X
Bài viết này có đồng tác giả là Sasha Blue, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể.
Bài viết này đã được xem 25.134 lần.
Bấm khuyên tai là một cách để tạo điểm nhấn thời trang khá thú vị, tuy nhiên bạn cần chăm sóc tai cẩn thận cho đến khi lỗ xỏ khuyên lành lại. Bạn cần rửa sạch tay trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên, thao tác nhẹ nhàng, vệ sinh lỗ xỏ khuyên hai lần một ngày với dung dịch nước muối và lau sạch dịch tiết lỏng. Ngoài ra, nhớ kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng, tránh vặn hoặc nghịch tai khi mới xỏ khuyên.
Các bước
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:Vệ sinh lỗ xỏ khuyên thường xuyên
Phương pháp 1
-
1Rửa tay. Nhớ luôn rửa tay cẩn thận bằng xà phòng kháng khuẩn trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên. Chạm tay vào lỗ xỏ khuyên có thể sẽ đưa vi khuẩn và các mầm bệnh khác vào cơ thể.
-
2Ngâm chỗ xỏ khuyên. Hãy hòa tan ¼ thìa cà phê muối biển với nước ấm trong cốc đựng trứng và ngâm chỗ xỏ khuyên tai khoảng 2-3 phút.[1]
-
3Nhẹ nhàng loại bỏ dịch tích tụ. Bạn sẽ lau sạch dịch tiết lỏng bám quanh lỗ xỏ khuyên tai, sau đó làm ẩm một miếng gạc sạch và chấm nhẹ vào những mảng dịch đã khô lại để loại bỏ chúng. Nếu dịch đã tích tụ thành mảng cứng khó loại bỏ thì hãy kệ chúng, đừng cố dùng lực để cạy.[2]
- Tránh dùng bông gòn hoặc tăm bông để vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai vì chúng có thể để lại các sợi bông hoặc mắc vào lỗ xỏ khuyên và khiến tai bị tổn thương.
-
4Lau khô vùng bấm lỗ tai. Nhẹ nhàng dùng khăn giấy chấm khô vùng bấm lỗ xỏ khuyên. Không lau bằng khăn mặt để tránh lây lan vi khuẩn và bị nhiễm trùng. Bạn cũng không nên chà xát để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình da lành lại.[3]Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:Giữ vệ sinh lỗ xỏ khuyên tai
Phương pháp 2
-
1Tránh nghịch lỗ xỏ khuyên. Trong khi lỗ xỏ khuyên lành lại, trừ khi làm vệ sinh, bạn không nên chạm vào đó vì bất cứ lý do gì. Xoay hoặc vặn hoa tai có thể dẫn đến nhiễm trùng. Bạn cũng chỉ nên chạm vào chỗ xỏ khuyên khi đã rửa sạch tay.[4]
-
2Đảm bảo quần áo và vỏ gối luôn sạch sẽ. Để bảo vệ lỗ xỏ khuyên tai khỏi nhiễm trùng, bạn cũng cần giữ vệ sinh quần áo và vỏ gối. Trong quá trình lỗ xỏ khuyên lành lại, các loại quần áo có thể chạm vào tai (ví dụ như áo có mũ) nên được giặt sạch ngay sau mỗi lần giặt, vỏ gối cũng cần được giặt sạch ít nhất là một lần một tuần.[5]
-
3Không dùng hóa chất mạnh để vệ sinh lỗ xỏ khuyên. Tránh dùng cồn rửa hoặc nước oxy già để vệ sinh lỗ xỏ khuyên vì chúng sẽ khiến da bị khô và tổn thương. Xà phòng diệt khuẩn hoặc xà phòng dưỡng ẩm còn sót lại có thể sẽ gây nhiễm trùng hoặc khiến lỗ xỏ khuyên lâu lành.[6]Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:Kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng
Phương pháp 3
-
1Để ý đến màu sắc của lỗ xỏ khuyên. Vùng da quanh lỗ xỏ khuyên bị đỏ khoảng một vài ngày sau khi bấm là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên nếu tai vẫn bị đỏ sau 3-4 ngày thì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Tương tự như vậy, nếu vùng da quanh lỗ xỏ khuyên thay đổi màu sắc (ví dụ như chuyển sang màu hơi vàng) thì cũng là dấu hiệu nhiễm trùng. Hãy dùng gương kiểm tra màu da ở vùng xỏ khuyên tai hai lần một ngày, tốt nhất là trước lúc bạn tiến hành vệ sinh tai.[7]
-
2Quan sát mủ xanh hoặc vàng. Trong quá trình lành lại, ở lỗ xỏ khuyên có một ít mủ lỏng màu trắng là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu thấy mủ vàng hoặc xanh thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Hãy kiểm tra xem tai có mủ không trước khi bạn làm vệ sinh và lau sạch dịch tiết ở lỗ xỏ khuyên.[8]
-
3Quan sát dấu hiệu chảy máu và sưng tấy. Chảy máu kéo dài ở chỗ bấm lỗ xỏ khuyên là dấu hiệu bất thường và đáng quan ngại. Tương tự như vậy, sưng tấy không giảm sau 3-4 ngày có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn cần kiểm tra lỗ xỏ khuyên hằng ngày để kịp thời phát hiện các bất thường.[9]
-
4Liên hệ với bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu lỗ xỏ khuyên có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc đi khám. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng sinh hoặc thuốc bôi chống nhiễm trùng cho bạn. Nếu không được điều trị kịp thời, lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến áp xe, phải mổ để loại bỏ và có thể khiến tai bị biến dạng.[10]Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Body-piercing/Pages/Introduction.aspx
- ↑ http://www.nhs.uk/Conditions/Body-piercing/Pages/Introduction.aspx
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
- ↑ https://piercingexp.com/aftercare/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
- ↑ https://piercingexp.com/aftercare/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
English:Clean a Cartilage Piercing
Italiano:Pulire un Piercing nella Cartilagine
Русский:очистить пирсинг хряща
Português:Limpar um Piercing de Cartilagem
Français:nettoyer un piercing au cartilage
Bahasa Indonesia:Membersihkan Tindik di Tulang Rawan Telinga
Nederlands:Een kraakbeen‐piercing schoonmaken
日本語:軟骨ピアスを消毒する
العربية:تنظيف ثقوب غضروف الأذن
한국어:연골 피어싱 세척하는 방법
中文:清洗在软骨上打的耳洞
Trang này đã được đọc 25.134 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo