Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Xỏ khuyên nhũ hoa là một cách tô điểm cơ thể thú vị và ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, lỗ xỏ khuyên nhũ hoa thường có nguy cơ nhiễm trùng khá cao, đặc biệt là nếu bạn không cẩn trọng trong khâu vệ sinh. Bạn nhớ rửa tay trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên và vệ sinh chúng mỗi khi đi tắm. Trong một vài tuần đầu, bạn cũng cần vệ sinh lỗ xỏ khuyên thường xuyên hơn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chăm sóc sau khi xỏ khuyên

  1. 1
    Rửa tay. Bạn cần rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn trước mỗi lần chạm vào lỗ xỏ khuyên nhũ hoa (ngay cả khi lỗ xỏ khuyên đã lành hẳn)). Không rửa tay trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên là cách gây nhiễm trùng đơn giản nhất.
    • Hãy rửa tay thật kỹ bằng xà phòng kháng khuẩn và nước trong bồn rửa trước khi vệ sinh hoặc chạm vào lỗ xỏ khuyên vì bất cứ lý do gì.
    • Tránh chạm vào lỗ xỏ khuyên nhũ hoa trong khoảng một vài tuần đầu trừ khi cần vệ sinh lỗ xỏ khuyên.
  2. 2
    Làm sạch các vảy cứng. Nếu xung quanh lỗ xỏ khuyên hình thành các vảy cứng thì bạn cần cẩn thận làm sạch chúng. Tốt nhất là bạn nên làm việc này trong khi tắm vì khi đó chúng sẽ ướt và dễ bong ra hơn. Hãy dùng ngón tay hoặc tăm bông và chấm nhẹ để làm bong các vảy tích tụ.[1]
    • Lưu ý không vặn khuyên quá nhiều trong khi loại bỏ các vảy cứng. Bạn chỉ nên xoay khuyên vừa đủ để lấy các vảy đó đi, đừng cố xoay hết cả vòng quanh lỗ xỏ khuyên.
    • Hãy cực kỳ nhẹ nhàng trong khi thực hiện việc này vì cạy mạnh quá có thể làm rách da quanh lỗ xỏ khuyên, khiến da phải bắt đầu một quá trình lành lại mới hoặc thậm chí có thể bị nhiễm trùng.
  3. 3
    Pha dung dịch nước muối biển. Bạn sẽ đổ ¼ thìa cà phê muối biển không chứa iod vào một cốc nước tinh khiết ấm và để muối biển hòa tan trong cốc. Nhúng một chiếc khăn giấy vào dung dịch nước muối và đặt nó lên nhũ hoa khoảng 5-10 phút mỗi ngày.[2]
    • Bạn cũng có thể úp cốc nước muối lên trên nhũ hoa, để cốc nước áp khít vào ngực nhờ lực hút chân không và nằm ngửa xuống để ngâm nhũ hoa trong dung dịch nước muối. Lưu ý cẩn thận để nước không đổ ra ngoài.
    • Hãy thực hiện việc này mỗi ngày trong khoảng hai tuần đầu sau khi xỏ khuyên. Sau hai tuần đầu thì bạn có thể đổi sang làm vệ sinh lỗ xỏ khuyên đều đặn khi tắm. Tuy nhiên hãy quay lại chế độ vệ sinh như ban đầu nếu lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng hay kích ứng.
    • Nhớ dùng nước tinh khiến vì nước máy có thể chứa các tạp chất gây nhiễm trùng.
    • Bạn cũng có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý đóng chai (khác với dung dịch nước muối rửa kính áp tròng) để ngâm và làm sạch lỗ xỏ khuyên nhũ hoa. Thường thì công dụng của loại nước muối sinh lý này thường được ghi trên vỏ chai.
    • Không dùng cồn tẩy rửa, nước oxy già hoặc thuốc mỡ kháng sinh.
  4. 4
    Tránh chạm vào lỗ xỏ khuyên. Trong khoảng một vài ngày đầu (hoặc thậm chí là một vài tuần đầu) sau khi xỏ khuyên, lỗ xỏ khuyên sẽ nhạy cảm và sưng. Để giúp cho quá trình lánh lại diễn ra nhanh hơn, bạn nên tránh để nhũ hoa bị cọ xát hoặc va đập.[3]
    • Hãy mặc đồ rộng rãi và tránh mặc áo ngực chặt và dễ gây xước. Không mặc quần áo bó sát.
    • Nếu muốn dùng đệm lót, bạn có thể dùng miếng lót thấm sữa dành cho các bà mẹ đang cho con bú. Miếng lót này sẽ giúp bảo vệ lỗ xỏ khuyên trong quá trình lành lại.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Giữ vệ sinh lỗ xỏ khuyên

  1. 1
    Tắm bằng xà phòng dịu nhẹ. Mỗi khi tắm, bạn nên dùng xà phòng dạng lỏng/sữa tắm dịu nhẹ để làm sạch lỗ xỏ khuyên nhũ hoa. Hãy đổ một ít xà phòng ra các ngón tay và nhẹ nhàng làm sạch lỗ xỏ khuyên bằng cách từ từ xoay vòng khuyên (hoặc trượt trụ khuyên). Nhớ tráng lại lỗ xỏ khuyên trong khi tắm vì xà phòng còn sót lại có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị kích ứng.[4]
    • Tránh dùng các loại xà phòng/sữa tắm có chứa chất tạo mùi, tạo màu hoặc cách thành phần phụ gia khác có thể gây kích ứng cho lỗ xỏ khuyên nhũ hoa.
    • Xin nhắc lại là không dùng cồn, nước oxy già hoặc thuốc mỡ kháng sinh.
  2. 2
    Thấm khô lỗ xỏ khuyên. Bạn sẽ dùng một chiếc khăn giấy để thấm khô lỗ xỏ khuyên sau khi tắm xong. Lỗ xỏ khuyên nhũ hoa ẩm ướt sẽ là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, đặc biệt là khi chúng bị giữ kín trong các lớp quần áo bạn mặc vào khi tắm xong. Hãy đảm bảo là lỗ xỏ khuyên đã khô hoàn toàn trước khi mặc quần áo.[5]
    • Bạn nhớ dùng khăn giấy dùng một lần để làm khô lỗ xỏ khuyên. Khăn mặt chứa rất nhiều vi khuẩn nên nếu bạn dùng nó để lau khô lỗ xỏ khuyên thì rất dễ bị nhiễm trùng.
  3. 3
    Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng. Nếu phát hiện thấy các dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn cần liên lạc với bác sĩ càng sớm càng tốt. Nhiễm trùng nhũ hoa có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho bạn và cơ thể của bạn. Một số dấu hiệu nhiễm trùng cần lưu ý bao gồm:[6]
    • Mủ xanh hoặc vàng tiết ra từ lỗ xỏ khuyên.
    • Sưng tấy không giảm sau một vài tuần (hoặc giảm rồi lại sưng lại)
    • Mẩn đỏ hoặc đau
    • Xuất hiện cục to trong vú hoặc quanh nhũ hoa.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Chọn trang sức phù hợp

  1. 1
    Dùng khuyên tròn. Khi mới xỏ khuyên xong, bạn hãy yêu cầu thợ xỏ khuyên dùng khuyên tròn cho mình thay vì khuyên trụ. Mới đầu lỗ xỏ khuyên nhũ hoa sẽ bị sưng nên khuyên trụ sẽ gây cảm giác rất chặt và căng. Khuyên vòng cũng dễ vệ sinh hơn vì bạn có thể xoay nó quanh lỗ xỏ khuyên.[7]
    • Sau một vài tháng, bạn có thể đổi sang dùng khuyên trụ nếu thích. Nhớ là hãy đợi cho đến khi lỗ xỏ khuyên lành hẳn rồi mới đổi khuyên.
  2. 2
    Chọn chất liệu thép không gỉ dùng trong phẫu thuật. Việc dùng khuyên làm từ thép không gỉ, vô trùng dùng trong phẫu thuật là rất quan trọng. Chúng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và lỗ xỏ khuyên cũng mau lành hơn. Nhũ hoa là một bộ phận rất nhạy cảm và cần được chăm sóc đúng cách.[8]
    • Trang sức làm từ các vật liệu khác có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị kích ứng và thậm chí gây nhiễm trùng.
  3. 3
    Xin lời khuyên của thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp. Bạn nhớ xỏ khuyên ở chỗ thợ xỏ khuyên chuyên nghiệp có chứng chỉ hành nghề. Họ là những người được đào tạo bài bản và được cấp chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, thường làm việc ở các tiệm xăm hoặc xỏ khuyên.
    • Bạn có thể nhờ họ tư vấn chọn khuyên nhũ hoa và nhớ tuân thủ hước dẫn chăm sóc sau khi xỏ khuyên.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Loại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũiLoại bỏ cục sưng ở lỗ xỏ khuyên mũi
Tắm rửa sau khi xămTắm rửa sau khi xăm
Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyênNhận biết dấu hiệu nhiễm trùng khi xỏ khuyên
Lỗ xỏ khuyên mau lànhLỗ xỏ khuyên mau lành
Điều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùngĐiều trị lỗ xỏ khuyên nhiễm trùng
Thông lại lỗ khuyên tai bị bítThông lại lỗ khuyên tai bị bít
Chăm sóc rốn sau khi xỏ khuyênChăm sóc rốn sau khi xỏ khuyên
Xỏ khuyên núm vúXỏ khuyên núm vú
Vượt qua Sự đau đớn khi Xăm hìnhVượt qua Sự đau đớn khi Xăm hình
Ăn khi xỏ khuyên lưỡiĂn khi xỏ khuyên lưỡi
Chữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụnChữa lành vết sưng do xỏ khuyên sụn
Xử lý lỗ xỏ khuyên rốn nhiễm trùngXử lý lỗ xỏ khuyên rốn nhiễm trùng
Giảm đau khi mới xỏ khuyênGiảm đau khi mới xỏ khuyên
Tạo hình xăm tạm thờiTạo hình xăm tạm thời
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 4.870 lần.
Trang này đã được đọc 4.870 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo