X
wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 23 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian.
Bài viết này đã được xem 11.834 lần.
Chuyện đau buồn luôn khiến chúng ta bị tổn thương, đó là điều không ai có thể phủ nhận. Cho dù bạn bị bỏ rơi hay mất đi người thân yêu nhất thì tất cả đều khó mà đón nhận và mỗi người sẽ có một cách khác nhau để vượt qua. Điều đó có thể dễ với người này, nhưng lại khó thực hiện đối với người khác.
Các bước
-
1Đừng xấu hổ vì bạn phải khóc. Bạn bị tổn thương, vậy nên việc rơi nước mắt là rất đỗi bình thường. Mấy ai có thể vượt qua chuyện buồn mà không rơi lệ, vì thế, cứ để nước mắt chảy ra. Nếu cố kìm nén cảm xúc của mình, bạn sẽ càng đau khổ hơn và sau đó, khó mà bước tiếp. Hãy để mọi thứ được bung ra mà không kìm nén bất cứ điều gì.
-
2Tìm điều gì đó để đánh lạc hướng bản thân khỏi chuyện buồn trong một thời gian và cảm xúc buồn đau sẽ phai dần. Những hoạt động ưa thích sẽ giúp bạn bớt căng thẳng.
-
3Nói chuyện với bạn bè và gia đình. Họ luôn ở đó vì bạn! Một người bạn tốt đáng tin cậy, bố mẹ hoặc anh chị em ruột là những người mà bạn có thể tâm sự.
-
4Tập trung để tiến về phía trước. Trong thời gian tới, bạn nên chú tâm vào sự nghiệp và gia đình. Giúp đỡ người khác cũng là cách để bạn cảm thấy nhẹ lòng và ít nghĩ đến chuyện buồn. Nỗi đau sẽ qua đi nếu bạn biết cách tận hưởng những khoảng thời gian vui vẻ. Cứ tiếp tục sống thật ý nghĩa và tập trung vào công việc.
-
5Bạn cần nhìn sự việc một cách tổng thể! Hãy nghĩ về mọi điều tích cực trong cuộc sống, những gì bạn đã bỏ lại và điều bạn có thể làm cho tương lai. Đừng để sự mất mát hủy hoại phần còn lại của cuộc đời. Nếu để cảm xúc đi quá giới hạn, bạn sẽ lạc vào một con đường không mấy dễ đi.
-
6Xây dựng lại cuộc sống. Bạn nên chuyên tâm vào những điều mới mẻ và cố gắng để không ngoảnh lại nhìn quá khứ. Chúng ta càng đi nhanh về phía trước thì nỗi đau càng bị bỏ lại phía sau. Khi bản thân thật bận rộn, bạn sẽ không còn thời gian để buồn. Vậy nên, cứ tiến lên phía trước.
-
7Trò chuyện với chuyên gia. Nếu sự bi lụy đang dần hủy hoại cuộc sống của bạn, hãy đi gặp chuyên gia tâm lý hoặc người có chuyên môn. Một chuyên gia sẽ lắng nghe và biết cách để giúp bạn. Tất nhiên, họ còn có thể cho những lời khuyên xa hơn và thấu đáo hơn.
-
8Học cách chấp nhận. Sau này, khi nhớ về sự kiện đã khắc vào lòng mình một vết thương, bạn sẽ rơi nước mắt và chẳng bao giờ có thể vui vẻ trọn vẹn, nhưng rồi bạn sẽ nhận ra rằng mình có thể sống khác đi. Chỉ cần bạn nhớ rằng: mỗi mối quan hệ là một kinh nghiệm sống và mỗi kinh nghiệm sống đều sẽ tác động đến tương lai theo hướng tích cực. Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương, nhất là trong chuyện tình cảm.Quảng cáo
Lời khuyên
- Nếu vết thương lòng của bạn là do chia tay thì không nên tìm kiếm ngay một người mới. Cảm xúc của bạn cần thời gian để chữa lành, và thậm chí nếu bị từ chối liên tiếp, bạn sẽ còn khốn khổ hơn.
- Nếu thấy khó ngủ, bạn có thể nghe nhạc hoặc radio trong lúc nằm nghỉ. Hãy giảm âm lượng xuống một chút, và nhớ là bạn phải chú tâm vào bài hát hay câu chuyện trên sóng chứ không phải tiếng lòng của mình.
- Tìm cách giữ cho bản thân luôn bận rộn. Bạn có thể dấn thân vào một sở thích hay hoạt động mới mẻ để giữ cho tâm trí của mình tránh xa nỗi bi thương.
- Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng: khi chia sẻ gánh nặng về tâm lý, bạn sẽ vượt qua vết thương lòng dễ dàng hơn rất nhiều. Một người bạn hay người thân có thể giúp bạn thấy tươi tỉnh hơn.
- Nếu một người thân thiết mất đi, bạn không phải là người duy nhất phải trải qua nỗi đau ấy. Hãy nói chuyện với những người khác trong tang lễ, mọi người sẽ cảm thấy đỡ hơn. Gánh nặng về tâm lý sẽ nhẹ đi sau khi được san sẻ.
- Thử trải lòng mình bằng cách viết nhật ký. Đôi khi việc viết ra những chuyện đã qua có thể giúp bạn nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể.
- Nếu bạn bị bỏ rơi thì cũng chưa hẳn là ngày tận thế. Bạn phải tự nhủ rằng không có mối quan hệ nào là hoàn hảo trọn vẹn. Chúng ta thường khó mà nhớ được điều này khi đang ở trong giai đoạn khó khăn.
- Đây là lúc để bạn nuông chiều bản thân, vì vậy đừng quên dành thời gian cho CHÍNH MÌNH bằng việc đi làm móng, mát xa, làm tóc, vân vân.
- Không nên để lỗi lầm của ngày hôm qua hủy hoại vẻ đẹp của ngày hôm nay và ngày mai, hãy tiến về phía trước vì luôn có ai đó xứng đáng hơn đang chờ đón bạn.
- Có hai lợi ích của việc viết một lá thư nhắn nhủ với ai đó về những cảm xúc của bản thân mà không gửi đến cho họ: một là bạn có thể viết ra những gì mình cảm nhận mà không ai hay biết, và hai là bạn sẽ không nổi nóng hay tấn công người ấy nếu lỡ cả hai có gặp nhau.
Cảnh báo
- Đừng sa vào rượu chè hay dùng thử chất kích thích trong danh mục cấm nhằm quên đi vết thương lòng. Bạn sẽ chỉ tự hủy hoại cuộc đời của mình bằng tấn bi kịch và điều đó thật đáng tiếc.
- Đừng để chuyện buồn ngăn bạn lắng nghe lời khuyên của mọi người. Mặc dù lúc này, sự đau lòng đang khiến cho mọi thứ trở nên rất tiêu cực và bạn có thể không tin lời người khác, nhưng nên nhớ rằng bạn bè và người thân luôn có một cái nhìn sáng suốt hơn bạn.
- Đừng để nỗi đau đưa bạn đến với hiểm nguy. Cuộc sống luôn tiếp diễn, vì thế, nếu có ý định tự tử để chấm dứt chuỗi khổ đau của mình, bạn nên trao đổi với một chuyện gia trong thời gian sớm nhất.
- Bạn không có lỗi! Trong tình huống như thế này, bạn rất dễ nảy sinh ý nghĩ rằng đây là lỗi của mình hoặc mình đã không giúp đỡ gì để thay đổi cục diện. Đừng hành hạ bản thân bằng cảm giác tội lỗi, cũng đừng tách biệt mình khỏi sự thật. Không phải ai cũng là một kẻ hoàn toàn xấu xa đâu.
- Đừng bắt người khác phải nghe bạn nói, họ có thể cảm thấy bị ép buộc và không thực sự giúp được bạn.
Về bài wikiHow này
Ngôn ngữ khác
English:Get Over Heartbreak
Italiano:Superare un Profondo Dispiacere
Русский:пережить боль расставания
中文:渡过伤心期
Bahasa Indonesia:Membebaskan Diri dari Patah Hati
Nederlands:Liefdesverdriet verhelpen
العربية:التعافي من انكسار القلب
Trang này đã được đọc 11.834 lần.
Bài viết này đã giúp ích cho bạn?
Quảng cáo