X
wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 29 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Bài viết này đã được xem 8.027 lần.
Bạn cần giữ vệ sinh khuyên rốn cẩn thận để lỗ xỏ khuyên nhanh lành và không bị nhiễm trùng. Việc vệ sinh khuyên rốn chỉ mất khoảng vài phút mỗi ngày và sẽ đảm bảo thẩm mỹ cho lỗ xỏ khuyên của bạn trong tương lai. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về những việc bạn nên và không nên làm khi vệ sinh khuyên rốn cùng với cách xử lý khi bị nhiễm trùng nhé.
Các bước
Phần 1
Phần 1 của 3:
Làm sạch khuyên rốn
-
1Rửa lỗ xỏ khuyên bằng xà phòng diệt khuẩn một hoặc hai lần một ngày. Bạn sẽ cần vệ sinh lỗ xỏ khuyên mới ít nhất là một lần hoặc tốt hơn là hai lần một ngày.[1]
- Cách vệ sinh khuyên rốn mới xỏ đơn giản nhất là làm sạch dưới vòi sen. Bạn hãy khum tay dưới chỗ xỏ khuyên và để dòng nước sạch, ấm từ vòi sen chảy qua khoảng một hoặc hai phút. Lưu ý không để xà phòng hoặc các loại dung dịch vệ sinh khác chảy vào hoặc tiếp xúc với vùng quanh lỗ xỏ khuyên để tránh nhiễm trùng và khiến vùng da xung quanh bị khô.
- Lấy một hoặc hai giọt dung dịch xà phòng dịu nhẹ không màu ra lòng bàn tay, tạo bọt và thoa vào lỗ xỏ khuyên để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành. Bạn cần thực hiện việc này một hoặc hai lần một ngày cho đến khi lỗ xỏ khuyên lành hẳn.
- Nếu muốn làm dung dịch nước muối để ngâm, bạn hãy hòa tan một thìa cà phê muối biển với nửa cốc nước đun sôi. Để nước muối nguội bớt rồi đổ vào một chiếc cốc thủy tinh sạch hoặc cốc đong thuốc.
- Không dùng i-ốt, muối kosher hoặc muối epsom vì chúng có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị kích ứng. Tuy nhiên, bạn “có thể” dùng dung dịch nước muối pha sẵn mua ở hiệu thuốc hay vì muối biển.[2]
- Đặt miệng cốc ở dưới lỗ xỏ khuyên, sau đó nhanh tay úp ngược miệng cốc lên trên, nhấn chặt để nước không chảy ra ngoài.[3]
- Nằm xuống ghế hoặc nằm lên giường để lỗ xỏ khuyên ngâm trong dung dịch nước muối khoảng 10 đến 15 phút. Bạn có thể nằm lên một chiếc khăn nếu lo sẽ làm đổ nước ra ngoài.[4]
- Rửa tráng lại lỗ xỏ khuyên với nước lạnh, sau đó lau thật khô bằng khăn giấy. Không dùng khăn vải vì chúng có thể chứa vi khuẩn.[5]
-
2Làm sạch các vảy cứng bằng tăm bông. Trong quá trình lành lại, ở vị trí lỗ xỏ khuyên sẽ tiết ra dung dịch màu trắng hoặc trắng nhờ. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, dịch này có thể tích tụ lại và tạo thành vảy cứng xung quanh lỗ xỏ khuyên. Nếu thấy có vảy cứng tụ lại quanh rốn thì bạn cũng đừng hoảng sợ vì điều này là hoàn toàn bình thường.[6]
- Để loại bỏ các vảy cứng này, bạn hãy nhúng một chiếc tăm bông vào nước ấm và dùng nó nhẹ nhàng lau quanh lỗ xỏ khuyên. Tuyệt đối không được dùng tay cạy các vảy nảy ra để tránh gây nhiễm trùng.
- Nếu cứ để các vảy này tích tụ thì chúng sẽ cứng lại quanh khuyên rốn và cọ vào vết xỏ khuyên chưa lành khi khuyên dịch chuyển, gây đau đớn và làm chậm quá trình hồi phục.
-
3Thoa dầu oải hương. Dầu oải hương là một sản phẩm thiên nhiên tuyệt vời có tác dụng hỗ trợ quá trình lành lại, giảm sưng và căng cho vùng da quanh lỗ xỏ khuyên.[7]
- Bạn hãy rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn, sau đó nhỏ một vài giọt dầu oải hương vào một chiếc tăm bông sạch và nhẹ nhàng thoa quanh lỗ xỏ khuyên.
- Nhẹ nhàng xoay chiếc khuyên hoặc dịch chuyển khuyên lên xuống để dầu oải hương có thể thấm vào trong lỗ xỏ khuyên. Tiếp đó bạn sẽ dùng một chiếc khăn giấy để lau toàn bộ dầu thừa trên da.
- Bạn có thể mua dầu oải hương ở siêu thị hoặc hiệu thuốc. Lưu ý chọn loại có ghi "medicinal grade" (cấp dược phẩm) --để đảm bảo độ nguyên chất và giảm nguy cơ gây kích ứng.
Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:
Những điều cần tránh
-
1Không rửa lỗ xỏ khuyên quá nhiều. Dù việc rửa lỗ xỏ khuyên nhiều hơn hai lần một ngày nghe có vẻ tốt, nhưng việc rửa quá nhiều lần sẽ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, khiến lỗ xỏ khuyên bị khô và kích ứng.[8]
- Tuy nhiên, bạn cần lưu ý luôn vệ sinh lỗ xỏ khuyên sau khi tập thể dục hoặc khi đổ nhiều mồ hôi (dù hôm đó bạn đã làm việc này rồi) vì mồ hôi có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị kích ứng.
-
2Tránh dùng cồn tẩy rửa hoặc nước oxy già. Bạn không nên sử dụng các loại dung dịch này để vệ sinh lỗ xỏ khuyên vì chúng sẽ làm khô da và gây kích ứng.[9]
- Ngoài ra, các loại dung dịch này còn ngăn cản sự tái tạo tế bào trong lỗ xỏ khuyên và làm chậm quá trình lành lại.
-
3Không dùng thuốc mỡ kháng sinh bacitracin hoặc các loại thuốc mỡ kháng sinh khác. Các loại thuốc này không được dùng cho vết thương thủng (như lỗ xỏ khuyên) vì sẽ khiến vết thương quá ẩm, cản trở nguồn cung cấp oxy cho mô và làm chậm quá trình hồi phục.[10]
-
4Tránh dịch chuyển khuyên quanh lỗ xỏ khuyên. Bạn không nên vặn, xoắn hoặc xoay khuyên rốn trong khoảng 3 đến 4 tuần đầu vì làm vậy sẽ khiến vết thương nghiêm trọng và lâu lành hơn.[11]
- Vặn vẹo vòng khuyên cũng có nghĩa là bạn đang chạm vào lỗ xỏ khuyên nhiều hơn mức cần thiết và sẽ tăng nguy cơ truyền vi khuẩn từ tay sang rốn và gây nhiễm trùng.
-
5Tránh mặc quần áo bó. Trong khoảng một vài tuần đầu sau khi xỏ khuyên rốn, bạn nên tránh mặc các loại quần áo bó sát như quần bò, chân váy cạp cao hoặc quần tất. Khuyên rốn có thể sẽ mắc vào quần áo và co kéo lỗ xỏ khuyên, gây đau và khiến vết thương lâu lành.[12]
- Bạn cũng nên bảo vệ vùng lỗ xỏ khuyên bằng băng gạc khi chơi thể thao hoặc khi ngủ để tránh kéo hoặc giật vết thương.
-
6Không tháo vòng khuyên ra cho đến khi lỗ xỏ khuyên lành lại. Bạn tuyệt đối không được tháo khuyên ra khi vết xỏ khuyên chưa lành hẳn. Lỗ xỏ khuyên ở rốn lành lại khá nhanh nên nếu bạn tháo khuyên ra (dù chỉ trong một thời gian ngắn) thì cũng có thể sẽ rất khó đeo khuyên trở lại.[13]Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:
Xử lý nhiễm trùng
-
1Xác định dấu hiệu nhiễm trùng. Đôi khi, dù bạn cố gắng hết sức nhưng lỗ xỏ khuyên có thể vẫn bị nhiễm trùng. Khi bắt đầu có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn cần nhanh chóng xử lý để tình trạng không trở nặng. Các dấu hiệu cho thấy lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng bao gồm:[14]
- Quanh lỗ xỏ khuyên rất đỏ và sưng.
- Cảm giác đau hoặc căng mỗi khi chạm vào vùng xỏ khuyên hoặc khuyên bị dịch chuyển.
- Lỗ xỏ khuyên rỉ ra mủ xanh hoặc lẫn máu.
-
2Chườm ấm. Chườm ấm có thể giúp loại bỏ nhiễm trùng trong lỗ xỏ khuyên. Bạn hãy nhúng một chiếc khăn sạch vào nước ấm, vắt bớt nước, sau đó chườm vào vùng xỏ khuyên khoảng 3 phút. Lặp lại 3 đến 4 lần một ngày.[15]
-
3Vệ sinh bằng nước sát trùng và thoa kem chống viêm. Sau khi chườm ấm, bạn hãy vệ sinh lỗ xỏ khuyên bằng thuốc sát trùng, nhớ tráng lại lỗ xỏ khuyên dưới vòi nước, sau đó thoa lên một lớp mỏng kem kháng viêm.
-
4Không tháo khuyên rốn. Bạn tuyệt đối không được tháo khuyên ra trong bất kỳ tình huống nào. Nếu tháo khuyên ra thì lỗ xỏ khuyên có thể sẽ liền lại và khóa chặt ổ viêm bên trong. Điều này khiến việc chữa viêm trở nên rất khó khăn. Để an toàn thì bạn nên để khuyên trong lỗ xỏ khuyên cho đến khi hết nhiễm trùng.[16]
-
5Đến gặp bác sĩ nếu dấu hiệu viêm không thuyên giảm. Nếu các triệu chứng viêm không giảm sau 24 giờ hoặc bạn bắt đầu bị sốt hay lạnh thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê kháng sinh để giúp bạn điều trị nhiễm trùng.[17]Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu lỗ xỏ khuyên bị nhiễm trùng thì bạn hãy kiểm tra xem mình có bị dị ứng với chất liệu kim loại của khuyên không. Theo nguyên tắc thì thợ xỏ khuyên PHẢI dùng khuyên làm bằng thép không gỉ dùng trong phẫu thuật, nhưng một số người có thể sẽ không làm theo nguyên tắc. Nếu bị dị ứng kim loại thì bạn nên đến gặp bác sĩ và khiếu nại cơ sở xỏ khuyên cho mình.
- Nếu bạn chăm sóc lỗ xỏ khuyên mới cẩn thận thì thường sẽ không bị nhiễm trùng.
- Lỗ xỏ khuyên chảy máu trong một vài ngày đầu là hoàn toàn bình thường.
- Bạn có thể dùng xà phòng không màu (chẳng hạn như xà phòng bánh Dial hoặc xà phòng nước đều được).
- Bạn nên xoay khuyên trong khi vệ sinh lỗ xỏ khuyên, lúc đầu sẽ rất đau nhưng việc này rất cần thiết.
- Nếu bị nhiễm trùng thì bạn có thể dùng nước vệ sinh Bactine.
- Bạn cũng có thể vệ sinh lỗ xỏ khuyên bằng xà phòng bánh ivory.
- Khi vệ sinh lỗ xỏ khuyên, bạn nên nhẹ nhàng xoay chiếc khuyên một chút để ngăn da dính vào khuyên trong khi vết thương lành lại.
Cảnh báo
- Không vệ sinh lỗ xỏ khuyên bằng cồn tẩy rửa và nước oxy già.
Tham khảo
- ↑ https://uhs.berkeley.edu/sites/default/files/piercingcare.pdf
- ↑ https://www.safepiercing.org/docs/APP_AftercareMinors_Web.pdf
- ↑ https://uhs.berkeley.edu/health-topics/body-piercings
- ↑ https://uhs.berkeley.edu/health-topics/body-piercings
- ↑ https://uhs.berkeley.edu/health-topics/body-piercings
- ↑ https://uhs.berkeley.edu/sites/default/files/piercingcare.pdf
- ↑ http://www.skin-artists.com/piercing-aftercare-awareness.htm
- ↑ https://www.safepiercing.org/docs/APP_AftercareMinors_Web.pdf
- ↑ https://uhs.berkeley.edu/sites/default/files/piercingcare.pdf
- ↑ https://uhs.berkeley.edu/sites/default/files/piercingcare.pdf
- ↑ https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/piercings/art-20047317
- ↑ https://www.safepiercing.org/docs/APP_AftercareMinors_Web.pdf
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
- ↑ https://www.nhs.uk/conditions/body-piercing/
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
Español:limpiar piercings de ombligo
Italiano:Pulire il Piercing all'Ombelico
Русский:чистить пирсинг пупка
Português:Limpar Piercings de Umbigo
Deutsch:Bauchnabelpiercings reinigen
Français:nettoyer les piercings au nombril
Nederlands:Navelpiercings schoonhouden
Čeština:Jak vyčistit piercing v pupíku
日本語:へそピアスを清潔に保つ
العربية:تنظيف ثقوب السرة
한국어:배꼽 피어싱 세척하는 방법
Trang này đã được đọc 8.027 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo