Bài viết này đã được cùng viết bởi Melanie Garcia. Melanie Garcia là người đồng sở hữu của Oranges & Lemons, một công ty dịch vụ vệ sinh nhỏ có trụ sở tại trung tâm LA và họ đã hoạt động hơn 40 năm. Oranges & Lemons là đối tác của các tổ chức như National Domestic Workers Alliance và Hand in Hand: Domestic Employers Network.
Có 7 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 1.058 lần.
Nếu sử dụng cây nước nóng lạnh, bạn cần vệ sinh định kỳ. Bộ Năng lượng Hoa Kỳ khuyến cáo người dùng nên vệ sinh cây nước nóng lạnh khi thay bình hoặc sau mỗi sáu tuần, tùy điều kiện nào đến trước. Giữ cho nước sạch chính là phần quan trọng nhất trong việc bảo trì cây nước nóng lạnh. May mắn là thao tác vệ sinh cây nước nóng lạnh khá nhanh chóng, bạn chỉ cần nước và thuốc tẩy hoặc giấm.[1]
Các bước
Chuẩn bị dung dịch làm sạch
-
1Cho khoảng 3,8 lít nước vào xô. Dù bạn sử dụng thuốc tẩy hay giấm thì bước này vẫn giống nhau. Bạn nên dùng xô có quai hoặc vật dụng nào đó dễ cầm nắm. Hạn chế làm đổ dung dịch thuốc tẩy ra ngoài xô, trên sàn hoặc dính vào quần áo.
-
2Làm dung dịch thuốc tẩy. Cho 1 thìa canh thuốc tẩy vào mỗi 3,8 lít nước. Nếu có thể, hãy sử dụng thuốc tẩy không mùi vì như vậy, bạn sẽ dễ dàng làm sạch mùi hơn.
- Khuấy dung dịch một cách nhẹ nhàng. Nếu có thể, bạn nên đeo găng tay sử dụng một lần. Tiến hành ở nơi mà nếu dung dịch có bị đổ ra ngoài một chút cũng không sao, chẳng hạn như trong bồn rửa lớn.[2]
-
3Pha dung dịch giấm. Đối với dung dịch này, bạn chỉ cần pha loãng giấm và nước trong xô với tỉ lệ 1:3. Vì trong xô đã có sẵn 3,8 lít nước, nên hãy cho vào đó khoảng 1,3 lít giấm trắng. Để giảm bớt mùi giấm, bạn có thể cho thêm một đến hai thìa canh nước cốt chanh sau khi đã trộn đều dung dịch nước và giấm.
- Lưu ý: giấm chỉ mang lại hiệu quả làm sạch khoảng 80 - 90% so với thuốc tẩy clo (nước Javen). Mặc dù nước uống đóng bình chứa lượng vi khuẩn rất nhỏ, nhưng chúng vẫn có thể phát triển theo thời gian nếu như không được vệ sinh hoàn toàn.[3]
Quảng cáo
Làm sạch cây nước nóng lạnh
-
1Rút điện cây nước nóng lạnh và lấy bình nước xuống. Kiểm tra để chắc chắn rằng không còn thiết bị điện nào cắm trong cùng ổ điện, cũng như gần khu vực mà bạn dọn rửa cây nước nóng lạnh. Thao tác này nhằm hạn chế nước tiếp xúc với dòng điện (dù rủi ro rất nhỏ).
-
2Thấm dung dịch tẩy rửa vào miếng bọt biển để làm sạch bề mặt bên trong của cây nước nóng lạnh. Để dung dịch ngấm từ 2-5 phút (không lâu hơn vì sẽ ăn mòn bề mặt), sau đó xả sạch dung dịch qua vòi nước lạnh. Đổ dung dịch này vào bồn rửa hoặc toilet .
-
3Tráng sạch dung dịch tẩy rửa còn sót lại. Cho nước vào khoang chứa, sau đó rót ra thông qua vòi nước lạnh rồi đổ vào xô. Thực hiện thao tác này bốn lần. Như vậy, mùi thuốc tẩy hoặc giấm còn lại trong khoang chứa sẽ được rửa trôi.[4]
-
4Tháo khay hứng ra và chà rửa. Chà rửa khay hứng nước và màn hình (nếu có) bằng nước máy sạch rồi lắp vào máy. Bạn cần chờ cho những bộ phận này khô hoàn toàn để không đọng lại hơi ẩm trong bất kỳ không gian hẹp nào.
-
5Rửa tay sạch, sau đó dùng khăn lau khô bình nước mới. Đừng quên rửa tay trước khi tiếp xúc với bình nước mới.
-
6Mở nắp bình và lắp bình vào cây nước nóng lạnh. Bạn cần lắp đúng kĩ thuật để bình nước nằm chắc chắn và vừa khít, khi đó bong bóng khí sẽ nổi lên trên đáy bình.
-
7Kiểm tra khả năng vận hành. Tiến hành rót một cốc nước bằng cả hai vòi (nếu có). Nếm thử để chắc chắn rằng nước không có vị gì lạ.[5]Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu cần thiết, bạn có thể thay thuốc tẩy hoặc giấm bằng dung dịch tẩy rửa diệt khuẩn thích hợp. Xà phòng đôi khi còn diệt khuẩn tốt hơn giấm. Tuy nhiên, nếu dùng xà phòng thì bạn nên rửa máy lại nhiều lần hơn để làm sạch hoàn toàn.
Cảnh báo
- Không nên sử dụng một bình nước quá 30 ngày. Như bất kỳ loại thực phẩm nào, nước đóng bình cũng tồn tại vi khuẩn. Lượng vi khuẩn này tuy ít nhưng có thể sinh sôi và phát triển thêm trong thời gian dài.
- Hạn chế tối đa việc chạm vào miệng vòi nhằm tránh làm ô nhiễm nước uống của người khác.
Tham khảo
- ↑ https://www.bnl.gov/esh/shsd/pdf/bottled_water_hygiene_procedure.pdf
- ↑ http://www.thewaterexpress.com/How-To-Clean-Your-Water-Cooler.htm
- ↑ http://www.ci.berkeley.ca.us/uploadedFiles/Health_Human_Services/Level_3_-_Public_Health/9.%20SanitizeSafely_9.09.pdf
- ↑ http://www.drinkmorewater.com/technology/clean-water-cooler
- ↑ https://www.diamondsprings.com/page/Cleaning_Your_Water_Cooler.html
- Videos provided by ReadyRefresh