Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn cách vệ sinh sạch sẽ rốn cho mục đích làm sạch hoặc chăm sóc khi vừa mới bấm khuyên rốn.

Phần 1
Phần 1 của 2:
Vệ sinh rốn

  1. 1
    Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh rốn. Tất nhiên, bạn cần phải chuẩn bị tăm bông. Tuy nhiên, không có bộ dụng cụ vệ sinh rốn cố định nào. Thay vào đó, bạn cần sử dụng vô số dụng cụ. Bạn nên tự thử xem dụng cụ nào là phù hợp nhất. Bạn có thể dùng:
    • Nước
    • Dầu em bé
    • Oxy già
    • Cồn Isopropyl
    • Chất làm se khác, chẳng hạn như nước cây phỉ
  2. 2
    Nhúng một đầu tăm bông vào dung dịch mà bạn chọn, sau đó xoa đầu tăm bông quanh rốn. Nhẹ nhàng xoa quanh rốn và tránh chà sâu vào trong rốn.
  3. 3
    Vứt tăm bông cũ đi và lặp lại quá trình vệ sinh bằng tăm bông mới nếu rốn vẫn còn bẩn. Chỉ cần 1-2 lần lau là rốn có thể sạch. Sau khi lau xong, bạn nên dùng gạc sạch nhẹ nhàng lau hết dung dịch còn sót lại trên rốn. Bạn nên đảm bảo chùi sạch sẽ nước, dầu em bé, oxy già hoặc cồn Isopropyl
    • Nếu rốn bị khô, bạn có thể thoa ít thuốc mỡ Neosporin xung quanh rốn. Từ từ thoa theo vòng tròn rồi đi vào giữa rốn, sau đó dùng gạc lau sạch thuốc.

Phần 2
Phần 2 của 2:
Chăm sóc thường xuyên cho rốn

  1. 1
    Nếu muốn chăm sóc rốn sau khi bấm khuyên, bạn nên thấm đẫm rốn bằng nước muối trước. Gỡ khuyên rốn là một việc không hay chút nào vì đó là lúc vi khuẩn cùng các tác nhân gây nhiễm trùng khác xâm nhập vào bên trong rốn. Ngoài ra, đôi khi chỉ cần 10-15 phút, lỗ xỏ khuyên rốn sẽ bắt đầu dính lại. Và thậm chí nếu khuyên rốn không dính lại hoàn toàn, bạn sẽ phải chịu đau đớn khôn cùng khi đeo lại khuyên rốn. Bạn không nên gỡ khuyên rốn mới khi lỗ khuyên chưa lành hẳn, có máu hoặc mủ chảy ra, hoặc có vảy dính vào trang sức. Nếu bấm khuyên rốn, bạn nên kéo khuyên rốn lên càng cao càng tốt sau đó thấm đẫm nước muối. Đảm bảo dùng khăn giấy sạch nhúng nước muối và lau sạch lớp vảy đóng ở lỗ rốn trước khi làm điều này để tránh bị đau. Bạn nên đảm bảo dùng muối BIỂN. Muối I-ốt (muối ăn) không thể ngăn ngừa nhiễm trùng. Nếu khuyên rốn bị nhiễm trùng, bạn không nên tháo trang sức ra để tránh nhiễm trùng xâm nhập sâu vào bên trong và gây tình huống xấu. Đi khám bác sĩ ngay nếu khuyên rốn bị nhiễm trùng. [1]
  2. 2
    Cẩn thận lau khô rốn sau khi tắm. Quá nhiều nước và độ ẩm có thể thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển. Bạn nên nhớ rốn là nơi trú ngụ của hơn 1500 vi khuẩn có ích[2] và bạn nên cố gắng tránh để vi khuẩn có hại xâm nhập.
  3. 3
    Nhớ rằng không phải lúc nào cũng nên vệ sinh rốn thường xuyên. Miễn là thường xuyên tắm và sử dụng xà phòng đúng cách để vệ sinh trong và xung quanh rốn, bạn sẽ chẳng phải lo ngại rốn sẽ bị bẩn. Rốn không giống như răng và không cần phải theo dõi liên tục. Bạn cũng có thể ví rốn giống như người anh em tĩnh lặng, thích ở trong phòng cả ngày và tự chuẩn bị bữa ăn.

Lời khuyên

  • Nếu rốn có mùi hôi và bị tấy đỏ, bạn nên dùng dung dịch vệ sinh rốn được thiết kế riêng cho da nhạy cảm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ. Nguyên nhân gây hôi rốn phổ biến nhất là vệ sinh rốn bằng xà phòng mà không rửa sạch lại bằng nước, do đó da sẽ bị khô và kích ứng.
  • Bạn cũng có thể dùng tăm bông Q-tip - một loại tăm bông có thương hiệu riêng để vệ sinh rốn.
  • Rốn là khu vực lành lặn và khép kín trên bụng. Không có gì có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua rốn. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ nếu bận tâm về vấn đề vệ sinh rốn.
  • Sử dụng oxy già hoặc cồn Isopropyl cũng như tăm bông có thể gây tổn thương cho vết thương hở nếu không cẩn thận. Thay vào đó, bạn nên dùng xà phòng kháng khuẩn và nước muối ấm. Bạn cũng có thể thử thuốc mỡ kháng sinh.
  • Bạn cũng có thể dùng sáp dưỡng ẩm cho rốn. Sau khi thoa sáp dưỡng ẩm, chờ 5-20 phút, sau đó lau sạch bằng khăn giấy. Dư lượng sáp dưỡng ẩm dễ lau sạch.
  • Nước hoa có thể chứa cồn nhưng bạn cũng không nên dùng để vệ sinh rốn để tránh phát ban.

Cảnh báo

  • Gọi ngay cho người bấm khuyên rốn cho bạn nếu có điều gì bất ổn xảy ra với lỗ khuyên. Nếu sợ lỗ khuyên bị nhiễm trùng, đối tượng bạn cần liên hệ là người bấm khuyên chứ không phải bạn bè vì họ KHÔNG PHẢI là chuyên gia.
  • Khám bác sĩ ngay nếu vô tình làm rốn bị tổn thương trong quá trình vệ sinh.
  • Đi khám bác sĩ nếu rốn bị ngứa hoặc nóng rát để tránh nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không sử dụng vật sắc hoặc bẩn để vệ sinh rốn.
  • Cẩn thận khi vệ sinh rốn. Đâm mạnh vào rốn có thể gây đau và tổn thương cho rốn.
  • Nếu bấm khuyên rốn, bạn nên làm theo hướng dẫn của người bấm khuyên. Hạt trang sức có nguy cơ rạn vỡ hoặc vỡ vụn khi tiếp xúc với cồn, thậm chí với một lượng nhỏ nước súc miệng.
  • Để cồn và tăm bông tránh xa tầm tay trẻ em.

Những thứ bạn cần

  • Tăm bông
  • Nước ấm/dầu em bé

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyênNhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyên
Tắm rửa sau khi xămTắm rửa sau khi xăm
Loại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũiLoại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũi
Thông lại lỗ khuyên tai bị bítThông lại lỗ khuyên tai bị bít
Điều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùngĐiều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng
Chữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụnChữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụn
Chăm sóc rốn sau khi xỏ khuyênChăm sóc rốn sau khi xỏ khuyên
Vượt qua Sự đau đớn khi Xăm hìnhVượt qua Sự đau đớn khi Xăm hình
Lỗ xỏ khuyên mau lànhLỗ xỏ khuyên mau lành
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Giảm đau khi mới xỏ khuyênGiảm đau khi mới xỏ khuyên
Chăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùngChăm sóc lỗ xỏ khuyên mũi và xử lý khi bị nhiễm trùng
Vệ sinh khuyên rốnVệ sinh khuyên rốn
Chăm sóc Hình xămChăm sóc Hình xăm

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 47.314 lần.
Trang này đã được đọc 47.314 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?