Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Có rất nhiều người khát khao trở thành tỉ phú, nhưng không có nhiều người quyết tâm đủ lớn để đạt được mục tiêu đó. Trong thế giới mà cái từ tỉ phú giờ đây đã trở thành một mục tiêu mới cho giới nhà giàu, việc trở thành tỉ phú là một khả năng có thực đối với nhiều người bình thường, và hầu như điều đó chỉ xoay quanh vấn đề về kỹ năng quản lý giỏi, suy nghĩ hợp lý và dự phòng rủi ro.

Phần 1
Phần 1 của 3:
Chuẩn bị để thành công

  1. 1
    Đặt ra những mục tiêu cụ thể. Chuẩn bị kỹ lưỡng là yếu tố thiết yếu khi nói đến những nỗ lực lớn như trở thành tỉ phú. Tất cả bắt đầu bằng việc đặt ra những mục tiêu cụ thể và có tính định lượng để bạn luôn hướng theo đó.[1]
    • Chẳng hạn bạn muốn đạt được mục tiêu trở thành tỉ phú trước tuổi 30.
    • Hoặc có thể mục tiêu đầu tiên của bạn là thoát cảnh nợ nần trong hai năm nữa.
    • Chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn dễ đạt được. Ví dụ, nếu một trong các mục tiêu của bạn là có một doanh nghiệp ăn nên làm ra sau một năm thì mục tiêu ban đầu là phát triển chi tiết mô hình kinh doanh trong tháng đầu tiên.
  2. 2
    Chuẩn bị nền tảng kiến thức tốt. Mặc dù có nhiều hình mẫu về triệu phú hay tỉ phú đô la chưa bao giờ tốt nghiệp đại học, nhưng số liệu thống kê cho thấy có mối liên hệ giữa trình độ học vấn và sự giàu có. Trình độ học vấn càng cao thì cơ hội càng đến với bạn nhiều hơn, và khả năng bạn trở thành tỉ phú sẽ cao hơn.[2]
  3. 3
    Chăm sóc sức khỏe. Việc kiếm tiền và đưa ra các quyết định sáng suốt để tạo ra nhiều tiền hơn đòi hỏi bạn phải có sức khỏe tốt. Hãy giữ sức khỏe, ăn uống lành mạnh và chăm sóc thân thể. Chính sức khỏe sẽ cung cấp cho bạn nguồn năng lượng và tài nguyên cần thiết để theo đuổi quyết tâm trở thành tỉ phú.[3]
  4. 4
    Hãy luôn kiên cường. Để thành công, bạn phải có khả năng đứng dậy sau mỗi thất bại. Sẽ có nhiều thất bại trên con đường bạn tìm cách tốt nhất để kiếm thật nhiều tiền. Đây không phải là vấn đề về tiền lương thông thường hay việc hoàn thành yêu cầu hằng ngày của cấp trên. Để trở thành tỉ phú, bạn phải sẵn sàng đưa ra những quyết định mà không phải lúc nào cũng thành công, nhưng nếu bạn không chấp nhận rủi ro thì khả năng thành công cũng không thể trở thành hiện thực.[4]
  5. 5
    Kiểm tra sự tự tin của bạn. Nếu bạn đang thiếu tự tin thì đây là thời điểm để thay đổi. Lòng tự trọng và sự tự tin cao là các đặc điểm tính cách cần thiết và có lợi cho bạn. Tuy nhiên, bạn không nên để điều này cản đường mình. Bạn có thể giả vờ cho đến khi thật sự tự tin, và bạn càng luyện tập nhiều để tỏ ra tự tin thì tính cách đó sẽ càng hình thành sớm hơn ở bạn.[5]
  6. 6
    Đọc lời khuyên của những người đã thành công. Học hỏi kinh nghiệm của người thành công không bao giờ có hại, nhưng tránh để mình sa lầy trong giai đoạn lên kế hoạch và chuẩn bị. Bước đi quan trọng nhất là phải hành động. Tuy nhiên, bạn hãy dành ít thời gian đọc lời khuyên của các tỉ phú. Một số cuốn sách phù hợp để đọc là:
    • Người hàng xóm tỉ phú (2004) và Đừng ra vẻ ta đây giàu có: Hãy sống như một tỉ phú thực sự (2009) của Thomas J Stanley.
    • Danh mục đầu tư nhàn rỗi (The Gone Fishin' Portfolio) của Alexander Green.
  7. 7
    Tìm người hướng dẫn có kinh nghiệm để xin lời khuyên. Làm quen với nhiều người đã là tỉ phú. Bạn có thể tìm thấy họ ở nhiều nơi, thậm chí còn có câu lạc bộ trực tuyến để bạn có thể nhờ một tỉ phú hướng dẫn riêng cho bạn cách kiếm tiền trong nhiều lĩnh vực.
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 3:
Quản lý tiền

  1. 1
    Ngừng tiêu tiền và sống tiết kiệm. Đây là yếu tố then chốt để trở thành tỉ phú. Bất kể bạn đang giữ tiền trong tài khoản hay đang chi tiêu rộng tay, bạn không thể làm cả hai việc này nếu muốn trở thành tỉ phú. Đa số các tỉ phú (giá trị tài sản ròng là 20 - 200 tỉ đồng) đều sống thanh đạm và chi tiêu hợp lý, không tiêu xài hoang phí.[6] Việc quản lý tiền bao gồm:
    • Chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được. Một nguyên tắc chung đó là chi tiêu không quá một phần ba tiền lương hằng tháng vào tiền thuê nhà.
    • Mua quần áo tốt nhưng không thanh toán những cái giá trên trời. Một bộ trang phục dưới 2 triệu đồng là ổn.
    • Đeo đồng hồ, đồ trang sức và phụ kiện không tốn nhiều tiền.
    • Đừng thu thập thật nhiều đồ.
    • Mua một chiếc xe thương hiệu phổ thông, có thể chạy tốt nhưng giá cả phải chăng.
    • Tránh các thương hiệu lớn và xa xỉ.
    • Ngừng so sánh bản thân với người khác và đừng cố gắng đuổi kịp họ bằng cách chi tiền.
  2. 2
    Làm quen với tài khoản tiết kiệm. Nếu bạn quen tiêu tiền thả ga qua thẻ tín dụng và không tiết kiệm được bao nhiêu, suốt cuộc đời bạn sẽ khó có thể trở thành tỉ phú. Bắt đầu bằng việc mở một tài khoản tiết kiệm, đơn giản chỉ để giữ tiền và định kỳ gửi thêm vào đó. Tài khoản này khác với tài khoản tiết kiệm hằng ngày mà bạn sử dụng để thanh toán hóa đơn, và bạn nên chọn loại tài khoản có lãi suất cao hơn các tài khoản tiết kiệm thông thường.[7]
    • Lập tài khoản tiết kiệm là một trong nhiều cách để bạn có thể chuẩn bị tiền phục vụ cho mình. Số tiền gửi ban đầu sẽ tăng lên bất kể bạn có gửi thêm vào hay không. Tìm hiểu các loại tài khoản khác nhau, bao gồm những tài khoản như IRA (tài khoản hưu trí cá nhân).
    • Việc tiết kiệm yêu cầu bạn phải có tinh thần tự giác. Dành thời gian giải quyết các thói quen xấu khiến bạn phá vỡ kỷ luật của bản thân. Tập trung vào những gì bạn có thể đạt được bằng cách tiết kiệm thay vì tích trữ đồ đạc hay khoe khoang cách tiêu dùng gây chú ý của mình.
  3. 3
    Đầu tư vào cổ phiếu. Nếu bạn thích đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ thì nên mua cổ phiếu của các công ty mà bạn đang sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Một trong những cách tốt nhất để đầu tư vào cổ phiếu riêng lẻ là thông qua câu lạc bộ đầu tư; bạn nên cân nhắc thành lập một câu lạc bộ với bạn bè của mình. Tuy nhiên, bất kể bạn chọn mua cổ phiếu bằng cách nào, đầu tiên hãy xin những lời khuyên thật sự hợp lý và đáng tin cậy về tài chính. Hãy tìm hiểu kỹ về người tư vấn tài chính đó - ban đầu nên kiểm tra uy tín và thành tựu họ đạt được.[8]
    • Các khoản đầu tư vào cổ phiếu mạnh có thể sinh lời chậm và ít hấp dẫn hơn các cổ phiếu khác, nhưng về lâu dài chúng an toàn hơn.
  4. 4
    Đầu tư vào quỹ tương hỗ. Quỹ tương hỗ là quỹ đầu tư của các khoản đầu tư khác. Khi bạn sở hữu một quỹ tương hỗ thì có nghĩa bạn sở hữu chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, tiền mặt) trong quỹ đó. Đối với quỹ tương hỗ, bạn sẽ gom tiền cùng với các nhà đầu tư khác và đa dạng hóa khoản đầu tư của mình.
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 3:
Tham gia kinh doanh

  1. 1
    Khi quyết định kinh doanh, bạn hãy nhìn những gì người ta cần, không nhất thiết là điều bạn muốn. Sẽ luôn có những việc mà người khác cần thuê bạn làm, và họ muốn bạn làm tốt, những việc như tiêu hủy rác thải, tạo ra năng lượng, cung cấp sản phẩm cho nền công nghiệp chăm sóc sức khỏe và các nền công nghiệp đang lụi tàn v.v... Ngoài ra, bạn không nên xem nhẹ sự tin tưởng của khách hàng. Chọn một ngành kinh doanh cung cấp cho người ta những gì họ thật sự cần và sẵn sàng nỗ lực để giúp sản phẩm, dịch vụ của mình trở nên tốt nhất, giá thành hợp lý hoặc độc đáo.[9]
  2. 2
    Khởi nghiệp với chi phí tiết kiệm. Người ta thường quan tâm nhiều đến việc "tạo ra hình ảnh cho doanh nghiệp". Tuy nhiên, việc này sẽ không có nhiều ích lợi nếu bạn phải đầu tư rất nhiều để đạt được nhưng lại thiếu khách hàng để bù đắp vào. Hãy mua một bộ quần áo sang trọng để mặc hằng ngày và giúp bạn cảm thấy tự tin khi gặp gỡ mọi người, nhưng phải đặc biệt cẩn thận với cách bố trí văn phòng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc kinh doanh. [10] Một số ý tưởng có ích trong giai đoạn khởi nghiệp là:
    • Cân nhắc thuê văn phòng do người khác cung cấp nội thất, vệ sinh sạch sẽ và được chia sẻ chi phí. Chỉ thuê văn phòng với thời gian cần thiết để giảm chi phí.
    • Nếu bạn có văn phòng riêng thì nên thuê đồ nội thất hay mua đồ giá rẻ tại các buổi đấu giá.
    • Thuê bất kì thứ gì cần phải được nâng cấp thường xuyên, máy vi tính chắc chắn nằm trong nhóm này.
    • Kiểm soát chặt chẽ chi phí nhân sự ngay từ đầu.
    • Đi máy bay với vé giá rẻ. Bạn cũng có thể dùng Skype và các hình thức họp trực tuyến khác để tránh phải đi máy bay.
    • Quan tâm đến môi trường và luôn tắt những thiết bị không sử dụng. Bảo vệ hành tinh xanh và giảm chi phí cho bạn.
  3. 3
    Giám sát dòng tiền trong doanh nghiệp một cách bao quát. Đây là lúc mà sự ám ảnh với dòng tiền là một phẩm chất tốt của bạn. Mỗi đồng đều có ý nghĩa, và nếu nó không nằm trong tài khoản của bạn hoặc không được thu về cho doanh nghiệp thì sẽ rơi vào túi người khác.[11]
    • Đừng hờ hững với sự tồn vong của doanh nghiệp. Luôn luôn chú ý những việc không hoạt động hiệu quả và khắc phục ngay khi có cơ hội.
    • Đừng lơ là với những thứ tầm thường nhưng thiết yếu khi điều hành một doanh nghiệp, như phiếu chấm công, tiền chi tạp phí, hóa đơn v.v... Làm các công việc này đều đặn hoặc thuê ai đó cả khả năng xử lý chúng.
    • Xử lý nợ xấu ngay khi nó xuất hiện. Nợ sẽ không biến mất, do đó bạn càng đối mặt sớm với nó càng tốt.
  4. 4
    Tìm lĩnh vực kinh doanh tối ưu. Chỉ có ba lời khuyên cho bạn về vấn đề này. Đầu tiên, biết điểm mạnh của riêng bạn, hoặc tối thiểu là lĩnh vực mà bạn có thể đưa giá trị riêng của mình vào đó. Sau đó là tìm thị trường hoặc phân khúc khách hàng muốn những gì bạn cung cấp. Cuối cùng, bạn phải chắc chắn họ sẽ trả tiền cho những gì bạn cung cấp.
  5. 5
    Xác lập thương hiệu. Nói tóm lại, thương hiệu chính là niềm tin của người khác về bạn và doanh nghiệp của bạn. Khách hàng muốn làm việc với ai đó hay công ty nào đó mà họ tin là có thể giải quyết vấn đề của họ. Bạn phải làm sao để họ xem bạn là giải pháp đối với vấn đề của họ.
  6. 6
    Xây dựng hình mẫu doanh nghiệp. Bạn phải xây dựng hình mẫu doanh nghiệp với độ tin cậy cao hay độ thuận tiện cao. Nếu chọn độ tin cậy cao thì bạn sẽ có ít khách hàng sẵn sàng trả nhiều tiền. Bạn cần có 100 khách hàng với mỗi người trả 200 triệu để thu về 20 tỉ. Nếu chọn độ thuận tiện cao thì bạn sẽ có nhiều khách hàng sẵn sàng trả cho bạn số tiền nhỏ. Bạn cần có 100.000 khách hàng với mỗi người trả 200 nghìn để thu về 20 tỉ.
  7. 7
    Xác định chiến thuật rút lui. Cách đơn giản nhất để kiếm 20 tỉ đồng là tạo ra một doanh nghiệp hay khối tài sản có thể bán được. Người ta thường chấp nhận trả hai lần số tiền lãi hằng năm để mua một doanh nghiệp. Điều đó có nghĩa một doanh nghiệp có lãi 10 tỉ mỗi năm thì có thể bán với giá 20 tỉ. Từ đó suy ra doanh nghiệp này có thể kiếm được hơn 800 triệu mỗi tháng.
  8. 8
    Tăng lợi nhuận từ số khách hàng hiện hữu. Cách nhanh nhất để tăng thu nhập là bán nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn cho các khách hàng hiện hữu. Tìm cách nâng cao giá trị hàng hóa, dịch vụ và cung cấp cho cơ sở khách hàng hiện hữu.
  9. 9
    Xây dựng mô hình kinh doanh và tăng quy mô. Đây là bí quyết chính để phát triển thu nhập một cách thần tốc. Nếu bạn tạo ra một sản phẩm có giá bán 2 triệu đồng, và bạn biết cứ 1 triệu đồng chi vào quảng cáo sẽ giúp bạn bán được một sản phẩm, vậy là bạn đã có một mô hình thành công, miễn là bạn tìm được một thị trường lớn. Bạn chỉ cần tăng quy mô kinh doanh.
  10. 10
    Thuê người giỏi. Một trong những cách hay nhất để doanh nghiệp có thu nhập 1 tỉ đồng mỗi năm tăng lên hàng chục tỉ là thuê người giỏi. Đây là lý do tất cả các tập đoàn lớn đều tập trung vào việc xây dựng đội ngũ nhân viên và ban lãnh đạo. Cách duy nhất để có một đội ngũ giỏi là phải có một lãnh đạo tuyệt vời.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đọc sách. Hiểu biết nhiều sẽ giúp bạn nhận thức được điều gì là khả thi, và bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn.
  • Đừng quá tập trung vào việc kiếm tiền mà quên mất cuộc sống!
  • Giúp đỡ người khác. Học cách sống có trách nhiệm để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho những người xung quanh. Việc đó sẽ mang lại nhiều điều tốt cho bạn. Bạn cũng có thể nhận lại một phần số tiền quyên góp cho từ thiện thông qua hình thức khấu trừ thuế.
  • Kết bạn với những người khác với bạn. Họ có thể là nguồn cảm hứng lớn lao và là kim chỉ nam cho bạn nếu bạn sẵn sàng tiếp nhận các quan điểm khác.
  • Tìm một "hệ thống" đáng tin cậy đã giúp nhiều người trở thành tỉ phú. Hiện nay năm lĩnh vực hàng đầu tạo ra tỉ phú là: tiếp thị công nghệ - internet, tiếp thị trực tiếp, kinh doanh tại gia, phân phối sản phẩm và đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư / phát triển địa ốc).
  • Nếu được, hãy tận dụng tối đa quỹ hưu trí của bạn do chính phủ cấp hay do công việc của bạn mang lại. Sau đó gửi hết số tiền vào một tài khoản như tài khoản Roth IRA.
  • Đừng bao giờ đầu tư nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chấp nhận mất. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn mới khởi nghiệp. Bạn càng già dặn và có kinh nghiệm thì càng ít khả năng bạn phải đối mặt với rủi ro, hoặc cách đối phó với rủi ro sẽ càng tốt hơn.
  • Đừng sử dụng thẻ tín dụng nhiều, việc chi tiêu vô độ sẽ quay lại ám ảnh bạn và có thể khiến bạn lâm vào cảnh nợ nần. Làm một thẻ ghi nợ để mua sắm hằng ngày, chúng thuận thiện hơn khi sử dụng. Chỉ sử dụng thẻ tín dụng cho các trường hợp khẩn cấp và tạo điểm tín dụng tốt.
  • Xem mục tiêu kinh doanh là vì điều gì đó thay vì tiền. Kinh doanh phải là niềm vui. Bạn đang kinh doanh để trở nên giàu có về tài chính, nhưng ít có người giàu nào chỉ theo đuổi mục đích đó.

Cảnh báo

  • Quan tâm đến cả tài sản và những thứ tạo ra tài sản, nghĩa là đừng giết con ngỗng đẻ ra quả trứng vàng, nói cách khác là đừng bỏ bê những thứ giúp bạn trở nên giàu có, ví dụ như sức khỏe.
  • Trên internet có đầy rẫy cạm bẫy. Đừng đầu tư bất kì số tiền nào vào những trang đó cho dù chúng trông có vẻ chính thống.
  • Ngoài việc giữ tiền trong tài khoản tiết kiệm, không có gì bảo đảm bạn sẽ kiếm được tiền từ cổ phiếu. Bạn nên thận trọng với bất kì ai nói điều ngược lại.
  • Chỉ tiết kiệm tiền thì chưa đủ để giúp bạn trở thành tỉ phú.

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhận biết Tiền Đô la Mỹ GiảNhận biết Tiền Đô la Mỹ Giả
Chuyển tiền vào PayPalChuyển tiền vào PayPal
Xử lý trường hợp bị mất ví tiềnXử lý trường hợp bị mất ví tiền
Tính lãi suất hiệu dụngTính lãi suất hiệu dụng
Tính Lợi nhuậnTính Lợi nhuận
Tính phần trăm tăng lươngTính phần trăm tăng lương
Mở tài khoản tại ngân hàng ở Thụy SĩMở tài khoản tại ngân hàng ở Thụy Sĩ
Sống mà không cần tiềnSống mà không cần tiền
Ký Phát Một Tấm SécKý Phát Một Tấm Séc
Tính chi phí biến đổiTính chi phí biến đổi
Làm giàuLàm giàu
Trở thành tỷ phúTrở thành tỷ phú
Tính tỷ lệ lãi suất hàng nămTính tỷ lệ lãi suất hàng năm
Tính Lãi vay phải trảTính Lãi vay phải trả
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 173 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 12.650 lần.
Chuyên mục: Quản lý Tài chính
Trang này đã được đọc 12.650 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo