Bài viết này đã được cùng viết bởi Megan Morgan, PhD. Megan Morgan là cố vấn chương trình sau đại học tại Trường Quan hệ Công chúng & Quốc tế tại Đại học Georgia. Cô đã nhận bằng tiến sĩ tiếng Anh của Đại học Georgia vào năm 2015.
Có 14 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 14.460 lần.
Bài luận phê bình là bài phân tích các tác phẩm như một cuốn sách, một bộ phim, một bài báo hoặc một bức tranh. Bài phê bình nhằm mục đích phân tích một khía cạnh nào đó của tác phẩm hoặc đưa tác phẩm vào một bối cảnh rộng hơn. Ví dụ, bài phê bình một cuốn sách có thể tập trung vào giọng văn để xác định xem giọng văn đó ảnh hưởng đến ý nghĩa của cả tác phẩm như thế nào. Hoặc một bài bình luận phim có thể tập trung vào sự lặp đi lặp lại của một biểu tượng trong phim. Dù là phê bình khía cạnh nào, mỗi một bài phê bình cần có một luận điểm về tác phẩm và dẫn chứng trong tác phẩm để chứng minh cho phân tích của tác giả.[1] Hãy đọc tiếp để biết cách viết một bài luận phê bình.
Các bước
Chuẩn bị viết bài luận phê bình
-
1Hiểu rõ yêu cầu của đề bài. Ngay khi giáo viên giao đề, hãy đọc kỹ hướng dẫn và đánh dấu những chỗ bạn chưa hiểu. Yêu cầu giáo viên giải thích đề bài nếu cần.[2]
-
2Đọc kỹ tác phẩm. Bài tập viết bài phê bình yêu cầu bạn đánh giá một quyển sách, một bài báo, một bộ phim, một bức tranh hoặc các loại tác phẩm khác. Để có thể đánh giá được các tác phẩm này, bạn cần làm quen với nguyên văn tác phẩm.
- Nắm rõ tác phẩm bằng cách đọc đi đọc lại. Nếu bạn được yêu cầu viết về những tác phẩm như một bộ phim hay một bức tranh, hãy xem bộ phim đó nhiều lần hoặc ngắm bức tranh đó từ nhiều góc độ và khoảng cách khác nhau.
-
3Ghi chép trong khi đọc. Ghi chép trong khi đọc sẽ giúp bạn nhớ được các khía cạnh quan trọng của tác phẩm cũng như giúp bạn suy nghĩ sâu hơn về tác phẩm đó. Hãy nhớ một vài câu hỏi quan trọng trong đầu khi đọc và cố gắng trả lời những câu hỏi đó khi xem lại ghi chép của bạn.[3]
- Tác phẩm viết về vấn đề gì?
- Các ý chính nào được nêu ra trong tác phẩm?
- Trong tác phẩm có điều gì khó hiểu không?
- Mục đích của tác phẩm là gì?
- Tác phẩm có đạt được mục đích đó không? Nếu không thì tại sao và như thế nào?[4]
Không: tóm tắt lại nội dung - bạn phải thuộc nội dung của câu chuyện rồi
Hãy: ghi lại những suy nghĩ dẫn dắt bài luận: Ý của tác giả là gì? Điều đó có kết nối với điều gì khác không?
-
4Xem lại ghi chép để tìm ra bố cục và xác định vấn đề. Sau khi đã hoàn thành việc đọc và ghi chép về tác phẩm, hãy đọc lại ghi chép để xem tác phẩm được trình bày theo bố cục nào và vấn đề nào là vấn đề nổi bật đối với bạn. Cố gắng tìm ra giải pháp cho một trong các vấn đề bạn tìm được. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng Chí Phèo thật tâm có vẻ lương thiện hơn vẻ bề ngoài, hãy đưa ra một phỏng đoán có tính nhân văn xem tại sao lại như vậy.
- Bạn nên chọn giải pháp có thể dùng để phát triển thành trọng tâm của bài luận, tuy nhiên lưu ý rằng bạn chưa cần phải đưa ra luận điểm chắc chắn ngay lúc này. Khi bạn tiếp tục nghiên cứu tác phẩm, bạn sẽ dần tìm ra được trọng tâm và luận điểm cho bài phê bình của mình.[5]
Không: tự suy diễn ý đồ của tác giả: Nam Cao tạo nên hình tượng một Chí Phèo xấu xí bởi vì...
Hãy: diễn đạt điều đó thành cách hiểu của riêng bạn: Chí Phèo vốn được tạo hình xấu xí một phần để khắc họa nên cuộc sống khốn khổ của hắn, qua đó, làm nổi bật sự khắc nghiệt của xã hội bấy giờ.
Quảng cáo - Bạn nên chọn giải pháp có thể dùng để phát triển thành trọng tâm của bài luận, tuy nhiên lưu ý rằng bạn chưa cần phải đưa ra luận điểm chắc chắn ngay lúc này. Khi bạn tiếp tục nghiên cứu tác phẩm, bạn sẽ dần tìm ra được trọng tâm và luận điểm cho bài phê bình của mình.[5]
Tiến hành nghiên cứu
-
1Tìm nguồn tham khảo thông tin nếu được yêu cầu. Nếu bạn được yêu cầu dùng các nguồn thông tin để viết bài phê bình, bạn sẽ cần thực hiện một vài nghiên cứu. Đọc kỹ hướng dẫn của đề bài hoặc hỏi giáo viên nếu bạn có thắc mắc về loại nguồn nào là nguồn thích hợp để dùng trong bài.
- Sách, bài viết trên các tạp chí học thuật và các trang mạng đáng tin là một số nguồn mà bạn có thể dùng.
- Dùng dữ liệu trong thư viện hơn là tìm kiếm trên mạng internet. Thư viện của trường thường cho phép truy cập vào nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau. Các cơ sở dữ liệu này này cung cấp miễn phí các bài báo và tài nguyên khác mà bạn không thể truy cập được bằng các công cụ tìm kiếm trên mạng.
-
2Đánh giá nguồn để xác minh độ tin cậy. Bạn chỉ nên sử dụng những nguồn đáng tin cậy để viết một bài phê bình mang tính học thuật, nếu không bạn sẽ làm mất đi sự tin cậy của mình với vai trò là tác giả. Sử dụng nguồn dữ liệu của thư viện đảm bảo bạn sẽ tìm được nhiều nguồn đáng tin cho bài viết của mình. Dưới đây là một vài điểm bạn cần xem xét để xác minh một nguồn thông tin có đáng tin hay không.[6]
- Tác giả và minh chứng về tác giả”. Chọn những nguồn có ghi tên tác giả và cung cấp minh chứng về tác giả đó. Minh chứng cần chỉ ra các thông tin như người này có đủ thẩm quyền hay chuyên môn để phát biểu như một chuyên gia về lĩnh vực này không. Ví dụ, bài báo nói về một loại bệnh sẽ đáng tin cậy hơn nếu tác giả là một bác sĩ. Nếu nguồn bạn tìm được không ghi tên tác giả hoặc tác giả không có minh chứng là đủ thẩm quyền thì nguồn đó có thể không đáng tin cậy.[7]
- Trích dẫn”. Xem xét xem tác giả của nguồn thông tin có tiến hành nghiên cứu kỹ càng về chủ đề hay không. Kiểm tra tiểu sử của các tác giả hoặc tác phẩm được trích dẫn trong nguồn. Nếu tác giả không trích dẫn hoặc chỉ trích dẫn một vài nguồn thì nguồn thông tin này không đáng tin cậy.[8]
-
Định kiến”. Xem xét xem tác giải có trình bày một cách khách quan, hợp lý về chủ đề hay không. Giọng điệu của tác giả có thường ưu tiên cho một mặt của vấn đề không? Lý lẽ tác giả đưa ra có thường xuyên bác bỏ hay coi nhẹ quan điểm hoặc lý lẽ đối lập không? Nếu có, thì nguồn này không phải là một lựa chọn tốt.[9]
(Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng bộ môn phê bình văn học thường thể hiện quan điểm riêng của người viết chỉ sau một lần đọc; điều này thường không được coi là có thành kiến vì bản chất của lĩnh vực nghiên cứu văn học này vốn là chủ quan).Không: đánh giá thấp một tác giả chỉ vì họ ủng hộ một quan điểm nào đó.
Hãy: bám sát luận điểm của họ với con mắt phân tích và tận dụng những luận cứ vững chắc. - Ngày xuất bản”. Cân nhắc xem nguồn này có cập nhật các thông tin mới nhất về chủ đề không. Ngày xuất bản đặc biệt quan trọng khi nghiên cứu về các chủ đề khoa học vì những công nghệ và phương pháp mới có thể đã chứng minh những phát kiến trước đó không hợp lý.[10]
- Thông tin được cung cấp”. Nếu bạn vẫn nghi ngờ về độ tin cậy của một nguồn nào đó, hãy kiểm tra chéo một số thông tin mà nguồn đó cung cấp với một nguồn mà bạn tin tưởng. Nếu thông tin mà tác giả đưa ra mâu thuẫn với thông tin trong nguồn mà bạn tin tưởng thì nguồn đó không đáng tin cậy để đưa vào bài viết.[11]
-
3Đọc nghiên cứu. Khi bạn đã thu thập được tất cả các nguồn thông tin cần thiết, bạn cần dành thời gian đọc chúng. Sử dụng phương pháp đọc giống như khi bạn đọc nguyên văn tác phẩm. Đọc các nguồn thông tin bạn được tìm nhiều lần và đảm bảo bạn hiểu chúng một cách thấu đáo.
-
4Ghi chép khi đọc. Tô đậm hoặc gạch chân những đoạn văn quan trọng để bạn dễ dàng tìm đọc lại chúng. Khi đọc, bạn cũng nên ghi lại các thông tin đáng chú ý vào muộn cuốn sổ.
- Ghi rõ bạn đã trích dẫn nguyên văn thông tin từ nguồn nào bằng cách đặt thông tin đó vào trong dấu ngoặc kép, ghi chú các thông tin về nguồn trích dẫn như tên tác giả, tác phẩm và số trang. Không: nhấn mạnh một đoạn nào đó chỉ vì nó có vẻ quan trọng hoặc có ý nghĩa.
Hãy:nhấn mạnh những đoạn văn củng cố hoặc làm yếu đi luận điểm của bạn.
Quảng cáo - Ghi rõ bạn đã trích dẫn nguyên văn thông tin từ nguồn nào bằng cách đặt thông tin đó vào trong dấu ngoặc kép, ghi chú các thông tin về nguồn trích dẫn như tên tác giả, tác phẩm và số trang.
Viết bài
-
1Xây dựng quan điểm. Khi bạn đã xây dựng được quan điểm của mình về tác phẩm gốc và đã đọc tác phẩm gốc, bạn sẽ sẵn sàng cho việc viết luận điểm.[12] Luận điểm tốt là luận điểm thể hiện được nội dung trọng tâm của bài viết và nêu ra quan điểm của tác giả. Bạn có thể trình bày luận điểm bằng nhiều câu, câu thứ nhất đưa ra quan điểm chung và câu thứ hai thu hẹp lại thành một quan điểm cụ thể hơn.[13]
- Đảm bảo luận diểm cung cấp đủ thông tin. Hay nói cách khác, tránh nói đơn giản một điều gì đó “tốt” hoặc “hiệu quả”, hãy nói cụ thể vì sao điều đó “tốt” hay “hiệu quả”.[14]
- Đặt luận điểm ở cuối đoạn văn đầu tiên nếu giáo viên của bạn không yêu cầu đặt luận điểm ở vị trí khác. Cuối đoạn văn đầu tiên là vị trí truyền thống để trình bày luận điểm trong các bài luận học thuật.
- Ví dụ, đây là một luận điểm có nhiều câu về hiệu quả và mục đích của bộ phim “Max điên cuồng: Con đường tử thần”: “Rất nhiều bộ phim hành động đều có chung một mô-típ: Một nam anh hùng (thường đẹp trai, da trắng) đi theo niềm tin vào số mệnh và ra lệnh cho những người khác, hoặc là nghe theo anh ta hoặc là chết. “Mad Max: Con đường tử thần” đạt được hiệu quả khi đi ngược lại với mô-típ trên. Thay vì đi theo diễn biến quen thuộc, bộ phim đưa vào nhiều anh hùng, trong đó có nhiều nữ anh hùng, thách thức chuẩn mực lâu đời của các bộ phim bom tấn mùa hè trong làng phim Hollywood”.Không: đưa ra những thông tin hiển nhiên (Mad Max được đạo diễn bởi George Miller) hoặc ý kiến chủ quan (Mad Max là bộ phim hay nhất năm 2015).[15]
Hãy: thể hiện luận điểm mà bạn có thể củng cố bằng luận cứ.
-
2Lập dàn ý dựa trên ghi chép. Lập dàn ý trước khi viết nháp để tổ chức thông tin hiệu quả hơn. Dàn ý có thể chi tiết hoặc không chi tiết. Càng nhiều chi tiết được đưa vào dàn ý thì bạn càng chuẩn bị tốt cho bài viết của mình.[16]
- Bạn có thể xây dựng dàn ý sử dụng gạch đầu dòng bằng số la mã, chữ số và chữ cái. Hoặc bạn có thể sử dụng dàn ý dạng sơ đồ tư duy để tìm kiếm và tập trung ý tưởng trước khi hoàn thiện phát triển ý.
-
3Mở bài bằng một câu đi thẳng vào chủ đề. Chủ đề nên được giới thiệu luôn ở phần mở đầu. Dùng các ý chính bạn sẽ triển khai trong bài để giúp bạn xác định cần đưa thông tin nào vào phần này. Phần mở bài luôn luôn giới thiệu ý chính và cái nhìn toàn cảnh về nội dung của cả bài. [17]Không: mở đầu bằng những cụm từ sáo rỗng như Trong xã hội ngày nay..., Trong suốt lịch sử..., Ai đó đã nói rằng....
Hãy: mở đầu bằng một thực tế thu hút, một giai thoại hoặc một cách viết gây chú ý nào đó với nội dung liên quan.[18]- Một số kỹ thuật viết mở bài khác bao gồm: sử dụng một chi tiết cụ thể để gợi lên quan điểm lớn hơn; đặt câu hỏi mà bài luận của bạn đưa ra câu trả lời, hoặc đưa vào một thông tin hấp dẫn.[19]
-
4Cung cấp thông tin nền. Cung cấp đủ thông tin nền hay ngữ cảnh để hỗ trợ người đọc. Cân nhắc và cung cấp trong đoạn mở đầu các thông tin mà người đọc cần biết để hiểu được bài luận của bạn. Thông tin nền sẽ rất đa dạng phụ thuộc vào loại tác phẩm mà bạn phê bình.[20]Không: tóm tắt lại các phần nội dung không liên quan tới bài luận.
Hãy: viết phần mở bài sao cho phù hợp với độc giả. Một hội nghị gồm các giáo sư dạy môn Anh ngữ sẽ cần ít thông tin bổ sung hơn so với độc giả của các blog trên mạng.- Nếu bạn phê bình một cuốn sách, hãy cung cấp tên tác phẩm, tác giả và tóm tắt cốt truyện.
- Nếu bạn viết về một bộ phim, hãy nói ngắn gọn về nội dung.
- Nếu bạn viết về một bức họa, hãy miêu tả khái quát.
- Luôn ghi nhớ thông tin nền phải hướng đến luận điểm. Cung cấp những gì người đọc cần biết để hiểu về chủ đề và thu hẹp thông tin để giới thiệu luận điểm.[21]
-
5Dùng các đoạn trong phần thân bài để thảo luận từng phần của tác phẩm. Thay vì nói về nhiều khía cạnh của tác phẩm trong một đoạn văn, mỗi đoạn chỉ nên tập trung vào một phương diện. Mỗi phương diện đều hướng đến làm rõ cho luận điểm.[22] For each body paragraph, you should do the following:
- Đưa ra ý chính ở đầu đoạn văn.
- Chứng minh ý chính bằng ít nhất một ví dụ từ nguyên văn tác phẩm.
- Chứng minh ý chính bằng ít nhất một ví dụ từ các nguồn khác.
-
6Xây dựng phần kết bài. Kết bài cần làm nổi bật quan điểm bạn trình bày trong bài.[23] Trước khi bạn viết phần kết bài, dành thời gian xâu chuỗi lại các ý bạn đã viết và xác định hướng kết bài tốt nhất. Có nhiều cách kết bài khác nhau mà bạn có thể chọn. Ví dụ, bạn có thể:
- Tóm tắt và nhắc lại ý chính.
- Nêu ra sự ảnh hưởng của chủ đề tới người đọc.
- Chủ đề có thể được đưa vào bối cảnh hay nhận xét rộng hơn như thế nào.
- Kêu gọi hành độnghoặc các nghiên cứu sâu hơn.
- Nêu ra những vấn đề mới có thể phát triển từ chủ đề.Không: lặp lại các điểm mà bạn đã nêu trước đó.
Hãy: nhắc tới các điểm trước đó và kết nối chúng thành một luận điểm duy nhất.
Quảng cáo
Kiểm tra bài luận
-
1Nghỉ một vài hôm trước khi đọc lại bản nháp. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp não bộ làm việc tốt hơn. Khi bạn quay lại với bản nháp, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới.
- Viết bài trước để có thể dành ra vài ngày hoặc thậm chí một tuần để kiểm tra bài trước khi hến hạn. Nếu bạn không chuẩn bị đủ thời gian bạn sẽ dễ mắc những lỗi đơn giản và dễ bị mất điểm.
-
2Dành thời gian xem lại và làm rõ các ý khó hiểu. Khi kiểm tra lại bài cần kiểm tra trên nhiều phương diện để đảm bảo người đọc hiểu hết các ý bạn muốn trình bày. Cân nhắc một số câu hỏi sau:
- Ý chính của bạn là gì? Bạn có thể làm rõ ý chính bằng cách nào?
- Người đọc là ai? Bạn đã cân nhắc nhu cầu và yêu cầu của họ chưa?
- Mục đích của bạn là gì? Bài luận này đã hoàn thành được mục đích đó chưa?
- Dẫn chứng bạn đưa ra có thuyết phục không? Bạn có thể củng cố dẫn chứng bằng cách nào?
- Các phần trong bài có tập trung phát triển luận điểm không? Bạn có thể tăng cường tính liên kết bằng cách nào?
- Ngôn ngữ và bố cục có gì khó hiểu không? Bạn có thể làm rõ ngôn ngữ và bố cục như thế nào?
- Bạn có mắc các lỗi về ngữ pháp, dấu câu hay chính tả không? Nếu có thì sửa như thế nào?
- Người khác có thể có quan điểm nào trái với quan điểm của bạn? Bạn bác bỏ quan điểm của họ trong bài luận bằng cách nào?[24]
-
3Hoàn thiện bài viết bằng việc kiểm tra kỹ lỗi chính tả trên bản cứng. Đọc to bài viết để đảm bảo bạn đã sửa hết các lỗi đánh máy, lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ, đặt câu và các lỗi khác. Dù phát hiện ra một lỗi nhỏ cũng nên sửa, in lại trước khi nộp.
- Nếu bạn nộp bản mềm bài viết qua email, hãy hỏi giáo viên các yêu cầu về định dạng. Bạn có thể lưu dưới dạng tệp PDF để đảm bảo định dạng bài làm không bị mất.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Nhờ bạn bè, người thân hoặc người quen kiểm tra lỗi chính tả và nhận xét bài viết. Các nhà văn chuyên nghiệp đọc lại bản thảo của họ nhiều lần và bạn cũng nên làm như vậy.
- Sẽ dễ hơn nếu bạn viết dàn ý cho phần mở bài và quay lại viết hoàn thiện sau khi đã viết các phần tiếp theo. Nếu bạn thấy bí khi viết mở bài, cứ để đó và viết sau.
- Viết theo cách của bạn. Ví dụ, nhiều người cần viết dàn ý nhưng người khác lại cho rằng dàn ý hạn chế khả năng viết của họ. Hãy tìm ra quy trình viết phù hợp cho riêng bạn.
- Lưu ý cách dùng từ. Nên dùng đúng những từ bạn biết thay vì để nghe học thuật hơn mà dùng sai những từ bạn không biết.
- Bắt đầu viết sớm nhất có thể. Bạn sẽ viết bài tốt hơn và ít bị stress khi dành thời gian viết bài đều đặn trong suốt khóa học hơn là viết gấp rút trong một thời gian ngắn.
- Thu hẹp chủ đề trong quá trình viết. Nhiều sinh viên mắc sai lầm khi chọn chủ đề quá rộng với suy nghĩ là chủ đề rộng sẽ có nhiều thứ để viết. Thực ra thì chọn một chủ đề hẹp sẽ dễ viết hơn. Ví dụ, viết về vấn đề chiến tranh đúng hay sai gần như là không thể. Ngược lại, nếu viết về việc có nên phản đối một cuộc chiến tranh cụ thể không sẽ dễ dàng hơn.
- Nếu gặp khó khăn với việc xây dựng bố cục, hãy viết dàn ý dựa trên câu chủ đề của các đoạn văn. Trong dàn ý hãy viết một câu miêu tả mối quan hệ giữa các câu chủ đề. Nếu bạn không thể đưa mối quan hệ này một cách nhanh chóng thì các đoạn văn của bạn chưa được sắp xếp đúng trình tự và cần được sắp xếp lại.
- Bạn sẽ không có đủ thời gian để đọc hết cả mười hay mười hai cuốn sách về chủ đề của mình. Hãy sử dụng mục lục để tìm đọc các chương quan trọng nhất.
Cảnh báo
- Viết bài kiểu nước đến chân mới nhảy sẽ mắc nhiều lỗi diễn đạt và lỗi ngữ pháp. Giáo viên của bạn đã đọc hàng trăm thậm chí hàng nghìn bài luận của sinh viên nên có thể dễ dàng nhận ra bạn có đợi đến phút cuối mới viết bài hay không.
- Ghi nguồn thông tin mà bạn dùng bao gồm các trích dẫn, số liệu, khái niệm lý thuyết chính xác nhất có thể. Nếu không chắc chắn thì lỗi sai về mặt trích dẫn vẫn có thể chấp nhận được còn không trích dẫn có thể sẽ bị coi là đạo văn.
Tham khảo
- ↑ http://www.webster.edu/academic-resource-center/writingcenter/writing-tips/analysis.html
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/685/05/
- ↑ http://www.sussex.ac.uk/s3/?id=122
- ↑ http://www2.southeastern.edu/Academics/Faculty/elejeune/critique.htm
- ↑ http://www.millsaps.edu/academics/heritage_how_to_write_a_critical_essay_on_literature.php
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/553/03/
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/553/03/
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/553/03/
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/553/03/
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/553/03/
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/553/03/
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/673/1/
- ↑ http://writingcenter.unc.edu/handouts/thesis-statements/
- ↑ http://writingcenter.unc.edu/handouts/thesis-statements/
- ↑ http://writingcenter.unc.edu/handouts/thesis-statements/
- ↑ https://www.irsc.edu/students/academicsupportcenter/researchpaper/researchpaper.aspx?id=4294967433
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/engagement/2/2/58/
- ↑ http://www.gallaudet.edu/tip/english_center/writing/guide_to_writing_introductions_and_conclusions.html
- ↑ http://www.gallaudet.edu/tip/english_center/writing/guide_to_writing_introductions_and_conclusions.html
- ↑ http://writingcenter.fas.harvard.edu/pages/beginning-academic-essay
- ↑ http://www.webster.edu/academic-resource-center/writingcenter/writing-tips/analysis.html
- ↑ http://www.webster.edu/academic-resource-center/writingcenter/writing-tips/analysis.html
- ↑ http://www.millsaps.edu/academics/heritage_how_to_write_a_critical_essay_on_literature.php
- ↑ https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/561/05/