điểm chính yếu bằng cách đọc lại phần tóm tắt tài liệu tham khảo mà bạn đã viết hoặc các chú thích đã được liệt kê. Vậy bạn có thể chọn ra những ý tưởng nào để viết được nguyên một đoạn về nó? Những ý tưởng nào đã được củng cố bởi các nghiên cứu và những sự thật hiển nhiên, chắc chắn? Hãy gạch đầu dòng các điểm đó và sắp xếp các thông tin liên quan ở dưới mỗi điểm.
    • Khi bạn đặt ra được những ý tưởng chính, việc sắp xếp chúng theo thứ tự là rất quan trọng. Bạn nên đặt điểm quan trọng nhất ở phần đầu và phần cuối của bài báo, phần giữa thân bài thường dành cho những ý tưởng, lập luận thứ yếu.
    • Không nhất thiết phải viết về một ý chỉ trong một đoạn văn, nhất là đối với các bài báo dài. Những ý chính có thể được nêu dàn trải trong nhiều đoạn văn nếu cần thiết.
  8. 8
    Chú ý tới hướng dẫn về cách thức trình bày. Không có một hướng dẫn chuẩn nhất định nào cho tất cả các bài báo; tùy vào đặc trưng của tạp chí hay hướng dẫn của giáo viên mà bạn cần trình bày bài báo hay bài luận của mình theo một hướng dẫn nào đó. Ví dụ, nếu bạn viết theo dạng APA, đề mục lớn của bài báo phải gồm phần giới thiệu, phương pháp, kết quả và thảo luận. Đối với mỗi dạng, mỗi tài liệu hướng dẫn, bạn cần xây dựng dàn ý và “đứa con tinh thần” của mình theo cách này hay cách khác.[6]
  9. 9
    Hoàn thiện dàn ý. Sau khi bạn đã xem xét các lời khuyên nêu trên, hãy sắp xếp lại toàn bộ dàn ý của bài viết. Bạn có thể gạch đầu dòng cách ý chính và căn lề về bên trái, sau đó với ý phụ và ghi chú, hãy lùi vào đầu dòng một khoảng so với ý chính. Dàn ý chính là một bản tổng quan thu nhỏ toàn bộ khung bài viết sử dụng gạch đầu dòng. Hãy trích dẫn trong khi xây dựng dàn ý để tránh phải lục lại tất cả những tài liệu đã nghiên cứu khi viết bài.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Viết bài

  1. 1
    Viết thân bài. Viết phần thân bài đầu tiên sẽ dễ hơn so với việc bắt đầu từ phần giới thiệu, dù điều này nghe có vẻ hơi ngược đời. Tuy nhiên, khi viết từ những ý chính (tập trung vào giải thích, phân tích vấn đề) sẽ giúp bạn có thể thay đổi, thêm bớt những ý tưởng và nhận định của chính bạn.
    • Với mỗi nhận xét, hãy đưa ra những ví dụ, dẫn chứng cụ thể. Vì đây là bài nghiên cứu nên bạn không thể chỉ nêu một nhận xét mà không kèm theo dẫn chứng để củng cố nhận xét đó.
    • Giải thích ví dụ. Ngược lại với việc nêu vấn đề mà không có dẫn chứng chính là đưa ra dẫn chứng nhưng lại không nhận xét về dẫn chứng đó. Dẫu rằng ai cũng muốn đưa vào bài báo thật nhiều dẫn chứng, tuy nhiên bất cứ khi nào có thể, hãy nêu những nhận xét của bản thân bạn để bài báo thực sự là của bạn.
    • Tránh sử dụng trích dẫn trực tiếp, trích dẫn dài. Dù bài báo của bạn được viết dựa hoàn toàn trên việc nghiên cứu tài liệu thì bạn vẫn cần phải nêu ra được ý tưởng của riêng mình. Nếu việc trích dẫn trực tiếp không thực sự cần thiết, hãy cố gắng biến đổi câu chữ, phân tích và hiểu trích dẫn rồi viết lại theo ý của bạn.
    • Chuyển ý một cách rõ ràng. Cố gắng hạn chế tối đa việc dừng đột ngột ở một ý, một đoạn rồi ngay lập tức chuyển sang ý khác. Việc tạo được liên kết giữa các ý mà vẫn giữ được sự mạch lạc khi chuyển đoạn sẽ giúp bài viết dễ hiểu, nhịp nhàng hơn.
  2. 2
    Viết phần kết luận. Bạn nên viết kết luận sau khi đã hoàn thành phần thân bài. Ở phần kết luận, hãy tóm tắt lại những kết quả đạt được và nêu cho người đọc biết là bạn đã đi đến kết luận. Với phần này, bạn có thể bắt đầu bằng việc nêu lại mục tiêu chính của bài báo, sau đó liệt kê những ý chính, ý phụ mà bạn đã đề cập trong phần thân bài. Tiếp đó bạn có thể nêu lên tầm ảnh hưởng của kết quả này với những vấn đề chung liên quan đến đề tài bạn đã thực hiện.
    • Mục tiêu của phần kết luận chính là trả lời cho câu hỏi “Vậy thì sao?” Vì thế, hãy viết sao cho người đọc cảm thấy bài báo của bạn đã để lại ấn tượng gì đó với họ
    • Bạn nên viết phần kết luận trước phần giới thiệu hay phần mở đầu vì nhiều lí do. Đầu tiên là do phần kết luận dễ viết hơn khi bạn đã thâu tóm được nội dung bài viết trong đầu. Hơn nữa, bạn nên tập trung viết phần kết luận thật tốt, sau đó biến đổi câu chữ, ý tưởng theo hướng khái quát hơn khi viết phần mở đầu chứ không nên làm ngược lại; bằng cách này người đọc sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn với bài báo của bạn.
  3. 3
    Viết phần mở đầu. Phần mở đầu cũng chính là phần kết luận, tuy nhiên được viết theo hướng ngược lại: trước tiên bạn giới thiệu vấn đề chung trong lĩnh vực bạn nghiên cứu, sau đó dần dần thu hẹp phạm vi và cuối cùng là đặt vấn đề hay nêu ra đề tài mà bạn nghiên cứu. Cần chú ý tránh viết lặp lại những câu sử dụng trong phần kết luận.
  4. 4
    Hoàn thiện phần bố cục của bài viết. Tất cả các bài báo hay tiểu luận đều cần được viết theo cách nhất định để tránh đạo văn. Tùy thuộc vào từng ngành, từng lĩnh vực mà bạn có thể xây dựng bố cục theo những định dạng khác nhau. Ba định dạng phổ biến nhất là MLA, APA và Chicago, ba dạng này khác nhau ở cách trích dẫn cũng như thứ tự sắp xếp thông tin trong bài viết của bạn.
    • Định dạng MLA thường được sử dụng với các bài tổng quan và có một ‘trang trích dẫn’ ở cuối bài. Định dạng này yêu cầu phải trích dẫn trong bài viết.
    • Định dạng APA được sử dụng trong các bài báo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và cũng yêu cầu trích dẫn trong bài viết. Phần cuối của định dạng này là phần “tài liệu tham khảo” và có thể được chia ra thành nhiều đề mục nhỏ với tiêu đề giữa các phần trong thân bài.
    • Định dạng Chicago thường được sử dụng đối với các bài báo nghiên cứu lịch sử, trong đó thường sử dụng trích dẫn cuối trang chứ không sử dụng trích dẫn trong bài viết và liệt kê danh sách tài liệu tham khảo ở cuối bài.
  5. 5
    Chỉnh sửa bản nháp. Nhiều người cho rằng chỉ cần đọc lại bản nháp, sử dụng các công cụ kiểm tra lỗi chính tả là đủ, tuy nhiên để có được một bài viết hay, bạn nên chỉnh sửa cẩn thận và có chiều sâu. Hãy nhờ một hoặc hai người nào đó đọc bài viết của bạn, nhờ họ sửa lỗi chính tả cũng như nhận xét xem những gì bạn viết có thuyết phục không, giọng văn đã nhịp nhàng chưa, bố cục đã rõ ràng, chính xác chưa.
    • Nếu bạn tự mình soát lại, hãy đợi ít nhất ba ngày sau khi hoàn thành bài rồi soát. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bài viết vẫn còn “nóng hổi” trong vòng 2-3 ngày sau khi hoàn thiện, tức là bạn sẽ có xu hướng kiểm tra rất nhanh dẫn đến bỏ sót những lỗi cơ bản.
    • Đừng bỏ qua những nhận xét của người khác chỉ vì bạn không muốn sửa thêm. Nếu ai đó nghĩ rằng bạn nên viết lại một phần nào đó thì hẳn họ phải có lí do mới làm vậy. Vì thế, hãy dành thời gian để chỉnh sửa thật kỹ lưỡng.
  6. 6
    Hoàn thiện bản cuối cùng. Sau khi bạn đã chỉnh sửa bài viết một vài lần, hãy xem xét lại định dạng bài viết đã đúng chưa và bổ sung thêm các điểm mấu chốt, sau đó chính là viết bản thảo cuối cùng. Hãy đọc lại bài viết từ đầu, chỉnh sửa lỗi chính tả, ngữ pháp hoặc sắp xếp lại thông tin nếu cần thiết. Bạn cũng nên chú ý chỉnh sửa định dạng chữ, cỡ chữ, khoảng cách giữa các dòng cũng như lề sau cho đúng với hướng dẫn về định dạng bài viết. Nếu cần, hãy tạo một trang giới thiệu chung ở đầu bài viết và một trang tổng hợp tài liệu tham khảo ở cuối bài. Chỉ cần hoàn chỉnh lại những bước này là xong! Hãy nhớ tiết kiệm giấy (nếu có thể) và in bản hoàn chỉnh của bài báo sau khi đã hoàn thành.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nhớ phải nộp bài đúng thời hạn quy định.
  • Đừng để đến phút chót mới bắt tay vào việc.
  • Khi nghiên cứu tài liệu, hãy tìm những chủ đề, câu hỏi và vấn đề chính. Hãy cố gắng tìm ra được một ý tưởng rõ ràng, nhất định nào đó chứ đừng theo đuổi quá nhiều ý tưởng cùng lúc trong một bài viết.
  • Cần đảm bảo những thông tin, dẫn chứng đưa ra là đúng và phù hợp với đề tài bạn hướng tới.

Bài viết wikiHow có liên quan

Viết nhanh hơnViết nhanh hơn
Viết tiểu thuyếtViết tiểu thuyết
Viết nên một câu chuyện hayViết nên một câu chuyện hay
Viết nhật kýViết nhật ký
Viết bài cảm nhậnViết bài cảm nhận
Viết Bài luậnViết Bài luận
Viết một lá thư thân mậtViết một lá thư thân mật
Viết chữ đẹp hơn
Gấp thư và bỏ vào phong bìGấp thư và bỏ vào phong bì
Viết email nhắc nhở hiệu quảViết email nhắc nhở hiệu quả
Viết tốt một câu chủ đềViết tốt một câu chủ đề
Viết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải)Viết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải)
Viết kịch bảnViết kịch bản
Viết Đặt vấn đềViết Đặt vấn đề
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 13.526 lần.
Trang này đã được đọc 13.526 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo