Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu Google Chrome tự động chặn một trang web, nguyên nhân có thể là vì Google nhận thấy đây là trang web không an toàn, hoặc công ty hay trường học của bạn đã chặn truy cập trang web đó, nên bạn cần truy cập một cách thận trọng.[1] Đây là bài viết hướng dẫn cách truy cập trang web bị chặn trong Chrome bằng việc thực hiện các bước phổ biến để vượt qua thiết lập chặn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Truy cập trang web bị chặn trên Chrome

  1. 1
    Mở Chrome và truy cập trang web bị chặn. Thao tác này chỉ cho phép bạn truy cập trang web chưa bị chặn trên hệ thống mạng, mà chỉ bị Chrome đánh dấu là không an toàn.
    • Khi truy cập trang web bị chặn bằng Chrome, bạn sẽ thấy trang cảnh báo rằng đây là trang web không an toàn.
  2. 2
    Nhấp vào Advanced (Nâng cao). Đây là lựa chọn ở bên dưới góc trái nội dung cảnh báo.
  3. 3
    Nhấp vào Proceed to [website] (Truy cập [trang web]). Địa chỉ đầy đủ của trang web mà bạn muốn truy cập sẽ hiển thị tại đây.
    • Nếu bạn muốn tắt cảnh báo "Not Secure" (Không an toàn), hãy mở chrome://flags và tìm "Secure" bằng thanh tìm kiếm ở phía trên trình duyệt. Bật lựa chọn "Insecure origins treated as secure" (Nguồn không an toàn được xem như an toàn) nếu nó đã bị vô hiệu hóa. Sau khi khởi động lại trình duyệt, bạn không còn nhận được cảnh báo nếu trang web bị cho là không an toàn.[2]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Thực hiện các cách cơ bản để truy cập trang bị chặn

  1. 1
    Tìm hiểu hiệu quả của các cách này. Nếu trang web mà bạn muốn truy cập bị chặn trên máy tính, bạn có thể truy cập nó bằng cách sử dụng phiên bản di động của trang web, địa chỉ IP hoặc Google Translate. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không thể truy cập trang web bị chặn bằng kết nối mạng Internet của mình, hãy sử dụng VPN.
    • VPN thường khó cài đặt trên máy tính bị kiểm soát (chẳng hạn như máy tính tại thư viện, trường học hoặc nơi làm việc); tuy nhiên, nếu sử dụng máy tính cá nhân cho công việc, bạn vẫn có thể cài đặt VPN trong khi sử dụng mạng không dây của mình.
  2. 2
    Sử dụng phiên bản di động của trang web. Nhiều trang web, chẳng hạn như Facebook và Youtube có phiên bản di động được truy cập bằng cách nhập thêm "m." vào giữa phần "www." của địa chỉ và tên trang web. Nhiều dịch vụ chặn không chặn phiên bản di động của các trang web bị chặn.
    • Ví dụ, bạn sẽ truy cập phiên bản di động của Facebook bằng cách nhập "https://www.m.facebook.com/" vào trình duyệt.
  3. 3
    Tìm kiếm địa chỉ IP của trang web thay vì địa chỉ thông thường. Bạn có thể tìm địa chỉ IP của trang web (địa chỉ gồm các chữ số) trên mọi nền tảng máy tính phổ biến, sau đó bạn sẽ nhập địa chỉ IP vào thanh địa chỉ URL của trình duyệt như khi bạn nhập địa chỉ thông thường (chẳng hạn như "https://www.google.com/").
    • Cách này không áp dụng được cho mọi trang web, vì một số dịch vụ ẩn địa chỉ IP, và số khác sử dụng nhiều địa chỉ IP không đáng tin cậy.
    • Nếu bạn không thể truy cập Command Prompt (Windows) hoặc Terminal (Mac) trên máy tính có các trang web bị chặn, bạn có thể dùng máy tính cá nhân có kết nối mạng không bị giới hạn để tìm địa chỉ IP và sử dụng địa chỉ trên máy tính bị chặn.
  4. 4
    Sử dụng Google Translate. Phương pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng nó là lựa chọn thay thế đơn giản cho việc sử dụng trang proxy hoặc trình duyệt phiên bản gọn nhẹ:
    • Truy cập https://translate.google.com/ bằng trình duyệt.
    • Nhập địa chỉ trang web vào ô nhập văn bản bên trái.
    • Chọn ngôn ngữ khác ngôn ngữ gốc của trang web tại ô bên phải.
    • Nhấp vào đường dẫn của trang web trong ô bên phải.
    • Nhấp vào đường dẫn "Go to [Website]" (Truy cập [trang web]) ở bên trái trang nếu trang web không tải ngay lập tức.
    • Nhấp vào Translate (Dịch) khi được hỏi.
    • Duyệt web.
  5. 5
    Sử dụng Wayback Machine để duyệt các trang được lưu trữ. Trang Wayback Machine cho phép bạn duyệt các phiên bản cũ của trang web mà không thật sự truy cập trang web đó. Việc này sẽ không hữu ích khi bạn muốn xem bảng tin Facebook, nhưng bạn có thể dùng Wayback Machine để xem nguồn tìm kiếm bị chặn và thông tin tương tự.
    • Truy cập https://archive.org/web/ bằng trình duyệt của máy tính.
    • Nhập địa chỉ trang web vào trường nhập dữ liệu ở gần đầu trang.
    • Nhấp vào BROWSE HISTORY (Duyệt lịch sử).
    • Chọn một ngày cụ thể.
    • Xem kết quả.
  6. 6
    Sử dụng VPN trên máy tính cá nhân. Virtual Private Networks (Mạng riêng ảo, viết tắt là VPN) là dịch vụ mà bạn luôn có thể bật để chuyển lưu lượng internet qua nhiều máy chủ tại các quốc gia hoặc địa điểm khác nhau. Đây là cách hiệu quả để ẩn mọi hoạt động của bạn trên Internet, đồng thời cho phép bạn lướt web và sử dụng dịch vụ thường bị chặn tại nơi của bạn.
    • Hầu hết VPN đều thu phí, nhưng một số VPN - chẳng hạn như Hotspot Shield, có phiên bản miễn phí.
    • Để VPN không bị nhận diện, bạn phải bật nó mỗi khi sử dụng mạng.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Chuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PC
Khiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hackKhiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hack
Chụp ảnh bằng camera trên laptopChụp ảnh bằng camera trên laptop
Hack Máy tínhHack Máy tính
Lấy dữ liệu từ trang tính khác trên Google Sheets (PC hoặc Mac)Lấy dữ liệu từ trang tính khác trên Google Sheets (PC hoặc Mac)
Sao chép và dánSao chép và dán
Tìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDFTìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDF
Xóa bỏ phông nền trong Adobe IllustratorXóa bỏ phông nền trong Adobe Illustrator
Kết nối tai nghe Bluetooth với máy tínhKết nối tai nghe Bluetooth với máy tính
Kết nối PC với TV mà không cần dâyKết nối PC với TV mà không cần dây
Đổi ngôn ngữ trên máy tínhĐổi ngôn ngữ trên máy tính
Sao chép và dán ảnhSao chép và dán ảnh
Khởi động máy tínhKhởi động máy tính
Gỡ bỏ Chế độ Write Protection trên Thẻ nhớGỡ bỏ Chế độ Write Protection trên Thẻ nhớ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 4.414 lần.
Chuyên mục: Máy tính
Trang này đã được đọc 4.414 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo