Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.
Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Có 16 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Nếu bạn thấy đất vườn nhà mình bốc mùi hăng như mùi amoniac, có lẽ bạn đang tự hỏi không biết nguyên nhân từ đâu. Đừng lo – đây là một vấn đề rất phổ biến trong làm vườn và bạn có thể tự khắc phục được! Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc thường gặp nhất về việc vì sao đất có mùi lạ. Chúng tôi cũng sẽ mách cho bạn cách để loại bỏ mùi khó chịu trong đất và cải thiện chất lượng đất.
Các bước
Question 1 của 6:Nguyên nhân nào khiến cho đất có mùi amoniac?
-
1Đất có độ thoát nước kém thường tích tụ mùi amoniac. Nếu đất không thoát nước tốt, nó sẽ nhanh chóng ngập nước. Đất đẫm nước là môi trường hoàn hảo cho các vi khuẩn yếm khí sinh sôi, và điều này thường làm cho đất có mùi amoniac.[1]
- Để kiểm tra độ thoát nước trong vườn, bạn có thể đào một hố đất 30x30x30 cm và đổ nước vào. Nếu nước ngấm hết vào đất trong 3 tiếng trở lại thì nghĩa là đất có độ thoát nước tốt, và có thể là có nguyên nhân khác gây ra mùi amoniac.[2]
-
2Việc tưới quá nhiều nước hoặc mưa nhiều có thể khiến cho đất có mùi amoniac. Đất có độ thoát nước trung bình vẫn có thể bị úng nước và bốc mùi nếu nước đổ vào quá nhiều. Nếu đất không có cơ hội nào để khô đi, nó sẽ dần dần có mùi như mùi amoniac.[3]
-
3Đất thiếu ô xy cũng có thể bốc mùi như mùi amoniac. Đất không có đủ lượng ô xy được gọi là đất “yếm khí”. Sự thiếu ô xy có thể gây ra nhiều vấn đề, và tất cả đều có thể góp phần gây ra mùi khó chịu trong đất.[4] Đất yếm khí thường có một vài (hoặc tất cả) các đặc tính sau:
- Nặng, dẻo hoặc có màu xám cho thấy có lượng lớn đất sét trong đất
- Cứng, chặt và khó xới cho thấy đất bị nén chặt
- Có nước đọng và luôn luôn ướt cho thấy độ thoát nước kém[5]
Quảng cáo
Question 2 của 6:Tôi có thể khắc phục đất có mùi amoniac bằng cách nào?
-
1Bổ sung chất cải tạo đất hữu cơ để cái thiện độ thoát nước hoặc xới đất bị nén chặt. Các chất cải tạo đất hữu cơ có xơ như rêu than bùn, vỏ bào, vỏ cây và rơm là hiệu quả nhất cho đất nặng, nén chặt hoặc úng nước.[6] Bắt đầu bằng cách rải lên mặt đất một lớp chất cải tạo đất mà bạn đã chọn dày khoảng 5-8 cm. Bước tiếp theo là dùng máy xới, xẻng hoặc chĩa làm vườn trộn vào đất. Tốt nhất là bạn nên điều chỉnh đất 3-6 tuần trước khi bắt đầu trồng trọt.[7]
-
2Giảm tần suất tưới nếu đất có độ thoát nước tương đối tốt và không bị nén chặt. Nếu đất có độ thoát nước khá tốt, bạn nên giảm tần suất tưới. Nói chung, lượng nước nên tưới là cứ 8 ngày tưới khoảng 10 cm nước.[10] Nếu có cây trồng trên đất thì rễ cây sẽ hút nước nhanh hơn, vì vậy bạn sẽ cần tưới thường xuyên hơn. Bạn có thể thử nghiệm với các cách sau:
- Đào một hố đất 30x30x30 cm trước khi tưới nước. Nếu thấy đất ướt rõ rệt, hãy khoan tưới trong vài ngày.
- Đổ nước vào hố để kiểm tra độ thoát nước. Nếu nước không được thấm hút trong 3 tiếng trở lại thì nghĩa là đất bị úng nước. Lúc này bạn hãy khoan tưới nước.[11]
- Dùng máy đo lượng mưa ở nơi có khí hậu ẩm ướt. Bạn chỉ cần cắm máy đo lượng mưa vào đất và kiểm tra chỉ số định kỳ để biết có cần tưới thêm nước không.[12]
Quảng cáo
Question 4 của 6:Vì sao cây trồng trong chậu của tôi có mùi như amoniac?
-
1Cây cối trồng trong chậu đôi khi có mùi như amoniac nếu bạn tưới quá thường xuyên. Đất úng nước là môi trường tốt cho vi khuẩn yếm khí sinh sôi và gây bốc mùi trong đất. Phương pháp thử đơn giản bằng cách sờ vào đất có thể giúp bạn tránh tưới quá nhiều cho cây trồng trong chậu.[14]
- Để thực hiện phép thử, bạn chỉ cần chọc ngón tay xuống đất sâu khoảng 2,5 cm. Nếu thấy đất còn ẩm thì bạn đừng tưới vội. Hãy cho đến khi sờ vào thấy đất khô hẵng tưới.
-
2Chậu có độ thoát nước kém có thể khiến mùi amoniac phát sinh. Kiểm tra dưới đáy chậu cây xem có các lỗ thoát nước không. Nếu chậu cây không có lỗ thoát nước nào hoặc nếu các lỗ thoát nước quá nhỏ, nước sẽ không thể thoát được đúng mức. Điều này có thể gây ra mùi hôi thối và có thể dẫn đến các bệnh của cây như bệnh thối rễ.[15]
-
3Đất có kết cấu chặt có thể khiến cho cây trồng trong chậu có mùi như amoniac. Bạn nên tránh dùng đất vườn hoặc các hỗn hợp đất có kết cấu chặt khác để trồng cây trong chậu. Các hỗn hợp đất trồng cây nhẹ là tốt nhất cho cây trồng trong chậu vì nó duy trì được độ tơi xốp (không bị nén chặt theo thời gian) và thoát nước tốt (giúp ngăn ngừa úng nước).[16]Quảng cáo
Question 5 của 6:Tôi cần làm gì để khắc phục cây trồng trong chậu có mùi khó chịu?
-
1Trồng lại cây vào hỗn hợp đất trồng cây trong chậu loại nhẹ. Tìm hỗn hợp trồng cây không chứa đất được trộn từ rêu than bùn, đá vermiculite và/hoặc đá trân châu. Các hỗn hợp trồng cây không chứa đất có đặc tính nhẹ, xốp và rất phù hợp cho việc trồng cây trong chậu.[17] Thậm chí bạn có thể tự trộn rêu than bùn và đá vermiculite (hoặc đá trân châu) với tỷ lệ bằng nhau thành hỗn hợp trồng cây.[18]
-
2Dùng chậu cây có nhiều lỗ thoát nước hơn. Chọn chậu trồng cây có các lỗ thoát nước dưới đáy hoặc ở thành chậu. Nếu lỗ thoát nước nằm dưới đáy chậu, bạn nhớ nâng chậu cây cao hơn một chút cho dễ thoát nước. Nếu chậu trồng cây phải đặt sát mặt đất (hoặc các bề mặt phẳng khác như bàn hoặc kệ), nó cần phải có các lỗ thoát nước ở thành chậu (thay vì dưới đáy).[19]
- Nếu không muốn trồng lại cây, bạn cũng có thể khoan thêm các lỗ thoát nước dưới đáy hoặc trên thành chậu trồng cây.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://compost.css.cornell.edu/odors/ammonia.html
- ↑ https://agrilife.org/treecarekit/tree-identification-selection/identification-of-and-corrective-action-for-poorly-drained-soils-in-the-landscape/
- ↑ https://aggie-horticulture.tamu.edu/earthkind/landscape/dont-bag-it/chapter-1-the-decomposition-process/
- ↑ https://ohioline.osu.edu/factsheet/SAG-19
- ↑ https://hort.ifas.ufl.edu/woody/poor-soil.shtml
- ↑ https://sswm.info/sites/default/files/reference_attachments/DAVIS%20and%20WILSON%202005%20Choosing%20a%20Soil%20Amendment.pdf
- ↑ https://gardeningsolutions.ifas.ufl.edu/care/fertilizer/organic-matter.html
- ↑ https://agrilife.org/treecarekit/tree-identification-selection/identification-of-and-corrective-action-for-poorly-drained-soils-in-the-landscape/
- ↑ https://www.purdue.edu/hla/sites/yardandgarden/resist-the-urge-to-work-wet-soil/
- ↑ https://extension.oregonstate.edu/news/soil-texture-determines-how-much-how-often-water
- ↑ https://agrilife.org/treecarekit/tree-identification-selection/identification-of-and-corrective-action-for-poorly-drained-soils-in-the-landscape/
- ↑ https://apnews.com/article/gardening-lifestyle-3f8e1f54509e989b68e3e4bd3f022157
- ↑ https://www.nrcs.usda.gov/wps/portal/nrcs/detail/ky/soils/health/?cid=nrcseprd376407
- ↑ https://mgsantaclara.ucanr.edu/garden-help/container-gardening/#watering_for_containers
- ↑ https://content.ces.ncsu.edu/extension-gardener-handbook/18-plants-grown-in-containers
- ↑ http://chemung.cce.cornell.edu/resources/container-gardening
- ↑ http://chemung.cce.cornell.edu/resources/container-gardening
- ↑ https://extension.psu.edu/homemade-potting-media
- ↑ http://chemung.cce.cornell.edu/resources/container-gardening
- ↑ https://soiltest.uconn.edu/factsheet_5_949296652.pdf