Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Xỏ khuyên là một hình thức tuyệt vời để thể hiện cá tính, nhưng cơ thể bạn lại xem đó là vết thương cần được chữa lành. Đó là lý do vì sao bạn phải vệ sinh chỗ xỏ khuyên nhẹ nhàng bằng nước muối vài lần mỗi ngày. Bạn nên hoạt động nhẹ nhàng để vết thương mau lành và không bị nhiễm trùng. Nếu được chăm sóc đúng cách, vết thương của lỗ xỏ khuyên sẽ lành nhanh chóng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Giữ vệ sinh tại vị trí xỏ khuyên

  1. 1
    Mua nước muối ở cơ sở xỏ khuyên hoặc tiệm thuốc. Cơ sở xỏ khuyên có bán nước muối, hoặc bạn cũng có thể mua ở tiệm thuốc, siêu thị, hay mua trực tuyến. Trên bình nước muối thường có ghi “Nước muối vệ sinh vết thương”.[1]
    • Nước muối nhà làm:
      Khuấy tan hoàn toàn 1/8 thìa cà phê (0,7 g) muối không chứa i-ốt vào 240ml nước cất ấm.
    • Đừng mua nước muối dùng để vệ sinh kính áp tròng vì nó quá mạnh đối với vết thương.
  2. 2
    Rửa sạch tay trước khi vệ sinh vết thương. Vết thương có thể bị nhiễm trùng nếu vi khuẩn xâm nhập vào đó, do đó bạn phải rửa sạch tay hoàn toàn bằng nước xà phòng trước khi chạm vào vết thương. Lau khô tay bằng khăn vải hay khăn giấy sạch.[2]
    • Tránh để vết thương mới xỏ tiếp xúc với nước bẩn như nước hồ, bể bơi hay bồn tắm để giảm thiểu rủi ro nhiễm trùng.
  3. 3
    Đắp gạc nhúng nước muối lên vết thương trong 5 phút. Nhúng gạc hay khăn giấy vào nước muối mua hoặc nước muối nhà làm và nhẹ nhàng đắp gạc lên vết thương trong 5 phút. Việc này sẽ làm mềm các vảy da gần vị trí xỏ khuyên, và chúng sẽ được loại bỏ khi bạn thấm khô vết thương. Đừng bứt các vảy da này khi da đang khô, nếu không da có thể bị kích ứng.
    • Một số chuyên gia y tế khuyên bạn nên xoay đồ trang sức trong khi da còn ướt để giúp đưa nước muối vào vết thương. Đừng bao giờ xoay đồ trang sức khi da khô để tránh ảnh hưởng đến quá trình lành.
    • Nếu bạn có thể nhúng lỗ xỏ khuyên vào nước muối thì hãy ngâm khoảng 5 phút. Để ngâm vết thương, bạn hãy đổ nước vào chậu và hòa tan muối vào đó. Bạn cũng có thể dùng bồn tắm ngồi để ngâm lỗ xỏ khuyên ở bộ phận sinh dục.
  4. 4
    Thấm khô vết thương bằng khăn giấy sạch. Sau khi nước muối ngấm vào lỗ xỏ khuyên, bạn hãy dùng vài tờ khăn giấy thấm nhẹ trên vết thương. Sau khi thấm khô vết thương, bạn hãy vứt bỏ khăn giấy đã dùng.[3]
    • Đừng dùng khăn vải cho dù nó sạch. Khăn vải dễ mắc vào đồ trang sức, cũng như có thể mang vi khuẩn gây hại cho vết thương.
  5. 5
    Vệ sinh 2 lần mỗi ngày cho đến khi vết thương lành. Mặc dù bạn nghĩ rằng vệ sinh vết thương nhiều hơn có thể giúp nó lành nhanh hơn, nhưng thật ra vệ sinh quá thường xuyên có thể làm khô da. Bạn chỉ nên vệ sinh vết thương hai lần mỗi ngày cho đến khi lành hoàn toàn. Thời gian lành tùy thuộc vào vị trí xỏ khuyên.[4]
    • Ví dụ, lỗ xỏ khuyên tai cần tới 4 tháng để lành, trong khi lỗ xỏ khuyên lỗ rốn, bộ phận sinh dục, hay núm vú cần 6 tháng. Hầu hết các lỗ xỏ khuyên ở miệng hay mặt sẽ lành trong vòng 8 tuần.
  6. 6
    Tránh dùng cồn tẩy rửa hay nước ôxy già để vệ sinh vết thương. Bạn nên vệ sinh vết thương nhẹ nhàng tối đa, do đó đừng dùng các sản phẩm làm khô hay kích ứng da. Tránh dùng cồn tẩy rửa, nước ôxy già, nước rửa tay kháng khuẩn, và xà phòng có độ kiềm cao.[5]
    • Một số sản phẩm này có chứa cồn nên sẽ làm khô da. Nó khiến tế bào da chết tích tụ và tạo thành vảy gần vết thương.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Ngăn ngừa và xử lý nhiễm trùng

  1. 1
    Đừng sờ hay vân vê lỗ xỏ khuyên. Cố gắng không chạm vào vết thương để da có thể lành bình thường. Nếu bạn đụng chạm hay vân vê lỗ xỏ khuyên một cách không cần thiết, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây hại cho da.[6]
    • Bạn cũng nên tránh trang điểm hay dùng mỹ phẩm như dầu dưỡng thể hoặc nước hoa. Chúng có thể gây kích ứng vết thương.
    • Nếu bạn hay chạm vào đồ trang sức thì vết thương sẽ lâu lành hơn.
  2. 2
    Để ý xem vết thương có bị sưng hoặc kích ứng hay không, vì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng. Lỗ xỏ khuyên mới sẽ gây đau và chảy máu vài ngày, nhưng nếu tình trạng không tốt hơn hoặc trở nên xấu đi thì có thể đã bị nhiễm trùng. Tìm các dấu hiệu nhiễm trùng sau đây nếu bạn đã xỏ khuyên được ít nhất 3 ngày:[7]
    • Chảy máu liên tục hoặc sờ thấy đau
    • Sưng
    • Đau
    • Dịch vàng hay xanh
    • Sốt
  3. 3
    Tìm sự chăm sóc y tế ngay nếu bạn nghĩ vết thương bị nhiễm trùng. Đừng do dự nếu bạn nghi ngờ vết thương đã bị nhiễm trùng. Đừng tháo đồ trang sức và hãy liên hệ với bác sĩ. Họ có thể phải kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Khi bạn để yên đồ trang sức tại vết thương, mủ có thể được dẫn lưu ra ngoài trong vài ngày.[8]
    • Nếu bạn tháo đồ trang sức, vết thương có thể đóng miệng và rất khó điều trị nhiễm trùng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Hỗ trợ quá trình lành của vết thương

  1. 1
    Mặc quần áo rộng rãi và không bó vào lỗ xỏ khuyên. Nếu vết thương nằm trong quần áo thì bạn không nên mặc quần áo bó sát. Sự ma sát sẽ gây kích ứng và kéo dài thời gian lành. Thay vào đó, bạn nên mặc quần áo rộng rãi bằng vải mềm, không vướng vào đồ trang sức.[9]
    • Quần áo rộng rãi sẽ giúp không khí tuần hoàn, ngăn chặn nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành.
  2. 2
    Nghỉ ngơi nhiều để giúp cơ thể hồi phục. Cũng như các vết thương khác, quá trình lành sẽ diễn ra nhanh hơn nếu cơ thể không bận chống lại các vấn đề khác. Nếu bạn là thiếu niên thì nên ngủ tối thiểu 8-10 tiếng. Nếu bạn là người lớn thì nên ngủ tối thiểu 7 tiếng mỗi đêm.[10]
    • Tìm cách quản lý căng thẳng để cơ thể tập trung hồi phục. Bạn có thể tập yoga, thiền, nghe nhạc, hoặc đi tản bộ.
    • Nếu lỗ xỏ khuyên nằm đâu đó trên đầu, bạn hãy trải một chiếc áo gối sạch lên gối để vết thương không bị kích ứng trong lúc ngủ.
  3. 3
    Tắm vòi sen thay cho tắm bồn cho đến khi vết thương lành hoàn toàn. Bạn nên tránh để dầu gội đầu, xà phòng hay mầm bệnh tiếp xúc với lỗ xỏ khuyên. Vì điều này không thể tránh được nếu bạn tắm trong bồn, nên bạn hãy tắm bằng vòi sen và không để xà phòng hay dầu gội dính vào vết thương.[11]
    • Nếu bạn vẫn muốn tắm bồn, hãy vệ sinh bồn tắm sạch hoàn toàn trước khi bước vào. Không để xà phòng hay dầu gội dính vào vết thương và rửa sạch da sau khi bước ra.
  4. 4
    Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước cho cơ thể để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Thực hiện chế độ ăn lành mạnh, bao gồm các nguồn cung cấp vitamin C và kẽm để giúp vết thương lành nhanh hơn và ngăn chặn nhiễm trùng. Ăn những thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, dâu tây, bó xôi, và sản phẩm từ sữa để duy trì chế độ ăn cân đối. Ngoài chế độ ăn lành mạnh, bạn cần uống 2,5 – 3,5 lít chất lỏng mỗi ngày để cơ thể có đủ nước.[12]
    • Tránh các thức uống chứa nhiều đường vì chúng không có ích cho hệ miễn dịch.
  5. 5
    Tránh hút thuốc lá và uống rượu để đẩy nhanh quá trình lành. Nghiên cứu cho thấy uống rượu bia và hút thuốc lá có thể làm chậm quá trình lành của vết thương. Để lỗ xỏ khuyên lành nhanh hơn, bạn nên cai thuốc lá và bỏ uống rượu.[13]
    • Nhớ rằng cơ thể bạn xem lỗ xỏ khuyên giống như vết thương bình thường và sẽ tự làm lành. Bạn không nên làm việc nhiều trong vài ngày để giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nhờ chuyên viên xỏ khuyên tư vấn nếu bạn lo ngại về bất cứ điều gì. Họ sẽ rất vui khi nghe tin tức từ bạn.
  • Hỏi chuyên viên xỏ khuyên về thời gian lành và các hướng dẫn chăm sóc cho lỗ xỏ khuyên.

Cảnh báo

  • Để yên đồ trang sức nếu bạn cho rằng vết thương đã nhiễm trùng, và đến cơ sở y tế ngay. Nếu bạn tháo đồ trang sức, việc điều trị nhiễm trùng và dẫn lưu mủ sẽ gặp khó khăn.

Bài viết wikiHow có liên quan

Tắm rửa sau khi xămTắm rửa sau khi xăm
Loại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũiLoại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũi
Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyênNhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyên
Thông lại lỗ khuyên tai bị bítThông lại lỗ khuyên tai bị bít
Chăm sóc rốn sau khi xỏ khuyênChăm sóc rốn sau khi xỏ khuyên
Điều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùngĐiều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng
Lỗ xỏ khuyên mau lànhLỗ xỏ khuyên mau lành
Vượt qua Sự đau đớn khi Xăm hìnhVượt qua Sự đau đớn khi Xăm hình
Chữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụnChữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụn
Xỏ khuyên núm vúXỏ khuyên núm vú
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Chăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùngChăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùng
Điều trị khuyên mũi bị nhiễm trùngĐiều trị khuyên mũi bị nhiễm trùng
Tạo hình xăm tạm thờiTạo hình xăm tạm thời
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 1.185 lần.
Trang này đã được đọc 1.185 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo