Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Bài viết này đã được xem 1.268 lần.
Nhiều công ty sử dụng bài kiểm tra năng lực như một phần của quy trình tuyển dụng. Mục đích các bài kiểm tra này nhằm để đánh giá tính cách cũng như mức độ phù hợp của bạn với vị trí tuyển dụng. Đôi khi, những phần trong bài kiểm tra sẽ được dùng để đánh giá kỹ năng như toán, ngữ pháp, và mức độ thành thạo đối với các chương trình phần mềm cụ thể. Hỏi trước trưởng phòng nhân sự về các chủ đề chính thường được đưa vào bài kiểm tra để có thể chuẩn bị trước!
Các bước
Thực hiện bài kiểm tra đánh giá tính cách
-
1Nhờ trưởng phòng nhân sự cho bạn biết sơ về những gì sẽ được kiểm tra. Vì những bài kiểm tra này sẽ tiết lộ đặc điểm tính cách của bạn nên sẽ không có câu trả lời "đúng" cho những câu hỏi trong đó. Tuy nhiên, trưởng phòng có thể nói cho bạn biết một vài khái niệm cơ bản mà bạn có thể gặp trong quá trình đánh giá. Bạn có thể hỏi họ những câu như:
- "Em có thể làm gì để chuẩn bị cho bài kiểm tra này?"
- "Em sẽ thực hiện bài kiểm tra về loại chủ đề nào?"
-
2Tập làm bài kiểm tra tính cách trực tuyến. Tìm các bài kiểm tra Myers-Briggs trên mạng và thử làm một vài bài. Thành thực trả lời câu hỏi để nhận kết quả chính xác nhất. Làm những bài kiểm tra thử này có thể giúp bạn biết được bạn sẽ gặp loại câu hỏi nào.[1]
- Bài kiểm tra tính cách được sử dụng để xác định tư duy hướng ngoại, lý trí, và cảm xúc của bạn trong số những phẩm chất khác. Nhà tuyển dụng sử dụng bài kiểm tra này để đánh giá đặc điểm tính cách của bạn, chẳng hạn bạn là người hướng nội hay hướng ngoại.[2]
- Bài kiểm tra thử có thể giúp bạn nhận ra những đặc điểm tính cách mà bạn cần trau dồi để phù hợp hơn cho công việc. Ví dụ, nếu công việc đòi hỏi nhiều tương tác, bạn cần cải thiện để trở nên hòa đồng thân thiện hơn.
-
3Đưa ra câu trả lời cho thấy rằng bạn thích hợp với công việc này. Khi trả lời câu hỏi, hãy nghĩ về những phẩm chất mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm trong bảng tin quảng cáo tìm việc làm. Nếu họ đang tìm kiếm ứng viên có hoài bão lớn, đừng nên đưa những câu trả lời khiến bạn trông tự mãn. Nếu họ đang tìm ai đó có khả năng chú ý đến chi tiết, hãy chắc chắn rằng câu trả lời của bạn nhất quán và tỉ mỉ.[3]
- Không nên khiêm tốn khi trả lời câu hỏi về bản thân, nhưng cũng đảm bảo là bạn không nói sai sự thật về chính mình.
-
4Trả lời câu hỏi một cách nhất quán. Bài kiểm tra đánh giá năng lực thường đưa những câu hỏi tương tự nhau khoảng vài lần bằng cách sử dụng cách diễn đạt khác biệt. Nếu bạn đưa câu trả lời không đồng nhất trong bài kiểm tra, điều này giống như một lá cờ đỏ trong mắt nhà tuyển dụng. Họ có thể cho rằng bạn đang nói dối hoặc cư xử thất thường.[4]
- Ví dụ, bạn xác nhận bản thân là người hướng ngoại trong một câu trả lời, nhưng sau đó lại nói bạn thích ở một mình trong một câu trả lời khác, thì điều này trông có vẻ không nhất quán.
-
5Chọn câu trả lời cho thấy bạn là người sống có đạo đức và lạc quan. Bài kiểm tra năng lực thường đặt câu hỏi về việc bạn có trung thực, đáng tin và lạc quan hay không. Nếu bạn khiến bản thân trông giống như người không thật thà hoặc tiêu cực, nhà tuyển dụng có thể mất hứng thú với bạn.[5]
- Ví dụ, bài kiểm tra năng lực thường đặt câu hỏi như liệu bạn có thấy việc trộm cắp trong công việc là bình thường hay không. Bạn nên trả lời “Không” cho loại câu hỏi này. Trả lời “Có” có thể khiến bạn trông như kẻ hoài nghi hoặc giống ai đó thường xuyên trộm cắp.
-
6Đưa ra câu trả lời cho thấy bạn có thể làm việc tốt với người khác. Những người không phối hợp ăn ý với nhóm thường sẽ làm việc không hiệu quả trong công việc và hiếm khi thăng tiến trong công ty. Nếu bạn khiến bản thân trông quá nhút nhát hoặc khó chịu, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không phải là ứng viên phù hợp cho công ty.[6]
- Nếu câu hỏi là bạn có phải là người hòa đồng, nhã nhặn, linh động, v..v hay không, thì hãy trả lời khẳng định bất cứ khi nào có thể.[7]
-
7Chọn câu trả lời cho thấy bạn là người điềm đạm. Nhà tuyển dụng sẽ muốn biết rằng bạn có thể xử lí stress và giữ bình tĩnh hay không. Không bao giờ được chọn câu trả lời gợi ý rằng bạn nghĩ việc nổi nóng với đồng nghiệp hoặc quản lý là chuyện bình thường. Hãy chọn câu trả lời cho thấy rằng bạn không bị áp lực bởi hạn chót hoàn thành công việc hoặc làm nhiều việc một lúc. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng biết rằng bạn là người bình tĩnh và biết kiểm soát tâm trạng.[8]Quảng cáo
Vượt qua bài kiểm tra kỹ năng
-
1Hỏi trưởng phòng nhân sự xem bạn sẽ phải làm bài kiểm tra kỹ năng nào. Tùy thuộc vào vị trí tuyển dụng mà bạn sẽ được kiểm tra một hoặc nhiều kỹ năng. Gửi một email ngắn gọn và lịch sự cho trưởng phòng để nhờ họ giải thích cho bạn về bài kiểm tra. Ví dụ, bạn có thể nói:
- “Tôi viết email này để hỏi một vài câu hỏi sau bài kiểm tra đánh giá năng lực. Cụ thể là bài kiểm tra sẽ được thực hiện như thế nào và bao gồm những gì? Cảm ơn sự giúp đỡ của anh.”
-
2Thực hiện bài kiểm tra kỹ năng về chính tả, ngữ pháp và toán học nếu cần thiết. Trong bài kiểm tra đánh giá dựa trên kỹ năng, đây là những kỹ năng phổ biến nhất mà bạn sẽ được kiểm tra. Tuy nhiên, hãy xác nhận với trưởng phòng nhân sự trước để biết liệu bạn sẽ được kiểm tra bất kỳ kỹ năng nào trong số này hay không. Đôi khi, các trung tâm tìm việc làm sẽ đưa ra những bài kiểm tra kỹ năng thử trên trang web của họ. Đối với những kỹ năng như toán học, bạn có thể tìm sách có bài kiểm tra mẫu ở thư viện địa phương hoặc hiệu sách.[9]
- Sử dụng điểm số trong những bài kiểm tra này để xem những kỹ năng nào bạn cần cải thiện trước khi thực hiện bài kiểm tra thật sự.[10]
-
3Xem lại bất kì kỹ năng toán học nào có khả năng bạn sẽ được kiểm tra. Thực hành giải một số bài toán mẫu ít nhất 1 giờ 1 ngày để chuẩn bị cho bài kiểm tra. Nếu bạn cần cải thiện kỹ năng của mình nhanh hơn, hãy tăng thời gian luyện tập. Nếu bạn có bạn bè đặc biệt giỏi môn toán, hãy nhờ họ giúp bạn luyện tập thêm. Khi làm sai bài mẫu, chắc chắn rằng bạn sẽ xem lại để tìm ra nguyên nhân.[11]
- Tập trung luyện tập kỹ năng toán học liên quan đến vị trí công việc. Ví dụ, nếu bạn xin vào vị trí kiến trúc sư, thì có khả năng bạn sẽ làm bài kiểm tra năng lực liên quan đến tính toán kích thước.
-
4Luyện tập kỹ năng viết nếu bạn cần cải thiện. Thực hành kỹ năng ngữ pháp, chính tả, và đánh máy khi cần. Trau dồi những kỹ năng này ít nhất 1 giờ/ngày để chuẩn bị cho bài kiểm tra, hoặc hơn nếu cần thiết. Trình bày công việc của bạn cho ai đó am hiểu về kỹ năng viết và nhờ họ chỉ bạn cách cải thiện và những kỹ năng nào bạn cần trau dồi thêm.
-
5Rèn luyện kỹ năng làm việc với phần mềm mà công việc yêu cầu. Nếu bản tin quảng cáo tuyển dụng yêu cầu sự thành thạo đối với chương trình phần mềm cụ thể, thì bạn cần chứng tỏ khả năng thành thạo của bản thân trong bài kiểm tra. Ví dụ, nếu công việc yêu cầu bạn biết cách sử dụng Excel, bạn có thể được giao và thực hiện các công việc mẫu liên quan đến việc sử dụng chương trình đó.[12]
- Nếu cần mài giũa kỹ năng phần mềm trước bài kiểm tra, bạn có thể tự thực hành một vài công việc mẫu sao cho bạn sẽ cảm thấy tự tin khi sử dụng chương trình này trong bài kiểm tra.
- Tìm kiếm một số hướng dẫn trực tuyến nếu bạn cần làm mới bộ nhớ của mình về chương trình phần mềm này.
-
6Tạo môi trường tích cực cho bài kiểm tra. Nếu đang thực hiện bài kiểm tra tại nhà, bạn hãy tránh xa những vật dụng gây xao lãng, như tivi. Bạn nên tập trung vào bài kiểm tra đánh giá này. Nếu đang thực hiện bài kiểm tra tại văn phòng, hãy mang theo chai nước hoặc bất cứ thứ gì bạn cần để cảm thấy thoải mái.
-
7Giữ bình tĩnh khi trả lời câu hỏi. Hít thở sâu nếu bạn thấy căng thẳng. Nếu bạn không nghĩ ra câu trả lời cho câu hỏi nào đó, hãy quay lại câu hỏi đó sau khi hoàn thành xong phần còn lại của bài kiểm tra. Cố gắng không để bản thân lo lắng về việc bạn sẽ nhận được công việc này hay không, thay vào đó hãy tập trung trả lời câu hỏi tốt nhất có thể.
-
8Đọc câu hỏi cẩn thận. Đừng chỉ lướt qua câu hỏi và cho rằng bạn hiểu chúng hoàn toàn. Nếu có câu hỏi nào đó khiến bạn mơ hồ, hãy đọc lại thêm lần nữa. Nếu bạn đọc câu hỏi nhiều lần mà vẫn không hiểu gì, cố gắng hết sức để đoán và quay trở lại câu hỏi đó nếu có thời gian.[13]Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ https://www.careercloud.com/news/2015/2/21/how-to-pass-a-pre-employment-assessment
- ↑ https://www.careercloud.com/news/2015/2/21/how-to-pass-a-pre-employment-assessment
- ↑ http://www.careertalkpro.com/employment-assessment-test-part-1/
- ↑ https://www.linkedin.com/pulse/how-pass-job-assessment-tests-kathy-bernard
- ↑ https://www.linkedin.com/pulse/how-pass-job-assessment-tests-kathy-bernard
- ↑ http://www.careertalkpro.com/employment-assessment-test-part-2/
- ↑ http://www.careertalkpro.com/employment-assessment-test-part-2/
- ↑ http://www.careertalkpro.com/employment-assessment-test-part-2/
- ↑ https://www.linkedin.com/pulse/how-pass-job-assessment-tests-kathy-bernard
- ↑ https://www.linkedin.com/pulse/how-pass-job-assessment-tests-kathy-bernard
- ↑ https://www.linkedin.com/pulse/how-pass-job-assessment-tests-kathy-bernard
- ↑ https://www.cityofchicago.org/content/dam/city/depts/dhr/general/Preparing_for_City_of_Chicago_Employment_Tests.pdf
- ↑ https://www.linkedin.com/pulse/how-pass-job-assessment-tests-kathy-bernard