Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Máy làm đá xách tay là một thiết bị tiện lợi, dễ sử dụng và cho bạn những ly nước uống ngon lành - nhưng nếu bạn để quá lâu không làm vệ sinh máy thì đá sẽ bị bẩn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn các bước đơn giản và tần suất làm sạch thiết bị này để bạn luôn có những mẻ đá sạch. Bạn đã sẵn sàng loại bỏ cặn đất và các vết cáu bẩn trong máy làm đá của mình chưa? Hãy đọc tiếp nhé!

Những điều bạn cần biết

  • Dùng nước rửa bát để rửa thìa và rổ của máy làm đá.
  • Cọ rửa phần còn lại của máy bằng giấm hoặc nước cốt chanh pha với nước.
  • Làm sạch máy làm đá ít nhất 2 tháng một lần.
1

Rút phích cắm điện máy làm đá và tháo nước trong khay chứa.

  1. Rút phích cắm điện và tháo hết nước trước khi làm vệ sinh máy. Giữ máy làm đá bên trên bồn rửa, tháo chốt (có màu trắng ở hầu hết các kiểu máy) ở sau lưng thiết bị và để cho nước trong ngăn chứa chảy ra.[1]
    Quảng cáo
2

Rửa thìa và rổ bằng nước rửa bát.

  1. Rửa sạch hai bộ phận rời của máy làm đá. Nấm mốc và cặn bẩn có thể tích tụ khắp bề mặt máy làm đá chứ không chỉ trên các ngăn chính. Dùng nước rửa bát cọ rửa thìa và rổ thật kỹ, giống như rửa bát đĩa bẩn thông thường. Dùng miếng bọt biển để cọ rửa nhẹ nhàng khắp bề mặt thìa và rổ.[2]
3

Pha hỗn hợp nước và giấm với tỷ lệ bằng nhau trong bát.

  1. Dùng giấm làm dung dịch tẩy rửa an toàn và hiệu quả. Trong nhà bạn không còn giấm? Không sao! Nước cốt chanh có thể thay thế được giấm và cũng pha với nước theo tỷ lệ 1:1. Khuấy đều hỗn hợp trong cốc hoặc bát.[3]
    • Giấm là một chất tẩy rửa tự nhiên và hiệu quả. Nếu bạn dùng hóa chất để rửa máy làm đá thì có rủi ro hóa chất ngấm vào đá.
    • Với tác dụng sát trùng và tẩy cặn, giấm không chỉ loại bỏ được vi khuẩn mà còn làm sạch được lớp phấn tích tụ trên bề mặt các thiết bị kim loại.
    Quảng cáo
4

Cọ rửa máy làm đá bằng dung dịch giấm.

  1. Xịt dung dịch vào bên trong máy làm đá và dùng giẻ hoặc miếng bọt biển kỳ cọ. Đây là bước cọ rửa và tẩy cặn cuối cùng. Rót hỗn hợp mà bạn vừa pha vào bình xịt. Dùng giẻ sạch hoặc bàn chải mềm để kỳ cọ các thành bên trong và đáy khay chứa, mặt dưới của nắp đậy và những bộ phận còn lại của máy làm đá.[4]
    • Cố gắng cọ rửa toàn bộ bề mặt của thiết bị - bất cứ bộ phận nào không được làm sạch đều có thể tích tụ cặn bẩn thêm 2 tháng nữa.
5

Tẩy sạch các vết bẩn cứng đầu bằng giấm không pha loãng.

  1. Giấm không pha loãng đủ mạnh để tẩy sạch các vết cáu bẩn cứng hoặc khó tẩy. Nếu có các mảng bám ố đen, sần sùi hoặc các vết bẩn đặc biệt cứng đầu, bạn cần dùng giấm hoặc nước cốt chanh không pha loãng để tẩy rửa thay vì dung dịch pha loãng. Nhúng giẻ hoặc miếng bọt biển vào giấm hoặc nước cốt chanh để cọ cho sạch các vết bẩn.[5]
    Quảng cáo
6

Cọ rửa những chỗ khó tiếp cận bằng bàn chải đánh răng.

  1. Dùng bàn chải đánh răng hoặc tăm bông để kỳ cọ các khe kẽ của máy làm đá. Bạn đã rửa sạch ngăn chứa nước và rổ bằng giẻ, nhưng các ngóc ngách và khe kẽ trong máy thì sẽ khó tiếp cận hơn nhiều - mà đây có thể là những chỗ bẩn nhất của thiết bị! Nhúng bàn chải đánh răng sạch hoặc tăm bông vào dung dịch tẩy rửa và cọ sạch những điểm khó với tới.
7

Làm đá bằng dung dịch giấm.

  1. Rót dung dịch giấm vào máy làm đá. Nếu lượng dung dịch giấm còn lại không nhiều, bạn có thể pha thêm và rót hỗn hợp mới pha vào máy. Đóng nắp ngăn chứa lại và ấn nút “start” khởi động máy (thường nằm ở mặt trước của máy.)[6]
    • Đây là một cách để lấp đầy dung dịch giấm vào các không gian dễ bị đóng cặn nhất.
    • Lấy đá ra khỏi máy khi đá đã đông.
    Quảng cáo
8

Dùng nước xả sạch máy làm đá.

  1. Sau khi rửa sạch lượng giấm còn sót, bạn có thể làm mẻ đá mới. Sau khi tráng một lớp dung dịch tẩy rửa bên trong máy, bạn sẽ dùng nước rửa lại cho thật sạch. Lấy giẻ lau mới và rửa nhanh lại lần nữa bằng nước sạch.[7]
    • Nếu thấy mẻ đá mới làm vẫn còn vị giấm hoặc chanh, bạn hãy rửa lại lần nữa cho sạch.
    • Mẹo của chuyên gia: dùng nước lọc để làm đá. Như vậy, không những đá sẽ ngon hơn mà máy làm đá cũng lâu bẩn hơn.
9

Làm vệ sinh máy làm đá 6 lần mỗi năm.

  1. Cọ rửa kỹ máy làm đá sau mỗi 1-2 tháng để đảm bảo an toàn và vệ sinh nước uống. Nấm mốc, bụi đất và cặn bẩn đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng đá. Để ý những mảng màu xanh hoặc đen trong viên đá vì đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn cần phải làm sạch máy. Tuy nhiên, các nguy cơ khác có thể khó phát hiện hơn, do đó bạn cần làm vệ sinh thường xuyên để phòng ngừa - lý tưởng nhất là mỗi tháng một lần. [8]
    • Vi khuẩn E-coli và norovirus nằm trong số những mối nguy hiểm của máy làm đá bẩn, do đó việc làm sạch máy là rất quan trọng!
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Tẩy vết mực bút lông
Tẩy vết mực bút dạ không xoá được trên bề mặt nhẵn
Diệt giòiDiệt giòi
Xóa vết xước trên nhựaXóa vết xước trên nhựa
Làm sạch bề mặt nhựa bị dính rítLàm sạch bề mặt nhựa bị dính rít
Làm sạch vết bẩn trên giấyLàm sạch vết bẩn trên giấy
Giặt quần áo bằng tay
Tẩy vết sơn acrylic
Nhận biết vết bẩn là tinh dịch và cách làm sạchNhận biết vết bẩn là tinh dịch và cách làm sạch
Làm sạch vết mực bút lông không xóa được trên bảng trắng
Loại bỏ Keo dính Sót lại từ Nhãn dánLoại bỏ Keo dính Sót lại từ Nhãn dán
Loại bỏ vết mực dính trên quần Jean
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

AG
Cùng viết bởi:
Chuyên gia vệ sinh & Chủ sở hữu, Rainbow Cleaning Service
Bài viết này đã được cùng viết bởi Andrii Gurskyi. Andrii Gurskyi là chủ sở hữu và nhà sáng lập của Rainbow Cleaning Service, một công ty dịch vụ vệ sinh tại New York chuyên phục vụ các căn hộ, nhà riêng và dịch vụ dọn nhà. Ông thành lập Rainbow Cleaning Service năm 2010 tại New York và đến nay đã cung cấp dịch vụ cho trên 35.000 khách hàng. Bài viết này đã được xem 1.398 lần.
Chuyên mục: Dọn dẹp
Trang này đã được đọc 1.398 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo