Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sáng tạo là một kỹ năng mà người ta có thể trau dồi qua thời gian với sự rèn luyện và nỗ lực. Bạn có thể tập trung vào nhiều lĩnh vực để cải thiện khả năng sáng tạo. Hãy học hỏi càng nhiều càng tốt, sẵn sàng đón nhận những ý tưởng và trải nghiệm mới mẻ, thực hiện một số thay đổi trong lối sống như đi bộ nhiều hơn, tập thể dục đều đặn và ngủ đủ giấc để kích thích não phát triển các kỹ năng sáng tạo.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Thử thách bản thân với những bài tập rèn tính sáng tạo

  1. 1
    Thực hiện bài kiểm tra 30 vòng tròn. Bạn có thể làm bài kiểm tra này trong những giờ phút buồn tẻ ở nơi làm việc. Nó sẽ buộc bạn phải suy nghĩ nhanh và sáng tạo. Để bắt đầu, bạn hãy vẽ 30 vòng tròn, và từ các vòng tròn đó vẽ ra càng nhiều hình càng tốt trong vòng 1 phút. Bạn có thể lặp lại bài tập này nhiều lần, mỗi lần cố gắng phá vỡ kỷ lục của mình.[1]
    • Bài kiểm tra 30 vòng tròn sẽ kích thích óc sáng tạo, vì nó buộc bạn phải vận dụng nhiều ý tưởng. Nhiều người có xu hướng tự chỉnh sửa và ngập ngừng tự hỏi không biết điều này có phải là ý hay không. Bài kiểm tra 30 vòng tròn buộc bạn phải nghĩ nhanh và thực hiện ngay các ý tưởng đó mà không bác bỏ chúng.
  2. 2
    Vẽ nguệch ngoạc vào những lúc rỗi rãi. Nhiều người cho rằng vẽ vời nguệch ngoạc là trò tiêu khiển của trẻ con, nhưng thực ra việc này sẽ giúp bạn tăng hiệu suất làm việc. Nó có thể nâng cao tính sáng tạo bằng cách giúp bạn chú tâm hơn vào môi trường xung quanh và tăng khả năng tập trung. Những nét vẽ vô định giúp bạn tập trung trong những hoạt động có thể khiến tâm trí bạn đi lan man. Càng tiếp thu được nhiều thông tin, bạn sẽ càng sáng tạo hơn.[2]
    • Bạn có thể vẽ nguệch ngoạc khi tham gia một hoạt động nào đó mà tâm trí bạn lại trôi dạt đi nơi khác. Ví dụ, nếu bạn nhận thấy mình đang nghĩ vẩn vơ trong cuộc họp tại nơi làm việc, hãy vẽ những đường nét bất kỳ trên giấy. Bạn cũng có thể làm việc này ở trường trong những tiết học chán ngắt.
    • Đem theo một cuốn sổ phác thảo để vẽ khi bạn bắt đầu cảm thấy chán hoặc mất tập trung.
  3. 3
    Viết truyện cực ngắn. Truyện cực ngắn là dạng truyện rất ngắn, thường không quá 100 chữ. Sáng tác truyện cực ngắn là một cách để rèn óc sáng tạo, vì bạn buộc phải kể một câu chuyện trọn vẹn với phần mở đầu, thân truyện và kết truyện mà chỉ gói gọn trong rất ít chữ. Điều này sẽ giúp bạn học cách chuyển tải thông tin cần thiết một cách cô đọng trong một không gian hạn chế.[3]
    • Có nhiều cộng đồng viết truyện cực ngắn trên mạng. Bạn có thể thử gia nhập một cộng đồng, hưởng ứng các phong trào và tham gia các cuộc thi.
  4. 4
    Nghe nhạc. Bạn có thể tìm được cảm hứng sáng tạo chỉ bằng cách nghe nhạc nền. Tiếng nhạc nền có thể giúp bạn chú ý hơn và cải thiện mức độ tập trung. Nhạc cổ điển thường có hiệu quả rất tốt cho khả năng sáng tạo và tập trung.[4]
    • Không phải tất cả các thể loại nhạc đều có tác dụng với mọi người. Mặc dù nhạc cổ điển đem lại hiệu quả đối với nhiều người, nhưng bạn hãy thử nghiệm và tìm loại nhạc nào có thể giúp bạn tập trung và tìm được cảm hứng sáng tạo.
  5. 5
    Làm những món đồ thủ công. Thể hiện tính sáng tạo qua đôi tay cũng đồng nghĩa với việc tiếp nhận thông tin bằng mọi giác quan. Điều này có thể kích thích tư duy sáng tạo. Nếu bạn muốn có cảm hứng sáng tạo hơn, hãy thử nghiệm những hoạt động mà bạn có thể dùng bàn tay để sáng tạo. Hãy thử đan móc, may vá hoặc tìm các hoạt động thủ công khác để tăng tính sáng tạo.[5]
  6. 6
    Chơi trò chơi điện tử. Một số trò chơi điện tử thực sự giúp tăng khả năng sáng tạo. Các trò chơi tương tác đòi hỏi sự vận động, kích thích nhiều giác quan có lợi cho tư duy sáng tạo. Những trò chơi như Wii Tennis (game chơi tennis) hoặc Dance Dance Revolution (game nhảy) đem lại hiệu quả tốt. Bạn nên tránh các trò chơi đòi hỏi phải ngồi lâu.[6]
  7. 7
    Đọc sách nhiều hơn. Đọc sách là một hoạt động tuyệt vời để rèn luyện tính sáng tạo. Bạn hãy tạo thói quen đọc sách thường xuyên. Chọn nhiều thể loại sách và phong cách viết văn để mở rộng tầm nhìn và phát triển khả năng sáng tạo. Hãy cố gắng dành thời gian đọc sách mỗi ngày.[7]
    • Thử tham gia một câu lạc bộ sách. Bạn sẽ được hướng dẫn đọc sách nếu không biết nên bắt đầu với loại sách nào.
    • Làm thẻ thư viện để tiết kiệm tiền mua sách.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Mở rộng kiến thức

  1. 1
    Trau dồi các kỹ năng. Một phần của tính sáng tạo là thành thạo về một lĩnh vực hoặc một chủ đề và nghiên cứu càng nhiều càng tốt về lĩnh vực hay chủ đề đó. Bạn có thể bắt đầu với việc đọc các bài viết và xem các video về đề tài bạn đang quan tâm để thu thập thêm thông tin. Nếu có thể, bạn hãy đăng ký một khóa học nhập môn tại trường đại học của địa phương hoặc trung tâm cộng đồng (chẳng hạn như một lớp học vẽ cho người mới bắt đầu).[8]
    • Tự tìm nguồn cảm hứng bằng cách trải nghiệm các công việc sáng tạo với những người khác trong môi trường mà bạn cảm thấy hứng thú. Ví dụ, nếu đang học vẽ, bạn hãy đến các viện bảo tàng hoặc phòng tranh.
  2. 2
    Đón nhận các trải nghiệm mới mẻ. Những người sáng tạo nhất là những người sẵn sàng tiếp thu nhiều ý tưởng, mở rộng tầm mắt và luôn hiếu kỳ. Bạn đừng chống lại và bác bỏ những thứ không quen thuộc với mình, hãy nắm bắt những cơ hội để chấp nhận các thử thách sáng tạo. Ví dụ, hãy thử tham gia một môn nghệ thuật như nặn tượng đất sét, ngay cả khi bạn cho rằng mình không thích hoặc dở tệ.[9]
  3. 3
    Chơi đùa để nuôi dưỡng óc sáng tạo. Những khoảnh khắc trở về với tuổi thơ sẽ giúp ích cho tính sáng tạo trong bạn vì nó đưa bạn vượt ra khỏi những rào cản của người lớn và mở mang tâm trí. Bạn có thể dùng đồ chơi và các dụng cụ mỹ thuật để kích thích óc tưởng tượng và tạo những mối kết nối mới. Nếu cảm thấy thiếu các ý tưởng sáng tạo, bạn hãy dành thời gian vẽ những hình ảnh kỳ lạ, chơi trò xếp gạch hoặc xếp hình lego.[10]
  4. 4
    Chia sẻ và giảng giải các kiến thức của bạn. Người ta thường nói rằng bạn sẽ nhớ đến 90% những gì mình đã học bằng cách dạy những kiến thức đó cho người khác. Giải thích cho chính mình và cho những người khác những điều vừa học là một cách để bạn củng cố những kiến thức đó. Mỗi khi học một điều gì đó mới mẻ, bạn hãy tự giảng lại cho chính mình trong đầu. Hãy tưởng tượng bạn đang diễn thuyết trong một buổi hội thảo hoặc đang dạy một người nào đó.[11]
    • Nếu cảm thấy đủ tự tin, bạn có thể làm một video về đề tài mà bạn quan tâm và đăng lên mạng, hoặc chia sẻ các kiến thức của mình cho bạn bè hoặc đồng nghiệp.
  5. 5
    Thúc giục bản thân có những ý tưởng mới. Hãy tham gia các hoạt động buộc bạn phải nghĩ ra những ý tưởng mới. Ví dụ, bạn có thể chơi các trò chơi chữ bằng cách viết ra một từ và các từ khác có liên quan. Sử dụng phép suy diễn để tìm ra sự tương đồng giữa hai sự vật dường như không giống nhau để phân tích và kiểm tra những liên tưởng của bạn.[12]
    • Ví dụ, bạn hãy tìm sự giống nhau giữa sách giáo khoa và máy nghe nhạc iPod.
    • Nếu cảm thấy bí ý tưởng, bạn hãy thử chơi các trò chơi đố chữ hoặc tìm kiếm các từ đồng nghĩa trên mạng.
  6. 6
    Dành thời gian để động não. Khả năng sáng tạo đòi hỏi phải luyện tập, vì vậy bạn hãy dành thời gian mỗi ngày rút vào một nơi yên tĩnh hoặc nơi nào đó đem lại cho bạn nguồn cảm hứng để nghĩ ra những ý tưởng mới. Ví dụ, bạn hãy đến một công viên yên tĩnh hoặc ngồi trong thư viện và thả cho đầu óc tự do bay bổng. Viết ra tất cả những ý tưởng (hay hoặc dở) vào sổ tay, lên bảng hoặc trong máy tính mà không ngừng lại để chỉnh sửa hoặc ngẫm nghĩ.[13]
    • Tìm thời gian thích hợp để bạn có thể làm việc này một cách đều đặn. Nếu luôn rảnh rỗi sau bữa tối, bạn hãy dành ra một tiếng đồng hồ để gạt đi mọi thứ gây xao lãng và tìm kiếm những ý tưởng mới.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Thay đổi lối sống

  1. 1
    Giao lưu với nhiều người khác nhau. Để khơi nguồn sáng tạo, bạn hãy giao lưu càng nhiều càng tốt, đặc biệt là với những người không giống bạn. Khi ở bên cạnh những người có trải nghiệm sống và cách nhìn về thế giới khác biệt với mình, bạn sẽ có cơ hội mở mang đầu óc và có cái nhìn tươi mới về những sự việc diễn ra hàng ngày. Để gặp gỡ những người mới, bạn hãy tham dự các sự kiện hoặc tham gia các hoạt động bên ngoài nếp sống bình thường của bạn, và hãy trò chuyện mỗi khi có dịp.[14]
    • Ví dụ, nếu bạn là người ngoại đạo với thế giới nghệ thuật, hãy ghé thăm một phòng tranh hoặc viện bảo tàng và bắt chuyện với một họa sĩ hoặc người bảo trợ ở đó. Bạn có thể mở đầu bằng câu, “Tôi không hiểu biết lắm về lĩnh vực mỹ thuật. Chắc đây là đam mê của anh phải không ạ?”
    • Thử thay đổi lịch sinh hoạt để tăng cơ hội gặp gỡ những người mới.
  2. 2
    Đi dạo mỗi khi có thể. Bạn sẽ có khoảng thời gian suy ngẫm các ý tưởng khi đi dạo, vì đó là lúc bạn có dịp bước ra ngoài và chú tâm vào những ý nghĩ sáng tạo. Những buổi đi dạo cũng cho bạn cơ hội hòa mình với thiên nhiên hoặc môi trường mới, và chúng đều có thể truyền cho bạn cảm hứng sáng tạo. Bạn nên cố gắng mỗi tuần đi dạo vài lần trong ít nhất 15 phút, hoặc đi dạo mỗi ngày khi có thể.[15]
  3. 3
    Tập thể dục. Những buổi tập luyện đều đặn có thể kích thích khả năng sáng tạo vì nó giúp bạn giảm căng thẳng và cải thiện chức năng nhận thức. Bạn hãy thiết lập chế độ tập luyện, cố gắng dành ra 30 phút tập thể dục mỗi ngày và chọn các bài tập cardio như đi bộ, chạy bộ hoặc đạp xe.[16]
  4. 4
    Ngủ đủ giấc. Giấc ngủ giúp đầu óc bạn nghỉ ngơi và khỏe khoắn trở lại, nhờ vậy bạn có thể nạp lại năng lượng sáng tạo. Bộ não vẫn hoạt động trong giấc ngủ, vì vậy khi bạn "đi ngủ với một vấn đề trong đầu", bộ não của bạn sẽ rà soát lại những mối liên kết và hình thành những ý tưởng mới về vấn đề đó.[17] Bạn nên cố gắng ngủ tròn giấc 8-9 tiếng mỗi đêm, và nhớ ngủ đúng giờ giấc.[18]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn cảm thấy thiếu khả năng sáng tạo thì việc tìm các phương pháp tập luyện cho bán cầu não phải sẽ có ích.

Bài viết wikiHow có liên quan

Phát triển siêu năng ngoại cảmPhát triển siêu năng ngoại cảm
Trưởng thànhTrưởng thành
Động viên bản thân học tập nghiêm túcĐộng viên bản thân học tập nghiêm túc
Nói ít điNói ít đi
Đối phó với Kẻ Bắt nạtĐối phó với Kẻ Bắt nạt
Trở nên Trầm tĩnhTrở nên Trầm tĩnh
Trở nên Hài hướcTrở nên Hài hước
Ngừng thói quen thủ dâmNgừng thói quen thủ dâm
Xác định Điểm mạnh và Điểm yếu của Bản thânXác định Điểm mạnh và Điểm yếu của Bản thân
Lấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu íchLấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu ích
Cười một cách tự nhiênCười một cách tự nhiên
Hết nhút nhát và trở nên tự tinHết nhút nhát và trở nên tự tin
Khắc phục thói Lười biếngKhắc phục thói Lười biếng
Đi từ hướng nội sang hướng ngoạiĐi từ hướng nội sang hướng ngoại
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Joui Turandot
Cùng viết bởi:
Giáo viên dạy kỹ năng lãnh đạo sáng tạo
Bài viết này đã được cùng viết bởi Joui Turandot. Joui Turandot là chuyên gia xây dựng thương hiệu cá nhân và thương hiệu sáng tạo, người sáng lập của JTM Consulting, một công ty chuyên về xây dựng thương hiệu cá nhân, thương hiệu doanh nghiệp và huấn luyện kỹ năng lãnh đạo sáng tạo. Joui có hơn 10 năm kinh nghiệm làm nhà thiết kế thời trang, nhà làm phim, thợ chụp ảnh, thiết kế trang phục, nhà tạo mẫu và huấn luyện viên phát triển cá nhân. Cô dẫn dắt các nhà lãnh đạo và doanh nhân trên con đường khám phá bản thân và thể hiện ý kiến cá nhân. Joui có bằng cử nhân về nghiên cứu phương tiện truyền thông của Đại học Mills và có chứng chỉ về Phương pháp Huấn luyện Somatica của Viện Somatica và Huấn luyện Theo Nghệ thuật Ngồi vòng tròn của Viện Circling. Bài viết này đã được xem 4.557 lần.
Chuyên mục: Phát triển cá nhân
Trang này đã được đọc 4.557 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo