Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chia tay luôn là trải nghiệm đau khổ, và nếu hai người vẫn còn tình cảm dành cho nhau thì lại càng khó vượt qua. Đáng tiếc là đôi khi người ta phải chia tay vì những lý do như khoảng cách xa xôi, điều kiện giao tiếp khó khăn, các vấn đề về lòng tin hoặc do không có cùng định hướng về tương lai. Dù ngay lúc này có thể bạn còn bối rối, nhưng rồi theo thời gian bạn sẽ khá hơn. Vì cả hai vẫn quý mến nhau, thậm chí bạn có thể tìm cách để một ngày nào đó lại làm bạn với người cũ.

1

Cho nhau không gian riêng một thời gian.

  1. Cả hai bạn cần có thời gian để nguôi ngoai. Điều này thật khó khi bạn đã quen dựa vào nửa kia mọi thứ, nhưng sau khi chia tay, tốt nhất là hãy tránh gọi điện hoặc nhắn tin cho họ. Có lẽ bạn cần ít nhất vài tuần mới bớt đau khổ để có thể nói chuyện lại được, nhưng cũng đừng ngạc nhiên nếu bạn phải mất nhiều thời gian hơn thế, nhất là khi hai người đã từng ở bên nhau một thời gian dài.
    • Cố gắng đừng đến những nơi mà bạn biết người cũ thường đến. Bạn cũng nên huỷ kết bạn hoặc huỷ theo dõi nhau trên mạng xã hội nữa.
    • Nếu một bên hoặc cả hai đã quyết định tốt nhất là nên chia tay, việc giữ khoảng cách với nhau sẽ giúp hai bạn tránh bị cám dỗ quay lại với nhau hoặc gặp nhau lần cuối – nó sẽ chỉ khiến hai người mất thêm thời gian.
    • Thời gian tạm xa nhau sẽ giúp cả hai nhìn lại tình cảm của mình và biết mình muốn gì nếu bạn còn đắn đo không biết có nên chia tay hay không.
    Quảng cáo
2

Dành ra vài ngày cho phép bản thân đau buồn.

  1. Tự bảo với mình rằng cảm giác buồn là không thể tránh khỏi. Khi chia tay một mối tình, bạn cần phải cho phép bản thân điều hoà cảm xúc. Việc này lại càng cần thiết nếu bạn vẫn còn rất yêu người đó. Đừng cố tỏ vẻ cứng cỏi và chỉ biết cắn răng vượt qua. Cứ nghe những bản nhạc buồn, cứ khóc nếu muốn khóc, gọi bạn thân sang chơi – hãy làm bất cứ thứ gì có thể giúp bạn khuây khoả.
    • Đôi khi bạn cần có thời gian nghỉ trong lúc chia tay. Đừng quá hà khắc với mình nếu bạn cần cắt bớt giờ học hoặc giờ làm. [1]
    • Sau vài ngày, bạn hãy dần dần quay trở lại thông lệ hàng ngày. Có thể bạn vẫn còn buồn, nhưng bạn phải bắt đầu bước tới trước để dần dần nguôi ngoai.
    • Đừng khoả lấp nỗi buồn bằng những thứ như chất kích thích, rượu, thức ăn không tốt cho sức khoẻ hoặc lao vào cuộc tình mới để thay thế cho tình cũ. Những cách này chẳng những không giúp bạn bớt đau buồn, mà về lâu dài còn khiến bạn khó đứng dậy và bước tiếp.
3

Chăm sóc bản thân.

  1. Giữ cho tinh thần và cơ thể khoẻ mạnh hết sức có thể. Một hai ngày đầu sau chia tay mà bạn không muốn ra khỏi giường thì cũng không sao, nhưng rồi sau đó bạn sẽ cám thấy khá hơn nhiều khi bắt đầu chăm sóc bản thân. Cố gắng ngủ đúng giờ giấc, tập thể dục và ăn uống đủ chất để giúp cơ thể khoẻ khoắn. Bạn sẽ cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn, và điều này sẽ giúp bạn đối phó với cảm xúc tiêu cực dễ dàng hơn.[2]
    • Làm những việc mà bạn cảm thấy thư giãn và dễ chịu – đi mát-xa, ngâm bồn tắm hoặc rủ bạn bè ăn tối ở nhà hàng mà bạn yêu thích.
    • Thử nói lên thành tiếng những lời khẳng định tích cực về bản thân như “Tôi yêu bản thân tôi và tôi đã có đủ những thứ tôi cần.”
    • Ra ngoài trời tận hưởng thiên nhiên cũng là một cách hữu hiệu để cải thiện tâm trạng, thế nên bạn hãy thử đi tản bộ, đi bộ đường dài hoặc đi dã ngoại.[3]
    • Nhớ rằng không phải chỉ vì vẫn còn quan tâm đến người cũ mà bạn phải ngừng chăm sóc bản thân!
    Quảng cáo
4

Trò chuyện với những người mà bạn yêu mến.

  1. Dựa vào bạn bè và gia đình, những người luôn ủng hộ bạn. Bạn đang trải qua cảm giác mất mát một mối quan hệ quan trọng trong đời, nhưng bạn không phải vượt qua một mình. Có thể bên cạnh bạn còn có người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp luôn sẵn lòng nghe bạn chia sẻ. Hãy tâm sự với họ lý do vì sao hai người lại không thể ở bên nhau, nhớ nói thêm rằng dù chia tay nhưng cả hai vẫn còn yêu nhau. Như thế, không những bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn mà còn có thể hiểu thêm được vài điều trong chuyện này.[4]
    • Nếu bạn ngại tâm sự với người khác về chuyện của mình, hãy thử giãi bày trong nhật ký. Đây là một cách để bạn giải toả cảm xúc một cách riêng tư.
    • Nếu không biết nên nói chuyện với ai, bạn hãy thử tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý.
5

Giữ cho bản thân luôn bận rộn.

  1. Lấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những hoạt động mà bạn thấy vui. Sau khi chia tay, đôi khi bạn sẽ thấy có những khoảng thời gian thừa thãi chẳng biết làm gì. Nhưng đừng chỉ ngồi đó nhớ nhung người cũ! Giờ là lúc bạn có thể làm những việc mà bạn thực sự yêu thích. Xem bộ phim mà bạn đã định xem từ lâu mà chưa có dịp, đọc một cuốn sách hay, đi xuống phố dạo chơi và mua sắm, đăng ký một lớp học mới – bạn có thể tha hồ làm bất cứ việc gì mình thích, thế nên hãy bước ra ngoài và tận hưởng!
    • Khi mọi thứ đã ổn, bạn hãy thoải mái mở lòng cho những cuộc hẹn hò. Ngay cả khi chưa sẵn sàng bắt đầu một mối quan hệ nghiêm túc thi việc bước ra ngoài kia tìm xem có gì mới cũng hữu ích.
    Quảng cáo
6

Nhìn vào những ưu điểm của đời sống độc thân.

  1. Tận hưởng sự tự do. Phải, bạn vẫn yêu người cũ, nhưng điều đó không ngăn cản bạn tận hưởng sự tự do khi bạn không bị ràng buộc. Hãy thử lập một danh sách những việc mà bạn có thể làm bây giờ và không thể làm khi còn ở bên cạnh người cũ và đem ra đọc lại mỗi lần thấy buồn. Ví dụ, khi ở một mình, bạn có thể:[5]
    • Thích ăn gì thì ăn
    • Đi ngủ và thức dậy giờ nào tuỳ theo lịch riêng của bạn
    • Tuỳ ý xem phim và chương trình truyền hình bạn yêu thích
    • Đi lại tự do
    • Gặp gỡ bạn bè và gia đình vào bất cứ lúc nào bạn muốn
    • Ngăn nắp hay bừa bộn tuỳ thích
7

Rút ra bài học từ sự tan vỡ.

  1. Nhìn lại xem lẽ ra bạn có thể làm gì khác đi. Có thể hai người có các giá trị cốt lõi khác nhau, có những mong muốn khác nhau trong cuộc sống hoặc không thể giải quyết mâu thuẫn một cách chín chắn. Khi bạn đã hiểu sai lầm là ở đâu, hãy nghĩ xem giả sử thời gian có thể quay ngược thì bạn sẽ xử lý các sự việc khác đi như thế nào. Những bài học này có thể là các công cụ hữu hiệu giúp bạn đứng dậy và bước tiếp.
    • Cố gắng đặt mình vào hoàn cảnh của người cũ – bạn nghĩ họ mong muốn điều gì từ bạn? Ví dụ, nếu bạn gặp khó khăn trong giao tiếp, có thể là bạn không đáp ứng nhu cầu muốn được lắng nghe của người kia.
    • Nếu vấn đề là điều gì đó mà bạn không thể thoả hiệp – chẳng hạn như một người muốn có con mà người kia thì không, hoặc một người cho rằng tiền bạc và địa vị là điều quan trọng, còn người kia chỉ quý trọng thời gian dành cho gia đình – bạn hãy ghi nhớ bài học này để chọn một người phù hợp làm bạn đời trong tương lai.
    • Thử đọc những cuốn sách dạy phát triển bản thân, nghe podcast về những câu chuyện hồi phục sau khi chia tay hoặc đến gặp chuyên gia tâm lý. Những cách này đều có thể giúp bạn hiểu thêm về những điều bạn có thể học được từ mối quan hệ cũ.
    Quảng cáo
8

Nhận biết những ưu điểm của bản thân.

  1. Đừng để sự hoài nghi bản thân len lỏi vào đầu bạn sau khi chia tay. Người ta thường nghiền ngẫm các thiếu sót của mình khi mối quan hệ tan vỡ, nhưng bạn đừng nghe những tiếng nói chỉ trích đó. Dù gì thì người cũ cũng thực sự yêu bạn, chỉ là hai bên không hợp nhau thôi. Bạn hãy tập thói quen thay thế các ý nghĩ tiêu cực bằng điều gì đó tốt đẹp về bản thân. Tự nhủ rằng bạn xứng đáng được đối xử theo cách nào đó, và nếu người cũ của bạn không đáp ứng được thì có lẽ họ không phải là người phù hợp với bạn.
    • Ví dụ, nếu bạn nhận ra mình đang nghĩ “Mình sẽ cô đơn suốt đời”, hãy thay thế bằng một điều nào đó như “Mình hài hước và thông minh. Một ngày nào đó mình sẽ tìm được người yêu như ý.”
    • Nếu cần, bạn có thể liệt kê ra các ưu điểm tốt nhất của bạn và lấy ra đọc mỗi khi bạn cảm thấy thiếu tự tin.
9

Dành ra một khoảng thời gian mỗi ngày để buồn.

  1. Hai tuần sau, bạn sẽ phải trở lại cuộc sống bình thường. Có thể bạn vẫn đang chống chọi với buồn đau sau khi kết thúc mối quan hệ, nhưng điều quan trọng là phải tìm cách để duy trì hoạt động thường ngày. Một cách để làm việc này là dành ra mỗi ngày một khoảng thời gian để đắm chìm trong cảm xúc. Ví dụ, bạn có thể khóc 15 phút trong khi đứng dưới vòi sen trong phòng tắm, nhưng khi đã bước ra ngoài, hãy lau nước mắt và trở lại với sinh hoạt thường ngày.
    • Bằng cách này, bạn vẫn sẽ cho phép bản thân giải toả cảm xúc nhưng không để nó ngăn cản bạn làm việc, nuôi dạy con cái hoặc làm các bổn phận khác của bạn.
    Quảng cáo
10

Học cách trở lại làm bạn bè khi mọi thứ đã ổn.

  1. Liên lạc với người đó nếu bạn nghĩ rằng hai bên có thể làm bạn bè bình thường. Có thể phải mất vài tháng bạn mới bình tâm lại được, nhưng bạn có thể quyết định làm bạn với người kia nếu còn quý mến họ. Hãy chờ cho đến khi bạn cảm thấy đủ vững vàng để nói chuyện với họ về việc này.[6] Khi thời gian trôi qua đủ lâu, bạn có thể thi thoảng nhắn tin một lần hoặc nói chuyện ở nơi công cộng mà không cảm thấy gượng gạo.
    • Tuy nhiên, bạn đừng mong làm bạn thân với họ. Nếu đã không thể ở bên nhau như một cặp đôi, có lẽ hai bên luôn giữ khoảng cách thì tốt hơn.
11

Cân nhắc nối lại tình cảm nếu hoàn cảnh thay đổi.

  1. Nói rõ với nhau về những điều cần thay đổi khi hai người quay lại với nhau. Ngay cả khi chưa bao giờ hết yêu nhau, nhưng hai người chỉ có thể ở bên nhau hạnh phúc nếu sửa chữa được những sai lầm trước kia.
    • Ví dụ, nếu hai bên chia tay vì một người muốn có con mà người kia thì không, bạn chỉ nên quay lại khi một bên đổi ý.
    • Nếu bạn chia tay vì người cũ của bạn không muốn ràng buộc, họ sẽ phải chứng minh rằng họ đã sẵn sàng cho mối quan hệ nghiêm túc.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Biến ước mơ thành sự thật sau một đêmBiến ước mơ thành sự thật sau một đêm
Vượt qua Sự tự tiVượt qua Sự tự ti
Khóc và Giải toả Áp lựcKhóc và Giải toả Áp lực
Giữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn
Vượt qua Sự nhút nhátVượt qua Sự nhút nhát
Tự Thôi miênTự Thôi miên
Nhận biết các dấu hiệu thiếu tôn trọng13 dấu hiệu khẳng định người ta không tôn trọng bạn
An ủi người đang khócAn ủi người đang khóc
Thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiềuThoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều
Trở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mìnhTrở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mình
Làm Ai đó Cười
Cầm Nước mắtCầm Nước mắt
Nhận diện Kẻ Thái nhân cáchNhận diện Kẻ Thái nhân cách
Hết Buồn bãHết Buồn bã
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Sarah Schewitz, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học chuyên về tình yêu và mối quan hệ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Schewitz, PsyD. Sarah Schewitz, PsyD là nhà tâm lý học với hơn 10 năm kinh nghiệm giúp các cặp vợ chồng và cá nhân cải thiện và thay đổi thói quen trong tình yêu và các mối quan hệ. Cô là người sáng lập của Couples Learn, một phong khám tâm lý học trực tuyến. Bài viết này đã được xem 3.784 lần.
Trang này đã được đọc 3.784 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo