Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sẽ có lúc bạn cần viết một bài giới thiệu bản thân ngắn vì mục đích công việc hay lý do cá nhân. Có thể bài viết này được dùng trong đơn xin việc, một hoạt động chuyên nghiệp hoặc trang web cá nhân của bạn. Đoạn tự giới thiệu của bạn cần ngắn gọn, thu hút và đúng trọng tâm. Tuy rằng rất khó để nói về bản thân mình, đặc biệt là trong một văn bản ngắn, nhưng bạn có thể viết một bài tự giới thiệu bằng cách quyết định viết những gì, viết nháp và cuối cùng là hoàn chỉnh bài viết.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Quyết định những điều cần viết

  1. 1
    Xác định đối tượng độc giả. Hãy nghĩ về lý do bạn cần bản lý lịch ngắn này. Có phải là để đưa vào trang web cá nhân, tiểu sử công việc hay đơn xin học bổng? Việc biết được ai sẽ đọc bản mô tả có thể giúp bạn chọn được lối diễn đạt toàn diện.[1] Chẳng hạn như:
    • Đối tượng nhà trường: cách diễn đạt trang trọng và lôi cuốn.
    • Trang web cá nhân: cách trình bày thân mật, thú vị và mang cá tính riêng.
    • Tiểu sử công việc: cân bằng giữa lối diễn đạt trang trọng và văn phong cá nhân.
  2. 2
    Xem qua những hướng dẫn được cung cấp (nếu có). Hãy đọc qua bất kỳ hướng dẫn hay tài liệu có liên quan khác để viết tiểu sử của bản thân. Bạn nên hỏi người liên hệ mọi thắc mắc mà bạn có về những yêu cầu hay kỳ vọng của họ. Việc tuân thủ tất cả nguyên tắc có thể tạo nên một ấn tượng tốt đẹp đối với người đọc.[2]
    • Một số nơi có thể đòi hỏi một văn bản trang trọng, trong khi những nơi khác chỉ yêu cầu đoạn văn 100 từ không cần theo quy tắc nào.
    • Xem xét nếu có những loại thông tin đặc thù cần đưa vào bài giới thiệu.
  3. 3
    Lập ra danh sách các thành tựu của bạn. Một đoạn thông tin cá nhân ngắn thường có một phần nói về những giải thưởng và thành tựu của bạn. Hãy viết ra một danh sách gồm tất cả những chi tiết như các văn bằng/chứng chỉ, những giải thưởng mà bạn đã đạt được hay thành tích cá nhân mà bạn có (tham gia cuộc thi chạy việt dã HCMC RUN chẳng hạn). Sau đó, bạn cần rà soát lại danh sách và chọn ra những thành tựu ấn tượng liên quan đến đối tượng và mục tiêu của bài giới thiệu.[3]
    • Tránh đưa vào những chủ đề dễ gây tranh cãi như niềm tin cá nhân vào chính trị hay tôn giáo. Ví dụ, câu “Tình yêu của tôi dành cho Chúa chi phối hết thảy mọi quyết định đối với những dự án của tôi,” có thể không thích hợp nếu bạn làm cho một công ty lớn vốn không có quan điểm cụ thể nào về tôn giáo.[4]
    • Không nên dẫn vào những thành tích từ thời cấp ba hay trước đó nữa. Đa số mọi người muốn biết những gì bạn đã làm được như một người trưởng thành ở độ tuổi 18 trở lên.
  4. 4
    Lưu ý đến những mối quan tâm của bạn. Hãy viết một danh sách khác bao gồm những sở thích cá nhân và sở trường của bạn. Sau đó kiểm tra lại lần nữa để mỗi chi tiết đều nhắm đến đối tượng người đọc. Bên cạnh việc viết ra kinh nghiệm và thành tựu, những mối quan tâm sẽ cho người đọc một bức tranh toàn diện hơn về con người bạn.[5] Ví dụ như:
    • Bác sĩ Quốc không những có sự quan tâm lâu dài về sản khoa, mà ông còn rất say mê nghiên cứu về lịch sử sinh con.
    • Huy Hoàng rất thích làm việc với nhóm của anh ấy để phát triển những loại bánh xe đạp hiệu quả hơn cho công ty. Hoàng có tình yêu với xe đạp địa hình, và vì thế anh ấy cùng các đồng nghiệp thường thử nghiệm những sản phẩm mới vào cuối tuần.
  5. 5
    Bỏ qua những lời khẳng định thông thường. Bạn cần hạn chế viết ra cả một danh sách những nét tính cách cá nhân trong thông tin của mình. Hầu như mọi người đều đưa ra những lời khẳng định tương tự nhau trong bản mô tả của họ. Thay vì vậy, hãy để những kinh nghiệm và mối quan tâm của bạn lôi cuốn người đọc. Nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra những đặc điểm tính cách vào buổi phỏng vấn nếu họ muốn. Một số từ cần tránh bao gồm:[6]
    • Đáng tin cậy
    • Trung thành
    • Độc đáo
    • Đam mê
    • Nhã nhặn
    • Tử tế
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Viết nháp và chỉnh sửa

  1. 1
    Loại trừ nội dung không phù hợp. Nên nhớ rằng bạn muốn bài viết có sự súc tích, điều đó có nghĩa là ngôn từ của bạn phải đơn giản và trực tiếp. Hãy chọn những từ thu hút người đọc và nhấn mạnh những thành tích của bạn. Chẳng hạn như:[7]
    • Bạn nên chọn câu "Bảo Nam là một nhà sử học hiện đại ở Pháp. Anh ấy rất hứng thú với cách mà sự đô thị hóa thay đổi nền văn hóa ẩm thực của người dân Paris,” thay vì câu, “Bảo Nam đã dành thời gian tìm hiểu về lịch sử nước Pháp và cách ăn uống của người Pháp. Nam thực sự thích ẩm thực nước Pháp, điều này đã hình thành nên nghiên cứu của anh ấy.”
    • "Thu Cúc đã tập yoga trong suốt 20 năm qua. Là một huấn luyện viên của trường phái yoga Jivamukti, nhưng Cúc cũng rất hứng thú với loại hình yoga Ashtanga và các lớp phục hồi chức năng,” câu này nghe hay hơn câu “Thu Cúc đã đi theo con đường của một thầy dạy yoga hơn hai thập kỷ qua. Cô ấy đã quyết định làm một người hướng dẫn cũng như giáo viên bộ môn yoga Jivamukti, nhưng cũng muốn lấn sân sang những phương pháp bí truyền khác.”
  2. 2
    Tùy chỉnh lại dạng và thì của câu (đối với bản giới thiệu bằng tiếng Anh). Bạn hãy soạn ra hai phiên bản thì hiện tại của bài mô tả ngắn: một ở ngôi thứ nhất và một ở ngôi thứ ba. Bản mô tả ở ngôi thứ nhất dùng trong đơn xin việc, tiểu sử công việc hay trang web cá nhân. Ngôi thứ ba được dùng trong trường hợp người khác giới thiệu bạn.[8]
  3. 3
    Bạn cần chắc rằng các câu văn có vẻ hợp lý. Khi viết, hãy kiểm tra để mỗi câu đều có liên kết với câu trước đó. Việc làm cho bản mô tả trôi chảy một cách hợp lý sẽ có thể lôi cuốn người đọc. Không những thế, bản giới thiệu trông cũng sẽ trau chuốt hơn so với việc ngẫu nhiên ghép vài câu lại với nhau.[9]
  4. 4
    Chỉnh sửa bản giới thiệu bản thân của bạn. Hãy để bản mô tả qua một bên và trở lại đọc to nó lên sau vài giờ hay vài ngày, đánh dấu bất kỳ chỗ nào cần sửa lại cho chính xác, dễ hiểu hoặc trôi chảy hơn. Thực hiện những thay đổi cần thiết và đọc to nhiều lần cho đến khi hoàn hảo.[10]
    • Khi đọc to, bạn sẽ dễ nhận ra những lỗi sai về chính tả, ngữ pháp và sự mạch lạc của bài viết hơn.[11]
    • Kiểm tra lỗi chính tả và những quy tắc văn phạm mà bạn không chắc chắn.
  5. 5
    Nhờ người khác xem lại đoạn văn của bạn. Hãy đưa bản giới thiệu này cho một đồng nghiệp, giám sát hay một người bạn đáng tin cậy. Hỏi họ xem bài viết của bạn có dung hòa giữa khả năng tự thể hiện mình và sự khiêm tốn hay chưa. Họ cũng có thể chỉ ra những lỗi mà bạn cần sửa.[12]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Viết nhanh hơnViết nhanh hơn
Viết tiểu thuyếtViết tiểu thuyết
Viết nên một câu chuyện hayViết nên một câu chuyện hay
Viết Bài luậnViết Bài luận
Viết nhật kýViết nhật ký
Viết chữ đẹp hơn
Viết bài cảm nhậnViết bài cảm nhận
Viết email nhắc nhở hiệu quảViết email nhắc nhở hiệu quả
Viết Đặt vấn đềViết Đặt vấn đề
Viết tốt một câu chủ đềViết tốt một câu chủ đề
Viết kịch bảnViết kịch bản
Viết kịch bản phimViết kịch bản phim
Viết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải)Viết bằng tay trái (dành cho người thuận tay phải)
Viết một lá thư thân mậtViết một lá thư thân mật
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 3.371 lần.
Trang này đã được đọc 3.371 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo