Bài viết này đã được cùng viết bởi Cameron Gibson, R.C.C.. Cameron Gibson là chuyên gia tư vấn lâm sàng tại Vancouver, British Columbia. Cameron chuyên làm việc với nam giới để hỗ trợ họ vượt qua chứng lo âu, trầm cảm, sang chấn tâm lý, OCD và các khuyết tật phát triển. Ông có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học Carleton và bằng thạc sĩ tâm lý học tư vấn của Đại học Thành phố Seattle. Cameron cũng là giám đốc chương trình của Manifest Wellness, một phòng khám sức khỏe tâm thần dành cho nam giới, nơi ông làm việc để định hướng hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho nam giới và tăng khả năng tiếp cận tư vấn.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 21.846 lần.
Một số người có thể gặp một đề nghiêm trọng khi cố gắng giao tiếp với đồng nghiệp, những người thường cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi. Nếu đây là điều bạn phải đối mặt, có lẽ bạn bị mắc hội chứng sợ xã hội hay ám ảnh sợ xã hội. Bạn có thể thực hiện nhiều bước để giúp bản thân đối phó hiệu quả hơn với các mối tương tác này hằng ngày.
Các bước
Đối mặt với ám ảnh sợ xã hội
-
1Đối mặt với suy nghĩ tiêu cực. Ám ảnh sợ xã hội có thể khiến bạn suy nghĩ tiêu cực về bản thân khi đối mặt với các tình huống xã hội. Bạn có thể nghĩ: "Mình trông như một kẻ ngốc" hoặc "Mình đang tự làm bẽ mặt". Bước đầu tiên để vượt qua chúng là xác định những suy nghĩ này khi chúng xuất hiện trong tâm trí của bạn.[1] Biết được nguyên nhân gây ra hội chứng sợ xã hội có thể giúp bạn vượt qua nó.
- Ngăn bản thân khi nghĩ tới những suy nghĩ này và tự nhủ "Không, trông mình không giống như một kẻ ngốc. Mình mạnh mẽ và mình sẽ vượt qua chuyện này".
-
2Kiểm tra tính thực tế của nỗi sợ trong bạn. Sau khi đã đối mặt và xác định suy nghĩ, hãy phân tích nỗi sợ. Cố gắng viết ra những suy nghĩ tiêu cực cùng với suy nghĩ tích cực.[2]
- Tự hỏi bản thân về những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ, "Liệu mình có đang tự làm bẽ mặt hay không" hay "Làm sao biết được mình có đang làm hỏng buổi thuyết trình hay không?", Tiếp tục với câu hỏi "Nếu mình làm hỏng nó thì đó có phải là ngày tận thế không?" Câu trả lời hợp lý cho những câu hỏi trên là nhiều khả năng bạn sẽ không làm bẽ mặt mình hay làm mọi thứ rối tung. Thậm chí nếu bạn làm hỏng việc thì hãy nhớ rằng bạn là con người, cũng như tất cả mọi người đang quan sát bạn, ngay cả chuyên gia cũng đều phạm sai lầm.
-
3Chấm dứt dự đoán không thực tế. Mọi người thường làm điều vô ích khi đối phó với chứng sợ xã hội là đưa ra dự đoán sai thực tế về tình huống. Bạn không thể dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu bạn thử, bạn sẽ chỉ nghĩ đến tình huống xấu nhất mà không phản ánh sự kiện hiện tại. Điều này chỉ gây ra sự lo lắng vô ích. [3]
- Nhớ rằng bạn có quyền thay đổi suy nghĩ phóng đại của mình. Ví dụ, nếu bạn đang tham dự một bữa tiệc cưới, hãy tập trung vào thực tế rằng bạn sẽ không phải là trung tâm của sự chú ý.
- Mường tượng bạn đang ở tại đám cưới và trò chuyện tự tin với người khác và cảm thấy thoải mái.
-
4Nhận ra rằng không phải tất cả mọi người đều đang phán xét bạn. Thường thì chứng sợ xã hội có thể là do suy nghĩ rằng mọi người xung quanh đang đánh giá bạn. Nếu vậy, hãy lùi lại một bước và bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết mọi người đều không để ý đến bạn. Và nếu họ tập trung vào bạn thì họ cũng không có những suy nghĩ tiêu cực như bạn nghĩ.
- Đừng cố gắng đọc suy nghĩ của mọi người. Bạn không thể biết họ đang nghĩ gì. Thêm vào đó, họ không nhìn thấy mặt tiêu cực của bạn giống như bạn nghĩ.
- Sử dụng tình huống xã hội để thực hành thay đổi suy nghĩ tiêu cực về bản thân, chấm dứt và thay đổi suy nghĩ về sự phán xét của người khác.[4]
-
5Biết rằng mọi người đều cảm thấy lo lắng. Bạn không phải là người duy nhất cảm thấy lo lắng trong các tình huống xã hội. Hơn 12% dân số gặp phải vấn đề này, và con số đó vẫn đang tăng lên. [5]
- Hiểu được điều này có thể giúp bạn nhận ra mình cũng lo lắng như mọi người xung quanh. Không chỉ có mình bạn sợ hãi. Bởi vì đôi khi mọi người cũng cảm thấy lo lắng; hãy nhớ rằng điều này có thể giúp bạn nhận ra mọi người sẽ không chỉ trích hay đánh giá bạn nếu họ thấy bạn đang lo lắng.
-
6Hiểu rằng bạn cần thực hành để vượt qua vấn đề. Vượt qua chứng lo âu xã hội sẽ không xảy ra một sớm một chiều, bạn cần phải kiên định và thực hành nhiều. Bạn đang học những hành vi mới, thói quen suy nghĩ mới và kỹ năng xã hội mới. Tất cả cần được thực hành. Tuy nhiên, bạn sẽ học được từng chút một những kỹ năng mới này và bắt đầu có khả năng vượt qua hoặc kiểm soát nỗi ám ảnh.[6]
-
7Thay đổi sự tập trung. Một trong những cách để giúp giảm sự lo âu là ngăn bản thân tập trung vào tình huống xã hội. Hãy cố gắng chú ý đến môi trường xung quanh, cuộc trò chuyện, và kết nối với mọi người xung quanh.
- Bắt đầu hiểu rằng mặc dù bạn tập trung vào cách người khác sẽ nghĩ về bạn, nhưng người khác thì không chú ý bạn. Nếu bạn nói hay làm điều gì đó xấu hổ, người khác thậm chí không chú ý hoặc nếu họ có chú ý thì thì họ sẽ nhanh chóng quên đi.
- Cố gắng tập trung vào những điều khác khi bạn nhận ra triệu chứng thể chất trong tình huống xã hội. Người khác rất hiếm khi có thể chú ý đến các triệu chứng thể chất biểu hiện sự lo âu hoặc thậm chí hồi hộp. Thay vào đó hãy nhận biết trải nghiệm của bạn đối với tình huống như nghe nhạc, thưởng thức mùi vị thức ăn hoặc tiêu khiển khác như nghệ thuật hoặc khiêu vũ.
- Hầu hết mọi người cũng lo lắng trong tình các huống xã hội như bạn. Họ cũng bận rộn tập trung vào bản thân họ.[7]
Quảng cáo
Duy trì khắc phục nỗi sợ
-
1Thực hiện từng bước một. Lập danh sách gồm 10 tình huống khiến bạn lo lắng. Xếp hạng chúng, đặt điều gây căng thẳng nhất cho bạn ở đầu danh sách. Bắt đầu từ cuối danh sách, cố gắng đối mặt với từng tình huống gây ra lo lắng.
- Chờ đến khi bạn cảm thấy thoải mái hơn với một tình huống rồi chuyển sang tình huống căng thẳng hơn. Bạn muốn vượt qua sự lo lắng chứ không phải khiến nó thêm trầm trọng.
- Có thể cần thời gian để hoàn thành danh sách này và điều đó hoàn toàn bình thường. Có lẽ bạn không bao giờ đạt tới số 10. Nhưng nếu bạn hoàn thành từ số 1 đến 7 thì bạn đã có thể làm chủ được hội chứng sợ xã hội một cách đáng kể.
- Nếu bạn cảm thấy mình đang gặp khó khăn để vượt qua hội chứng này, hãy tìm đến chuyên gia sức khỏe tâm thần, họ sẽ hỗ trợ bạn trong khi bạn cố gắng đối mặt với từng nỗi sợ trong danh sách.
-
2Thực hiện những mục tiêu đáng kể cho bản thân. Vượt qua ám ảnh sợ xã hội có vẻ là một quá trình mơ hồ. Làm thế nào để biết liệu hội chứng của bạn đã cải thiện? Đặt bản thân vào một vài tình huống xã hội là không đủ. Đó có thể là bước 1, nhưng sau đó, bạn cần phải tiếp tục nổ lực để có sự tương tác nhiều hơn. Hãy tạo mục tiêu cho bản thân trong mỗi lần bạn có tương tác xã hội. Khi hoàn thành mục tiêu, bạn có thể bắt đầu thấy được sự tiến bộ và sự cải thiện ở bản thân.
- Trò chuyện với người mà bạn thường xuyên gặp, như đồng nghiệp, bạn học hoặc ai khác mà bạn thường tiếp xúc. Đó có thể là lời nhận xét về thời tiết, bài tập về nhà hay dự án công việc hoặc cuộc họp trước đó. Bắt đầu bằng cách tạo cho bản thân mục tiêu trò chuyện với một người một lần trong tuần. Sau đó tăng lên mỗi ngày hoặc trò chuyện với nhiều người trong một ngày.
- Lập mục tiêu để đưa ra lời nhận xét trong lớp hoặc trong cuộc họp. Đừng lo lắng về những gì người khác nghĩ. Tập trung vào sự thật rằng bạn đã làm được. Đó là sự tiến bộ.
- Nếu bạn đang ở trong một nhóm nào đó, hãy tự quy định mình phải nêu ra ít nhất 3 ý kiến trong cuộc trò chuyện.
- Mời ai đó đi ăn tối. Họ có thể là một người bạn hoặc người yêu. Đừng bận tâm đến câu trả lời - chỉ cần tập trung vào sự thật rằng bạn đã quyết đoán và mời họ.
- Điều này giúp bạn tập trung vào nhiệm vụ và mục tiêu, không phải trạng thái lo lắng. Mục tiêu ở đây là để có thể kiểm soát tình huống. Bạn biết rằng bạn có thể kiểm soát những gì bạn làm, những gì bạn nói, và những gì bạn hỏi. Bạn không thể kiểm soát người khác, vì thế đừng lo lắng về họ. [8]
- Bạn thậm chí có thể thử thực hành với bạn bè tại nhà về những gì bạn sẽ làm hoặc nói trong các tình huống xã hội.
-
3Thư giãn. Cố gắng rèn luyện bản thân ngừng lo lắng về các tình huống xã hội. Thay vào đó, hãy thư giãn. Lo lắng và căng thẳng về sự việc khiến bạn lo lắng khi rốt cuộc bạn cũng tham giao vào tình huống đó.
- Suy nghĩ về tình huống khi bạn thư giãn. Tắm nước ấm, quấn chăn hoặc nghe bài hát yêu thích. Hãy nghĩ về sự kiện sắp tới. Vì bạn ở trong môi trường dễ chịu và thư giãn tâm trí, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn về sự kiện kế tiếp.
- Tưởng tượng rằng bạn đang ở trong tình huống đó, bạn cảm thấy thoải mái và tự tin. Nghĩ về tình huống theo cách tích cực có thể giúp bạn vượt qua suy nghĩ tiêu cực.[9]
-
4Thực hành hít thở sâu. Hít thở sâu là cách tuyệt vời để kiểm soát sự lo lắng trong hoặc trước các tình huống xã hội. Hít thở sâu giúp giảm các triệu chứng lo âu về mặt thể chất, nhiều triệu chứng bắt nguồn từ việc hít thở quá nhanh. Thực hành bài tập hít thở mỗi ngày để xây dựng thói quen và để áp dụng một cách tự nhiên khi bạn đang rơi vào tình huống căng thẳng.[10]
- Hít thở ở bụng, không phải dùng ngực. Để thực hành, hãy nằm trên sàn hoặc ngồi thẳng lưng trên ghế. Đặt một tay lên ngực, tay còn lại lên bụng. Khi bạn hít vào, tay trên bụng sẽ di chuyển trong khi tay còn lại trên ngực hầu như giữ nguyên.
- Hít vào chậm và sâu qua mũi. Giữ trong 7 nhịp đếm. Thở chậm qua miệng trong vòng 8 nhịp đếm. Nhẹ nhàng co cơ bụng để đẩy toàn bộ không khí ra khỏi phổi. Động tác này cực kỳ quan trọng.
- Thực hiện 5 lần hít thở sâu. Thử 1 lần hít thở sâu trong 10 giây.[11]
-
5Tìm sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình. Trò chuyện với người thân về những vấn đề của bạn là điều rất quan trọng. Một người bạn tốt hay thành viên gia đình sẽ động viên bạn và giúp bạn vượt qua nỗi sợ. Hãy nhờ họ hỗ trợ khi bạn có sự dũng cảm để thử điều mới mẻ.
- Hỏi gia đình hoặc bạn bè đi cùng bạn đến những nơi khiến bạn lo lắng. Thỉnh thoảng đi đến những địa điểm mới với người mà bạn tin tưởng có thể giúp giảm cảm giác lo âu.
- Đảm bảo bạn dựa vào bạn bè và thành viên gia đình biết thông cảm, tích cực và biết khích lệ. Nếu họ là người tiêu cực, hạ thấp bạn, lên lớp hoặc chỉ trích bạn, hãy tìm sự hỗ trợ từ ai đó khác.[12]
Quảng cáo
Tương tác trong các tình huống xã hội
-
1Hòa nhập với xã hội nhiều hơn. Mặc dù cảm thấy sợ hãi khi đặt bản thân trong tình huống xã hội, bạn vẫn nên tìm kiếm chúng. Càng tránh điều gì đó, thì nó càng kiểm soát tâm trí của bạn. Sự lo lắng tăng lên cho đến khi nó trở thành điều mà bạn sợ hãi. Khi bạn càng quen thuộc với điều gì đó, nỗi sợ về điều đó sẽ càng ít và nó cũng ít tác động đến bạn.[13]
- Thử tạo không gian của riêng mình. Bạn bị căng thẳng là do bạn xa lạ với điều gì đó. Hãy đến một nhà hàng, một nơi trong thành phố hoặc phòng tập thể dục. Đi dạo. Hãy trở nên quen thuộc với nó. Một khi bạn bắt đầu trở nên quen thuộc với một nơi, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Thêm vào đó, bạn có thể để ý đến môi trường xung quanh và bắt đầu hòa nhập với mọi người.
- Ở bên cạnh ai đó. Bạn không làm điều này một mình. Hãy đi đến một sự kiện với một người bạn hoặc thành viên gia đình. Bắt đầu từ những việc nhỏ như tham gia một lớp học miễn phí tại trung tâm cộng đồng, đăng ký tại phòng tập thể hình, làm tình nguyện viên hoặc gia nhập nhóm gặp gỡ và tham dự cuộc hội họp.
-
2Tìm một câu lạc bộ, tổ chức hoặc nhóm có liên quan đến một trong những sở thích và kỹ năng của bạn. Tìm người có cùng sở thích có thể giúp bạn tương tác với nhiều người. Các câu lạc bộ và nhóm sẽ cung cấp cho bạn môi trường lý tưởng để hòa nhập với xã hội, điều này có ích cho cảm giác lo âu trong bạn. Dễ dàng hơn khi bạn thúc ép chính mình trò chuyện bởi bạn không cảm thấy mình lạc lõng giữa đám đông.
-
3Tập trung vào cuộc trò chuyện. Khi bạn có mặt trong tình huống xã hội, thử tập trung vào cuộc nói chuyện thay vì những lo lắng của riêng mình. Điều này giúp bạn kết nối với người khác và nó tạo cho bạn cơ hội để trò chuyện. Khi bạn bắt đầu lo lắng về biểu hiện của mình đối với người khác, hãy tạm dừng và tập trung vào giây phút hiện tại. Bạn cần đưa ra thêm bình luận và trò chuyện khi nó diễn ra tự nhiên.[14]
- Tập trung vào hiện tại, thay vì nhớ lại những điều đã xảy ra.
-
4Cố gắng kiên nhẫn. Khi bạn ở trong tình huống khiến bản thân lo lắng, hãy cố gắng kiên nhẫn. Trước hết, có lẽ bạn cảm thấy mình không thể chịu đựng được sự lo âu, nhưng nó dần dần giảm bớt khi bạn ở trong tình huống đó lâu hơn. Cố gắng duy trì cho tới khi sự lo lắng giảm một nửa. Điều này có thể cần đến 30 phút, nhưng đôi khi nó giảm bớt nhanh chóng.
- Một vài tình huống xã hội diễn ra nhanh, như nói xin chào hay nói chuyện phiếm. Mặc dù nó có thể gây ra cảm giác lo lắng rằng bạn không thể chờ để vượt qua, bạn sẽ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với ai đó.[15]
-
5Quan sát và lắng nghe khi ở trong nhóm lớn. Tình huống trong một số nhóm lớn là điều kiện tuyệt vời để bạn thực hành. Bạn có thể hòa nhập và ở xung quanh người khác mà không trở thành trung tâm của sự chú ý. Sẽ có một nhóm người đóng góp vào cuộc trò chuyện, vì thế đừng cảm thấy như thể bạn bị áp lực để phải lên tiếng. Hãy cố gắng thoải mái. Nhìn xung quanh để tìm kiếm người khác trong phòng. Họ có đang chú ý đến bạn không? Hay họ đang thoải mái với bạn bè?
- Khi bạn có cơ hội để nói điều gì đó có ý nghĩa mà bạn nghĩ người khác sẽ đánh giá cao, hãy bày tỏ. Bạn sẽ làm tốt.
- Đây là nơi tuyệt vời để thực hiện mục tiêu cho bản thân. Bắt đầu bằng cách nói bạn sẽ nói một điều trong cuộc trò chuyện, và tăng lên khi bạn cảm thấy thoải mái hơn.
-
6Nhớ rằng hầu hết mọi người đều không tập trung vào lỗi lầm của bạn. Hầu hết mọi người không chú ý đến các khuyết điểm. Họ đều nỗ lực chú ý tới những điều tốt mà mọi người làm và nói. Hãy tự tin về kiến thức này và thể hiện phẩm chất tốt của bạn. Hãy là chính bạn. Hầu hết mọi người sẽ thoải mái với bạn ở bên cạnh.
- Những người bận tâm đến lỗi lầm thường phạm sai lầm vì họ thiếu lòng tự trọng về vai trò của họ. Nếu họ đánh giá bạn, bạn sẽ không muốn ở bên cạnh họ.
-
7Trở nên thân thiện và tử tế. Mọi người thích ở bên cạnh những ai khiến họ vui vẻ, sự tử tế là cách thực sự dễ dàng để khiến người khác hạnh phúc. Hãy dành lời khen chân thành, giao tiếp bằng mắt, thể hiện sự hứng thú và mỉm cười. Bất cứ điều gì bạn có thể làm để giúp ai đó vui vẻ đều là điểm mạnh của bạn.Quảng cáo
Nhận sự giúp đỡ
-
1Tìm gặp bác sĩ. Nếu bạn tin rằng mình mắc hội chứng sợ xã hội, hãy đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để giúp việc khám bệnh diễn ra dễ dàng và an tâm nhất có thể. Một số bác sĩ có thể thảo luận về tình trạng của bạn qua điện thoại, trong khi những người khác sẽ hẹn bạn trước hoặc sau giờ làm việc. Hãy trò chuyện với bác sĩ để bạn có thể bắt đầu thực hiện những bước cần thiết nhằm cải thiện chứng ám ảnh sợ xã hội.[16]
-
2Thử liệu pháp điều trị. Nếu ám ảnh sợ xã hội nghiêm trọng đến mức bạn không thể tự kiểm soát, hãy nhờ chuyên gia tư vấn. Liệu pháp điều trị thường là giải pháp để vượt qua lo âu xã hội. Bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bạn thực hiện Liệu pháp Nhận thức Hành vi (Cognitive Behavior Therapy hay CBT), hướng dẫn bạn về lối suy nghĩ, hành động và phản ứng khác với những tình huống xã hội. Phương pháp này sẽ giúp bạn cảm thấy bớt lo lắng và sợ hãi.[17]
- CBT giúp bạn học cách kiểm soát các triệu chứng thể chất thông qua thư giãn và hít thở, thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ cân bằng hơn và dần dần đối mặt với các tình huống xã hội.[18]
-
3Tham gia nhóm điều trị. Trong một vài tình huống trị liệu theo nhóm, bạn trải qua Liệu pháp Nhận thức Hành vi trong một nhóm. Liệu pháp này bao gồm đóng vai, đào tạo kỹ năng xã hội, diễn xuất, thu hình và phỏng vấn thử. Các bài tập này được cho là giúp bạn đối mặt với những tình huống mà sẽ khiến bạn lo lắng trong đời sống thật và chuẩn bị cho chúng.[19]
-
4Tham gia nhóm hỗ trợ. Nhóm hỗ trợ khác với nhóm trị liệu vì nhóm này nhằm giúp bạn đạt được sự hỗ trợ cần thiết trong quá trình hồi phục. Nhóm hỗ trợ có thể giúp bạn không cảm thấy bị cô lập và lo lắng một mình. Bạn có thể tìm một số nhóm hỗ trợ tại khu vực của mình.[20]
- Thử áp dụng tự lực dựa theo Liệu pháp Nhận thức Hành vi như Joyable. https://joyable.com/. Ứng dụng này kết hợp các phương pháp nhận thức, giáo dục và một huấn luyện viên cá nhân để giúp bạn vượt qua lo âu xã hội.
-
5Uống thuốc. Đôi khi thuốc được dùng để giảm thiểu các triệu chứng lo âu xã hội, nhưng thuốc không chữa lành chúng. Ngay khi ngưng dùng thuốc, một số triệu chứng như là lo âu sẽ quay trở lại. Thuốc thường được sử dụng kèm với điều trị và phương pháp tự lực.
- Một số loại thuốc thường được sử dụng là thuốc chẹn Beta nếu có chứng lo lắng, hỗ trợ cho các triệu chứng thể chất về lo âu, thuốc chống suy nhược và thuốc an thần nhẹ benzodiazepine.[21]
Quảng cáo
Lời khuyên
- Thực hiện mọi việc từng bước riêng biệt.
- Trở nên tích cực.
- Là chính mình.
- Bạn sẽ gặp thất bại. Điều này xảy ra với tất cả mọi người vì thế đừng bám víu vào thất bại. Nhớ rằng bạn đang học hỏi. Nghĩ đến những cách mà bạn sẽ làm tốt hơn vào lần sau.
- Tìm những người phù hợp với bạn. Chọn ai đó mà khiến bạn vui vẻ nhất thay vì những người mà trông có vẻ nổi tiếng và không nhiệt tình.
- Hãy thoải mái. Họ chỉ là con người, và có hơn 7 tỷ người trên thế giới.
- Có một số nhóm về hội chứng sợ xã hội. Nếu có một nhóm ở gần khu vực của bạn, hãy can đảm tham gia. Bạn sẽ gặp những người thực sự tử tế và thật lòng muốn giao tiếp với bạn.
Cảnh báo
- Đừng tránh né mọi việc. Mỗi lần bạn tránh một sự kiện, con người, hay tình huống, bạn để cho nỗi ám ảnh sợ xã hội chiến thắng. Bạn sẽ tự hào về bản thân và cảm thấy tự tin nhiều hơn trong những tình huống xã hội. Càng tránh né một tình huống khó chịu, nó sẽ càng trở nên trầm trọng hơn.
- Đừng bị căng thẳng nếu có một số người không thích bạn. Tất cả mọi người đều có những ai đó không thích họ.
- Đừng nản lòng. Nuôi dưỡng lòng kiên trì và kiên nhẫn bởi cuối cùng thì kết quả sẽ xứng đáng với tất cả nỗ lực và sự can đảm mà bạn đã bỏ ra.
Tham khảo
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/anxiety/social-anxiety-disorder-and-social-phobia.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/anxiety/social-anxiety-disorder-and-social-phobia.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/anxiety/social-anxiety-disorder-and-social-phobia.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/anxiety/social-anxiety-disorder-and-social-phobia.htm
- ↑ Barlow, David H (2014). Clinical Handbook of Psychological Disorders: A step-by-step treatment manual. 5th ed. The Guilford Press; New York.
- ↑ http://kidshealth.org/teen/your_mind/mental_health/social_phobia.html#
- ↑ http://www.moodjuice.scot.nhs.uk/shynesssocialphobia.asp
- ↑ http://psychcentral.com/lib/6-ways-to-overcome-social-anxiety/17631/
- ↑ http://www.uncommonhelp.me/articles/overcoming-social-phobia/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/6-ways-to-overcome-social-anxiety/17631/
- ↑ http://psychcentral.com/lib/learning-deep-breathing/3203/
- ↑ http://kidshealth.org/teen/your_mind/mental_health/social_phobia.html
- ↑ http://www.uncommonhelp.me/articles/overcoming-social-phobia/
- ↑ http://www.moodjuice.scot.nhs.uk/shynesssocialphobia.asp
- ↑ http://www.moodjuice.scot.nhs.uk/shynesssocialphobia.asp
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/social-anxiety/pages/social-anxiety.aspx
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/topics/social-phobia-social-anxiety-disorder/index.shtml
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/anxiety/social-anxiety-disorder-and-social-phobia.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/anxiety/social-anxiety-disorder-and-social-phobia.htm
- ↑ http://www.adaa.org/finding-help/getting-support
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/anxiety/social-anxiety-disorder-and-social-phobia.htm