Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 15.907 lần.
Viết bản tự đánh giá có thể là một nhiệm vụ đầy áp lực, đôi khi còn đáng sợ, nhưng cũng là một công cụ giúp bạn vươn tới các mục tiêu trong nghề nghiệp và đóng góp cho tổ chức nơi bạn làm việc. Bất kể là bạn được yêu cầu viết bản tự đánh giá hay tự nguyện viết như một phần trong kế hoạch phát triển cá nhân, công việc này sẽ xứng đáng với nỗ lực mà bạn bỏ ra. Để viết bản tự đánh giá sao cho hiệu quả, bạn cần suy ngẫm về các thành tích đã đạt được, đưa ra những dẫn chứng hỗ trợ cho các tuyên bố của bạn và đặt ra các mục tiêu mới trong chuyên môn.
Các bước
-
1Dành thời gian suy ngẫm. Một bản tự đánh giá chi tiết và hiệu quả sẽ mất nhiều thời gian để viết, vì vậy bạn nên sắp xếp đủ thời gian để hoàn thành nhiệm vụ này. Nếu quá vội vàng, bạn có thể bỏ sót những thành tích quan trọng hoặc các cơ hội phát triển, khiến cho bản tự đánh giá của bạn kém hiệu quả, bởi nó không thực sự phản ánh sự tiến bộ của bạn trong nghề nghiệp.[1]
- Bạn nên chuẩn bị dàn ý trước khi viết.
-
2Xem lại các mục tiêu. Bản tự đánh giá phải cho thấy bạn đang đạt được các mục tiêu do bạn tự đặt ra và các mục tiêu của công ty nói chung. Quan trọng nhất là, để chứng tỏ mình là một nhân viên làm việc hiệu quả, bạn phải chứng tỏ rằng bạn đang phấn đấu để đạt được các mục tiêu của công ty.[2]
- Bản đánh giá sẽ giúp bạn biết mình có đang đi đúng hướng để đáp ứng những yêu cầu nghề nghiệp không, bởi vì qua đó bạn có thể thấy mọi cố gắng của bạn có đáp ứng các mục tiêu hay không.
-
3Liệt kê thành tích. Dựa vào các mục tiêu, bạn hãy liệt kê mọi công việc mà bạn đã hoàn thành trong năm qua. Đưa vào danh sách những sự kiện như các dự án đã hoàn thành, các ủy ban đã tham gia và những bản báo cáo do bạn phác thảo. Bản liệt kê này nên bao gồm mọi thứ - từ những hồ sơ khách hàng mà bạn lưu giữ cho đến ủy ban do bạn chủ trì.[3]
- Đánh giá các tài liệu trong công việc, chẳng hạn như các email hay các bản báo cáo, để làm ví dụ cho công việc và dẫn chứng cho thành tích của bạn.[4]
- Khi liệt kê các thành tích, bạn hãy nghĩ xem chúng đáp ứng với các mục tiêu của bạn như thế nào và sử dụng điều này để trình bày. Ví dụ, nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh số bán hàng và bạn đang gọi điện cho các khách hàng tiềm năng, hãy nói rằng bạn đã “khởi động công việc bán hàng” hay “gia tăng cơ hội bán hàng ở các điểm bán” thay vì “gọi điện cho các khách hàng tiềm năng”.
-
4Tập trung vào bản thân. Đây là bản tự đánh giá, vì vậy bạn chỉ nên nêu ra các thành tích của riêng bạn, không kể thêm thành tích của cả đội. Trình bày rằng bạn đã đóng góp cho công việc của nhóm như thế nào, bao gồm cả các phẩm chất của bạn trong vai trò là một thành viên của nhóm.
-
5Diễn giải những khó khăn. Nhân viên nào cũng có các điểm yếu, và việc nhận biết các nhược điểm của mình là cách duy nhất để khắc phục. Bạn phải suy ngẫm về những khó khăn của mình để đặt ra các mục tiêu mới và chọn các cơ hội phát triển hữu ích.[5]
- Nghĩ về những lần bạn bị rớt lại phía sau trong công việc, những lúc cần được hỗ trợ hoặc khi bạn băn khoăn không biết mình hoàn tất công việc như vậy có đúng không.
- Đưa ra các ví dụ. Cũng như đối với các thành tích, bạn hãy nêu ra các ví dụ để chứng tỏ bạn đang cần các cơ hội phát triển trong nghề nghiệp.[6]
- Nếu gặp khó khăn trong việc xác định các điểm yếu của mình, bạn hãy nói chuyện với một đồng nghiệp mà bạn tin tưởng, người hướng dẫn hoặc người quản lý của bạn.
-
6Trình bày các sáng kiến phát triển. Ghi lại các hoạt động phát triển chuyên môn trong năm qua, liên hệ với các mục tiêu và điểm yếu của bạn trước đó. Chứng minh rằng bạn đã thành công và khắc phục các khó khăn ra sao, bạn đã làm việc siêng năng như thế nào để trở thành mẫu nhân viên mà công ty mong muốn.
- Đề cập đến các hoạt động phát triển chuyên môn bạn đã hoàn thành trong thời gian riêng của mình cũng như những hoạt động mà bạn đã làm như một phần của công việc.
-
7Thu thập các thông tin phản hồi. Các thông tin phản hồi mà bạn nhận được trong năm qua sẽ là công cụ để chứng minh cho những điều bạn đã đạt được và giúp bạn xác định các lĩnh vực để phát triển. Nhớ nêu ra các phản hồi của người quản lý, đồng nghiệp và khách hàng của bạn, nếu có.
-
8Thể hiện sự khác biệt của bạn. Cho công ty thấy các phẩm chất đặc biệt mà bạn đóng góp cho công ty. Ví dụ, bạn có nền tảng học vấn đa dạng hay bạn biết hai thứ tiếng? Đưa các đặc điểm đó vào bản tự đánh giá để cho công ty thấy rằng bạn đã đóng góp như thế nào cho văn hóa công ty.[7]
- Điều gì giúp bạn trở thành một nhân viên nổi bật? Hãy nghĩ về những điểm đặc sắc mà bạn đã đem đến đóng góp cho công ty và vượt yêu cầu của công việc. Bản đánh giá này tập trung vào biểu hiện của bạn, vì vậy bạn cần nêu ra các chi tiết chứng minh cho sự đóng góp của bạn với vai trò cá nhân.
- Nếu được thì bạn có thể trình bày bạn đã nỗ lực như thế nào để giúp nhóm của mình đạt được hay vượt qua chỉ tiêu do công ty đề ra.
Quảng cáo
-
1Chứng minh cho những thành tích của bạn. Xem kỹ bản danh sách các thành tích và liệt kê những công việc mà bạn đã thực hiện như một phần của thành tích đó. Khi đã xem lại những kết quả đã đạt được, bạn hãy diễn giải một cách ngắn gọn bằng các động từ hành động.[8]
- Các động từ hành động mô tả những việc bạn đã làm với những từ ngữ cụ thể. Ví dụ, bạn có thể nói rằng bạn đã đánh giá kết quả khảo sát, huấn luyện nhân viên mới hoặc đề xướng một dự án mới.
- Hãy trung thực. Tuy rằng viết về các thành tích của mình theo cách nào đó để phản ánh tốt về bản thân là điều nên làm, nhưng bạn cần đảm bảo mọi thứ phải chính xác. Ví dụ, đừng viết rằng bạn có kinh nghiệm quản lý khi công việc của bạn là kinh doanh độc lập, vì thực ra bạn chỉ tự quản lý mình.
-
2Định lượng kết quả của bạn. Chứng minh cho những thành tích của bạn bằng các dẫn chứng định lượng, chẳng hạn như các con số thống kê, tỷ lệ phần trăm hoặc tổng số.[9] Lấy ví dụ, bạn có thể nói, “Tôi đã tăng được 20% số lượng khách hàng” hoặc “Tôi đã giảm được 15% thông báo lỗi.” Bạn cũng có thể sử dụng những phép tính đơn giản như “Tôi đã hoàn thành 5 bản khảo sát” hoặc “Tôi đã phục vụ trung bình 4 khách hàng mỗi ngày.”
-
3Cung cấp các dữ liệu định tính. Chuẩn bị một danh sách các dẫn chứng định tính để chứng minh cho những thành tích của bạn, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà bạn không thể cung cấp những con số.[10] Các dẫn chứng này cho thấy những thành tích bạn đã đạt được nhưng không thể đưa ra các số liệu. Ví dụ, bạn có thể nói, “Tôi đã cải tiến dịch vụ hỗ trợ khách hàng bằng cách tạo một ứng dụng web mới.”
- Các dữ liệu định tính là những dẫn chứng tuyệt vời khi bạn tiến hành những công việc có ý nghĩa, bất kể kết quả ra sao. Ví dụ, nếu bạn phụ trách một chương trình ngăn chặn thanh thiếu niên uống rượu thì bất cứ hành động nào mà bạn thực hiện cũng hữu ích, ngay cả khi bạn chỉ có thể giúp được một em ngừng uống rượu.
-
4Đưa ra các phản hồi. Liên hệ các phản hồi tích cực với những điều bạn đã làm được để chứng minh rằng những đóng góp của bạn tại nơi làm việc đã được mọi người công nhận. Chỉ nêu các phản hồi chứng minh cho thành tích của bạn một cách rõ ràng để bản tự đánh giá của bạn được chính xác và hiệu quả.[11]Quảng cáo
-
1Xem lại kết quả. Đọc lại bản đánh giá, chú ý kỹ đến mức độ thành công trong việc đạt được các mục tiêu của bạn và của công ty trong năm qua. Xác định các thiếu sót cần phải cải thiện, sau đó xem xét những khó khăn mà bạn đã nhận diện để biết những lĩnh vực nào cần làm tốt hơn.[12]
-
2Đặt ra các mục tiêu mới ban đầu. Dựa vào các lỗ hổng và những khó khăn đã xác định, bạn hãy xây dựng các mục tiêu mới trong nghề nghiệp cho năm tới. Cố gắng hướng đến hai mục tiêu mới, và nhớ rằng bạn sẽ tiếp tục phấn đấu để đạt được mục tiêu của công ty.[13]
- Khi đặt ra các mục tiêu, hãy nhớ rằng bạn sẽ phải đưa ra các dẫn chứng chứng minh cho những mục tiêu đã đạt được, và rằng bạn sẽ phải có khả năng khởi xướng các sáng kiến phát triển. Hãy đặt các mục tiêu sao cho bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu.
- Tránh đặt ra các mục tiêu mơ hồ mà khó có thể đạt được. Chọn những mục tiêu mà bạn sẽ đạt được vào lần đánh giá tiếp theo.
-
3Thảo luận về bản tự đánh giá. Sắp xếp lịch với người quản lý để xem lại các kết quả của bạn. Bạn nên chuẩn bị diễn giải những thông tin đã nêu trong bản tự đánh giá. Trình bày các mục tiêu mới và giải thích tại sao bạn lại chọn tâm điểm này cho năm tới.[14]
-
4Xin ý kiến phản hồi. Khi người quản lý đã xem các kết quả trong bản tự đánh giá của bạn, bạn hãy hỏi họ về các lĩnh vực cần cải thiện và các lĩnh vực mà bạn đã có biểu hiện thành công. Hỏi ý kiến của họ về các mục tiêu mới của bạn và để họ giúp bạn điều chỉnh các mục tiêu đó.[15]
-
5Đề xuất các sáng kiến phát triển chuyên môn. Thảo luận với người quản lý về những khó khăn trước đây và nêu ý tưởng phát triển chuyên môn trong năm tới. Lắng nghe những gợi ý của người quản lý và cởi mở với những ý tưởng của họ. Cho họ thấy rằng bạn đang khắc phục những điểm yếu của mình và vươn tới thành công.
-
6Hoàn tất các mục tiêu mới. Dựa vào phản hồi của người quản lý, bạn hãy hoàn tất các mục tiêu mới của mình và điều chỉnh bản tự đánh giá cho phù hợp với các thay đổi.[16]
- Nhớ giữ lại một bản sao của bản đánh giá để có thể tham khảo khi cần thiết.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Cùng người quản lý dự định cho bản đánh giá tiếp theo của bạn bằng cách đặt ra các mục tiêu cụ thể và thiết lập cách đánh giá những mục tiêu đó (thước đo). Thống nhất trước về cách bạn được đánh giá dựa vào các kết quả; như vậy, bạn và người quản lý của bạn sẽ nhất trí với nhau về các mục tiêu.
- Cập nhật hồ sơ lý lịch của bạn sau khi hoàn tất bản đánh giá.
- Sắp xếp lịch gặp người quản lý để thảo luận về những tiến bộ và việc đặt mục tiêu mà bạn có thể sử dụng trong bản tự đánh giá tiếp theo.
- Trung thực về các thành tích, các điểm mạnh và điểm yếu của bạn.
Tham khảo
- ↑ https://www.employeeconnect.com/blog/how-to-write-a-self-evaluation-tips-examples/
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/daniel-horgan/5-must-dos-in-writing-you_b_8546266.html
- ↑ https://www.employeeconnect.com/blog/how-to-write-a-self-evaluation-tips-examples/
- ↑ http://dod.hawaii.gov/hro/files/2012/12/Tab-2-PG-Self-Assessment-Crs.pdf
- ↑ https://www.employeeconnect.com/blog/how-to-write-a-self-evaluation-tips-examples/
- ↑ https://www.employeeconnect.com/blog/how-to-write-a-self-evaluation-tips-examples/
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/daniel-horgan/5-must-dos-in-writing-you_b_8546266.html
- ↑ https://www.employeeconnect.com/blog/how-to-write-a-self-evaluation-tips-examples/
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/daniel-horgan/5-must-dos-in-writing-you_b_8546266.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/daniel-horgan/5-must-dos-in-writing-you_b_8546266.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/daniel-horgan/5-must-dos-in-writing-you_b_8546266.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/daniel-horgan/5-must-dos-in-writing-you_b_8546266.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/daniel-horgan/5-must-dos-in-writing-you_b_8546266.html
- ↑ http://www.cio.com/article/2386859/careers-staffing/careers-staffing-10-tips-for-making-self-evaluations-meaningful.html
- ↑ http://www.cio.com/article/2386859/careers-staffing/careers-staffing-10-tips-for-making-self-evaluations-meaningful.html
- ↑ http://www.cio.com/article/2386859/careers-staffing/careers-staffing-10-tips-for-making-self-evaluations-meaningful.html