Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013.
Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Có phải bạn ghê sợ kim tiêm không? Hãy nhớ rằng không chỉ mình bạn có cảm giác đó! Nhưng thật không may, bạn sẽ phải đương đầu với nó nếu muốn bảo vệ sức khoẻ của bản thân. Hãy bắt đầu bằng cách đối diện với nỗi sợ hãi và học một số kỹ thuật đối phó. Khi đến phòng khám của bác sĩ, bạn có thể áp dụng các bước để không chế nỗi sợ.
Các bước
Đối mặt với nỗi sợ hãi
-
1Tập thay đổi suy nghĩ. Thông thường, cách tốt nhất để bắt đầu khắc phục nỗi sợ là cố gắng thay đổi kiểu suy nghĩ đó. Ví dụ, những ý nghĩ như “Kim tiêm là thứ khủng khiếp nhất” hay “Mình sợ kim tiêm” sẽ chỉ càng thổi phồng nỗi sợ hãi trong bạn.
- Thay vào đó, bạn hãy nói những điều như “Kim tiêm tuy có đau một chút nhưng nó giúp mình bảo vệ sức khoẻ.”
-
2Viết ra các tình huống khiến bạn sợ hãi. Với một số người, thậm chí một hình vẽ kim tiêm cũng có thể khiến họ rùng mình. Hãy viết ra những tình huống liên quan đến kim tiêm khiến bạn sợ hãi, chẳng hạn như nhìn thấy một hình vẽ kim tiêm, xem cảnh tiêm chích trên ti vi, trông thấy ai đó đang tiêm, và khi chính bạn được tiêm.
- Một số tình huống khác mà bạn có thể nghĩ đến là: cầm kim tiêm, nghe người khác nói về tiêm thuốc hoặc chỉ chạm vào kim tiêm.
- Xếp theo thứ tự từ tình huống ít sợ nhất đến tình huống đáng sợ nhất.
-
3Bắt đầu từ việc nhỏ. Bắt đầu với tình huống mà bạn ít sợ nhất. Ví dụ, nếu bức ảnh kim tiêm là thứ ít đáng sợ nhất với bạn, hãy thử lên mạng tìm xem các hình ảnh của kim tiêm. Cứ để cho sự lo lắng của bạn đạt đến đỉnh điểm. Đừng ngừng xem cho đến khi bạn cảm thấy không còn căng thẳng như lúc đầu nữa, vì cuối cùng cảm giác sợ hãi sẽ qua.
- Sau khi hoàn thành xong thử thách, bạn có thể thư giãn một chút.
-
4Cố gắng tăng cấp độ. Sau khi đã vượt qua được một tình huống, bạn hãy chuyển sang bước tiếp theo. Ví dụ, có thể cấp độ sau của bạn sẽ là nhìn thấy người khác đang tiêm trên ti vi. Thử xem các video trên internet hoặc các chương trình y tế trên ti vi. Thực hành phương pháp tương tự như trên – để cho nỗi sợ dâng lên và giảm xuống một cách tự nhiên.[1]
-
5Tiếp tục vượt qua từng cấp độ. Hãy nỗ lực vượt qua các tình huống mà bạn cảm thấy sợ hãi cho đến khi bạn sẵn sàng tiếp nhận mũi tiêm. Đầu tiên, hãy thử vượt qua tình huống này trong trí tưởng tượng, để cho nỗi sợ lên cao và dịu xuống. Sau dó, khi bạn đã sẵn sàng, hãy đến phòng khám của bác sĩ.[2]Quảng cáo
Học các kỹ thuật thư giãn và đối phó
-
1Tập thở để vượt qua nỗi sợ. Một cách để đối phó với nỗi lo lắng là học các kỹ thuật hít thở mà bạn có thể áp dụng trong khi được tiêm hoặc lấy máu. Thử nhắm mắt và hít vào qua mũi. Hít một hơi sâu và nín lại trong 4 tiếng đếm. Thở ra từ từ qua miệng. Lặp lại thêm 4 lần nữa.
- Sử dụng kỹ thuật này nhiều lần trong ngày để tập cho quen. Sau đó, khi đối mặt với kim tiêm, bạn có thể áp dụng để lấy lại bình tĩnh.
-
2Nằm xuống trong lúc tiêm hoặc lấy máu. Nằm xuống và nâng cao chân để tránh cảm giác choáng váng trong quá trình tiêm. Nói với nhân viên y tế là bạn bị chóng mặt trong khi tiêm và bạn muốn được tiêm trong tư thế này nếu họ không phiền.[3]
- Nâng cao chân cũng là tư thế giúp ổn định huyết áp.
-
3Thực hành thiền quán (hình dung). Thiền có thể giúp bạn trấn tĩnh, và kỹ thuật hình dung khi thiền sẽ đưa tâm trí bạn thoát khỏi nỗi lo sợ hiện tại. Bắt đầu bằng việc tưởng tượng một nơi giúp bạn dễ chịu, một chốn yên bình như công viên, bãi biển hoặc một căn phòng yêu thích của bạn trong nhà.[4]
- Nhắm mắt và tưởng tượng bạn đang ở nơi đó. Sử dụng mọi giác quan của bạn. Bạn nhìn thấy hình ảnh nào? Bạn ngửi được mùi hương nào? Bạn cảm nhận được gì qua làn da? Bạn nghe thấy âm thanh nào? Bạn nếm được hương vị gì? Hãy xây dựng thế giới của riêng bạn với những chi tiết thật sinh động.
- Ví dụ, nếu bạn hình dung một bãi biển, hãy tưởng tượng ra hình ảnh những cơn sóng xanh biếc, mùi của đại dương và cảm giác bãi cát nóng dưới bàn chân và ánh nắng mặt trời ấm áp trên vai. Nếm vị mặn trong không khí và nghe tiếng sóng vỗ vào bờ.
- Bức tranh càng chi tiết và sống động thì bạn càng dễ quên đi thực tại.
-
4Sử dụng bài tập căng cơ để tăng huyết áp. Một số người sợ kim tiêm vì họ bị chóng mặt. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn có thể sử dụng một kỹ thuật gọi là căng cơ để làm tăng huyết áp. Huyết áp tăng lên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ chóng mặt.[5]
- Vào tư thế ngồi thoải mái. Bắt đầu bằng cách căng toàn bộ các cơ bắp ở cánh tay, chân và phần thân trên. Giữ như vậy khoảng 15 giây. Bạn sẽ cảm thấy mặt bắt đầu ấm lên; khi đó hãy thả lỏng các cơ.
- Nghỉ khoảng 30 giây rồi thử lại.
- Thực hiện kỹ thuật này nhiều lần mỗi ngày để có cảm giác dễ chịu khi huyết áp tăng.
-
5Cân nhắc việc trị liệu tâm lý. Nếu bạn không tự tìm cách đối phó được thì một chuyên gia trị liệu có thể giúp bạn. Chuyên gia trị liệu có thể dạy bạn các mẹo và phương pháp đối phó để giúp bạn vượt qua nỗi sợ vì họ vốn được đào tạo để giúp những người có các vấn đề tương tự.[6]
- Tìm một nhà trị liệu tâm lý chuyên điều trị các chứng sợ hãi.
Quảng cáo
Giao lưu với nhân viên y tế
-
1Kể về nỗi sợ của bạn với nhân viên y tế, điều dưỡng hoặc bác sĩ. Đừng giấu sự sợ hãi trong lòng. Thay vào đó, bạn hãy kể với người đang tiêm hoặc lấy máu cho bạn. Nếu biết là bạn sợ kim tiêm, họ có thể đánh lạc hướng để bạn không chú ý đến kim tiêm và giúp bạn thoải mái hết mức có thể.
- Đề nghị họ đáp ứng nếu bạn có nhu cầu cụ thể nào đó, chẳng hạn như bạn muốn được báo trước để nhìn đi chỗ khác trước khi họ rút kim tiêm ra hoặc đếm đến 3 trước khi đâm kim vào.
-
2Hỏi về phương pháp thay thế. Trong trường hợp tiêm thuốc chứ không phải lấy máu, đôi khi bạn có thể sử dụng một hình thức khác. Ví dụ, một số vắc xin tiêm phòng cúm được dùng dưới dạng xịt mũi thay vì tiêm.[7]
-
3Đề nghị được dùng kim tiêm nhỏ hơn. Trừ khi bạn cần lấy ra một lượng lớn máu, thường thì bạn sẽ an toàn khi dùng kim tiêm nhỏ hơn, thường là kim bướm. Đề nghị nhân viên y tế đang lấy máu cho bạn dùng kim nhỏ hơn nếu có thể, nhớ giải thích lý do.[8]
-
4Nói cho họ biết rằng bạn chỉ có thể chịu được kim tiêm một lần. Nếu đã sợ kim tiêm, hẳn là bạn không muốn người ta chọc kim vào cánh tay bạn lần này rồi lại lần nữa. Hãy đề nghị nhân viên y tế lấy đủ lượng máu cần thiết trong lần đầu tiên.
- Nếu thủ thuật y tế đòi hỏi bạn phải tiêm nhiều mũi, hãy hỏi xem bạn có thể quay trở lại vào một ngày khác để hoàn thành quy trình tiêm hoặc lấy máu không. Như vậy bạn sẽ có thời gian được nghỉ.
-
5Đề nghị người giỏi nhất tiêm cho bạn. Nếu bạn lo ai đó tiêm không khéo, hãy yêu cầu kỹ thuật viên giỏi tiêm cho bạn, đặc biệt khi ở cơ sở y tế lớn. Nếu bạn mắc chứng sợ kim tiêm thì mọi người sẽ hiểu vì sao bạn muốn một người có khả năng tiêm gọn gàng và nhanh chóng tiêm cho mình.[9]Quảng cáo
Đối phó khi đến phòng khám
-
1Tự nhắc bản thân rằng cảm giác đau sẽ qua rất nhanh. Việc tự nhắc mình rằng cảm giác đau sẽ chỉ xảy ra trong tích tắc có thể cũng giúp ích khi bạn sợ kim tiêm. Bạn có thể nói, “Mình sẽ đau một chút nhưng sẽ hết nhanh thôi, chỉ vài giây thôi mà. Mình có thể chịu được.”
-
2Thử dùng kem gây tê. Kem gây tê có tác dụng làm tê vùng da mà bạn sẽ được tiêm. Đảm bảo là bác sĩ đồng ý trước khi dùng kem gây tê và hỏi xem bạn có thể bôi kem ở đâu.[10]
-
3Đánh lạc hướng bản thân. Sự phân tâm có thể giúp bạn đối phó với cảm giác bị kim chọc vào. Thử nghe nhạc hoặc chơi game trên điện thoại chẳng hạn. Đem theo một cuốn sách đọc để không chú ý đến sự việc đang xảy ra.[11]
-
4Áp dụng một phương pháp đối phó. Nói cho nhân viên y tế biết bạn sắp làm gì, sau đó thực hiện một trong những kỹ thuật đối phó của bạn. Bạn có thể dùng phương pháp hít thở hoặc hình dung trong khi được tiêm, hoặc chờ cho đến khi tiêm xong để thực hiện bài tập căng cơ.[12]Quảng cáo
Lời khuyên
- Cố gắng nghĩ đến lợi ích của kim tiêm. Ví dụ, “Mũi tiêm có thể đau một chút nhưng chỉ nhói có vài giây mà lại cứu mình khỏi đau đớn sau này.”
- Cố gắng nhẩm bảng chữ cái trong đầu theo thứ tự ngược khi đang tiêm. Mẹo này sẽ giúp cho não của bạn bận rộn và không có thời gian để cảm thấy buồn nôn hoặc chóng mặt.
- Thử véo vào đâu đó trên cơ thể trong khi tiêm, như véo vào chân chẳng hạn. Bạn sẽ tập trung vào cảm giác đau ở đó thay vì ở chỗ tiêm.
- Đánh lạc hướng bản thân để quên đi sự việc đang diễn ra. Cố gắng tập trung vào một thứ khác, chẳng hạn như bạn sẽ đi đâu sau khi tiêm xong.
- Đừng căng thẳng! Cố gắng thả lỏng chỗ tiêm.
Tham khảo
- ↑ https://wexnermedical.osu.edu/blog/shot-anxiety
- ↑ https://wexnermedical.osu.edu/blog/shot-anxiety
- ↑ https://www.health.harvard.edu/blog/terrified-of-needles-that-can-affect-your-health-2021042722470
- ↑ https://www.helpguide.org/articles/stress/relaxation-techniques-for-stress-relief.htm
- ↑ https://www.cedars-sinai.org/blog/techniques-to-overcome-fear-of-needles.html
- ↑ https://www.helpguide.org/articles/mental-health/finding-a-therapist-who-can-help-you-heal.htm
- ↑ https://www.webmd.com/children/vaccines/features/helping-child-who-is-afraid-of-vaccines
- ↑ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2769648/
- ↑ https://www.health.harvard.edu/blog/terrified-of-needles-that-can-affect-your-health-2021042722470