Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bon sai là một nghệ thuật được phổ biến ở châu Á đã qua nhiều thế kỷ. Cây bonsai được trồng từ hạt giống của cùng loại cây nhưng có kích thước bình thường. Người ta trồng cây bonsai trong chậu nhỏ, cắt tỉa và uốn nắn để duy trì kích thước nhỏ nhắn và vẻ đẹp tao nhã của nó. Bạn hãy học cách trồng cây bonsai, tạo dáng theo một trong những thế bonsai truyền thống và chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh trong nhiều năm sau.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Chọn cây bonsai

  1. 1
    Chọn loại cây. Bạn cần chọn loại cây phù hợp với môi trường mà bạn định trồng. Khí hậu trong vùng và môi trường trong nhà đều phải được tính đến khi bạn quyết định trồng loại cây nào. Để an toàn, bạn nên chọn các giống cây bản địa ở nơi bạn sinh sống.
    • Các loài cây rụng lá như cây du Trung Quốc hay Nhật Bản, mộc lan, sồi và táo dại là những lựa chọn tốt nếu bạn muốn trồng cây bonsai ở ngoài trời. Chỉ cần bạn chọn các loại cây có thể phát triển đến kích thước tối đa trong vùng bạn sinh sống.[1]
    • Nếu bạn thích các loài cây thường xanh thì cây tùng, thông, vân sam hoặc tuyết tùng đều là các lựa chọn tuyệt vời.
    • Nếu muốn trồng cây trong nhà (hoặc nếu sống trong vùng có khí hậu nóng), bạn nên cân nhắc trồng các loài cây nhiệt đới. Cây ngọc bích, hồng tuyết và ô liu có thể trồng thành bonsai.
  2. 2
    Quyết định xem có nên trồng cây từ hạt không. Trồng bonsai từ hạt là quá trình tốn nhiều thời gian nhưng rất thú vị. Bạn sẽ phải chờ cho cây bén rễ và phát triển cứng cáp trước khi bắt đầu tỉa và uốn cây. Tùy vào loài cây, thời gian này có thể mất 5 năm.[2] Nhiều người cho biết công sức và thời gian mà họ bỏ ra cũng xứng đáng, vì hạt giống thường rất rẻ và người trồng có thể kiểm soát cây trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng. Để trồng một cây bonsai từ hạt, bạn hãy làm theo các bước sau:
    • Mua một gói hạt giống cây bonsai. Ngâm hạt qua đêm, sau đó gieo xuống đất có độ thoát nước tốt và chất dinh dưỡng phù hợp với loài cây bạn trồng. Trồng cây vào chậu thông thường (khác với loại chậu gốm trang trí, thường chỉ được sử dụng khi cây đã được tạo dáng hoàn chỉnh và đạt đến độ trưởng thành).
    • Cung cấp cho cây lượng nước và ánh nắng mặt trời thích hợp cũng như nhiệt độ ổn định, nhớ là phải phù hợp với loài cây.
    • Chờ cho cây cứng cáp và khỏe mạnh trước khi bắt đầu uốn tỉa.
  3. 3
    Cân nhắc tìm một cây sẵn có. Phương pháp này được đánh giá cao, bởi việc tìm một cây bonsai ngoài thiên nhiên sẽ đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức. Nếu có hứng thú tìm một cây đang mọc nơi hoang dã, bạn cần lưu ý đến các yếu tố sau:
    • Chọn cây có phần thân cứng cáp nhưng còn tương đối non. Những cây già hơn thường không thích nghi tốt với điều kiện trồng trong chậu.
    • Chọn cây có bộ rễ tỏa đều mọi hướng thay vì phát triển về một bên hoặc mọc đan xen vào rễ của các cây khác.
    • Đào xung quanh cây và bứng một lượng đất lớn cùng với bộ rễ. Cách này là để ngăn ngừa cây chết hoặc sốc khi được chuyển sang trồng trong chậu.[3]
    • Trồng cây trong chậu rộng, loại chậu trồng cây thông thường dùng trong giai đoạn tạo dáng cây. Chăm sóc cây theo nhu cầu của loài cây cụ thể. Chờ khoảng một năm cho rễ cây quen với chậu trước khi bắt đầu uốn tỉa.
  4. 4
    Chọn một trong những cây bonsai đã được tạo dáng tương đối. Đây là cách dễ nhất để bắt đầu học nghệ thuật trồng bonsai nhưng cũng là cách tốn kém nhất. Người ta đã tốn nhiều thời gian và công sức chăm sóc một cây bonsai từ khi gieo hạt và tạo dáng, vì vậy những cây này khá đắt. Bạn có thể đến các vườn ươm, tiệm cây cảnh và lên mạng tìm mua một cây bonsai đem về nhà.
    • Nếu bạn mua cây bonsai đã được tạo dáng cơ bản, hãy hỏi người đã uốn tỉa cây về nhu cầu cụ thể của cây.
    • Khi đem cây bonsai về nhà, bạn nên chờ vài tuần cho cây thích nghi với môi trường mới trước khi bắt đầu cắt tỉa cây.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Chăm sóc cho cây tươi tốt

  1. 1
    Chú ý yếu tố các mùa trong năm. Cũng như mọi loại cây khác, cây bonsai cũng phản ứng trước sự thay đổi của các mùa. Nếu bạn trồng cây ngoài trời, nó sẽ càng phản ứng mạnh hơn với sự thay đổi của nhiệt độ, ánh sáng và lượng mưa trong vùng. Một số vùng có bốn mùa rõ rệt, trong khi ở các nơi khác không có sự thay đổi lớn giữa các mùa. Dù là bất cứ trường hợp nào, bạn cũng nên tìm hiểu các thông tin về phản ứng của loài cây bạn đang trồng với sự thay đổi của các mùa trong vùng và dựa vào đó để chăm sóc cây.
    • Cây cối thường ngủ đông trong suốt mùa đông; cây sẽ không ra lá hoặc phát triển, do đó chúng không sử dụng nhiều chất dinh dưỡng. Trong suốt giai đoạn này, cây chỉ cần được tưới nước là đủ. Tránh cắt tỉa cây quá nhiều, vì cây sẽ không thể bù lại lượng dinh dưỡng bị mất đi trước mùa xuân.
    • Vào mùa xuân, cây sẽ bắt đầu sử dụng chất dinh dưỡng tích trữ trong mùa đông để đâm chồi mới và phát triển. Mùa này trong năm là lúc cây đang ở giai đoạn chuyển tiếp, vì vậy đây cũng là thời điểm thích hợp để thay chậu cho cây (bổ sung chất dinh dưỡng vào đất) và bắt đầu cắt tỉa cây.
    • Cây tiếp tục sinh trưởng trong suốt mùa hè và sử dụng hết các dưỡng chất dự trữ còn lại. Bạn hãy nhớ tưới nước đầy đủ cho cây trong giai đoạn này.
    • Vào mùa thu, cây phát triển chậm hơn và chất dinh dưỡng lại bắt đầu được tích trữ. Đây là thời gian thích hợp cho cả hai việc cắt tỉa và thay chậu.
  2. 2
    Cho cây tắm nắng vào buổi sáng và ở trong bóng râm vào buổi chiều. Nhu cầu ánh sáng của cây bonsai phụ thuộc vào loài cây và khí hậu trong vùng, nhưng hầu hết đều sinh trưởng mạnh ở vị trí có ánh nắng mặt trời buổi sáng. Cách vài ngày một lần, bạn nên xoay chậu cây một góc 90 độ để toàn bộ tán lá của cây nhận được lượng ánh sáng đồng đều.[4]
    • Cây trồng trong nhà có thể cần được che nắng bằng rèm cửa sổ trong những tháng mùa hè nắng nóng.
  3. 3
    Bảo vệ cây khỏi nhiệt độ cực đoan. Vào mùa hè, bạn có thể để cây ngoài trời trong phần lớn thời gian. Đem cây vào nhà trong đêm khi nhiệt độ hạ xuống dưới 4 độ C. Trước khi mùa đông đến, bạn nên chuẩn bị cho cây thích nghi với môi trường trong nhà bằng cách cho cây vào nhà mỗi ngày vài tiếng, và cuối cùng để luôn trong nhà.
  4. 4
    Cung cấp nước và chất dinh dưỡng cho cây. Dùng phân bón chuyên dành cho cây bonsai để giúp cây luôn khỏe mạnh. Tưới cây khi thấy đất bắt đầu khô. Tần suất tưới sẽ tùy thuộc vào loài cây và mùa trong năm. Có thể bạn cần tưới cho cây mỗi ngày một ít nước trong mùa hè, nhưng trong những tháng mùa đông lạnh giá thì chỉ nên tưới vài ngày một lần.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Tạo dáng cho cây bonsai

  1. 1
    Chọn một kiểu dáng cho cây. Có nhiều phong cách tạo dáng cây truyền thống mà bạn có thể chọn cho cây bonsai của mình. Một số kiểu dáng mô phỏng cây mọc ngoài thiên nhiên, số khác có phong cách độc đáo hơn. Có đến hàng chục thế cây bonsai để bạn chọn lựa, mặc dù một số thế cây bị giới hạn vì chậu trồng cây.[5] Sau đây là một số dáng thế bonsai phổ biến nhất:
    • Chokkan Đây là thế thẳng đứng trang trọng; mang hình ảnh của một cây mọc thẳng và mạnh mẽ với các cành cây tỏa đều xung quanh.
    • Moyohgi Đây là thế đứng thẳng phóng khoáng; cây sẽ có độ nghiêng tự nhiên hơn thay vì mọc thẳng đứng hướng lên trời.
    • Shakan. Đây là thế nghiêng – cây trông như đang đứng trước gió và có dáng vẻ ấn tượng.
    • Bunjingi Đây là thế “văn nhân”. Thân cây thường dài và xoắn với rất ít cành.
  2. 2
    Tạo dáng thân cây và cành cây. Quá trình tạo dáng cho cây bonsai con bao gồm uốn thân cây và các cành cây để hướng dẫn cho cây mọc. Quấn dây thép để giữ dáng thế của cây như mô tả ở đây:
    • Dùng dây đồng ủ cho loài cây thường xanh, và dùng dây nhôm cho loài cây rụng lá.[6] Bạn sẽ cần dùng dây thép cỡ to hơn cho phần dưới thân cây, và dây mỏng hơn cho các cành cây.
    • Cột chắc dây thép bằng cách quấn quanh thân cây hay cành cây 1- 2 vòng. Đừng quấn quá chặt để tránh hư hại cây.
    • Quấn dây thép chéo góc 45 độ, dùng một tay giữ yên cây trong khi quấn.
    • Nhu cầu quấn dây thép sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời gian trong năm và vào việc cây có vừa thay chậu hay không.[7]
    • Theo thời gian, khi cây bắt đầu phát triển theo hình dáng như bạn đã uốn, bạn sẽ phải quấn lại dây thép cho cây và tiếp tục tạo dáng cho đến khi cây giữ được hình dáng mà bạn mong muốn mà không cần sự trợ giúp của dây thép.
  3. 3
    Cắt và tỉa cây. Dùng kéo tỉa cây nhỏ để cắt bỏ lá, chồi và các phần của cành cây một cách có chọn lọc để giúp cây phát triển theo ý bạn muốn. Mỗi lần bạn cắt tỉa cây, các chồi mới sẽ được kích thích mọc lên ở những vị trí khác trên cây. Cắt tỉa ở đâu và cắt bao lâu một lần là một phần trong nghệ thuật chơi bonsai, và để thành thạo việc này, bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian thực hành.[8]
    • Khi chuyển cây từ chậu lớn sang chậu nhỏ, bạn cần tỉa bớt rễ cho vừa với kích thước chậu. Không tỉa rễ trước khi thân cây đạt đến kích thước mong muốn.
    • Cắt tỉa cây vào mùa hè để kích thích cây đâm chồi mới. Nếu cần cắt bỏ toàn bộ một cành cây, bạn nên chờ đến mùa thu, khi cây ít hoạt động hơn. Tiến hành cắt tỉa duy trì để loại bỏ các cành chết vào cuối mùa đông hoặc đầu xuân.
    • Cây bị cắt tỉa quá mức có thể bị hư hại, vì vậy bạn cần cẩn thận đừng cắt bỏ quá nhiều.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Trưng bày cây bonsai

  1. 1
    Chuyển cây sang chậu trưng bày. Khi cây bonsai đã có dáng thế hoàn chỉnh như mong muốn, bạn có thể chuyển cây ra chậu trưng bày. Có nhiều loại chậu gốm hoặc chậu gỗ đẹp mắt mà bạn có thể dùng để trưng bày cây bonsai nhằm đạt hiệu ứng tối ưu. Bạn hãy chọn chậu phù hợp với kiểu dáng của cây bonsai. Nhớ thật cẩn thận khi chuyển chậu để rễ cây khỏi hư hại, và dùng chậu đủ rộng để đựng đủ lượng đất (và chất dinh dưỡng) cần thiết cho cây được khỏe mạnh.
    • Chọn chậu có chiều dài tương đương với chiều cao của cây. Thân cây càng to thì chậu phải càng sâu.[9]
  2. 2
    Cân nhắc thêm vài nét điểm xuyết cho chậu cây. Mặc dù cây bonsai phải là “ngôi sao của buổi biểu diễn”, nhưng một vài vật tiểu cảnh sẽ giúp tôn thêm vẻ đẹp của cây bonsai. Những hòn đá, vỏ sò và cây cối nhỏ xíu có thể được dùng để tạo hình ảnh cây bonsai như một phần của khung cảnh khu rừng hoặc bãi biển.
    • Nhớ đừng đặt đá hoặc các vật khác chen chúc với rễ cây.
    • Thêm vào vài mảng rêu là một cách tuyệt vời để tạo khung cảnh hấp dẫn.
  3. 3
    Đặt cây bonsai trên giá trưng bày. Một cây bonsai đẹp xứng đáng được trưng bày như bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào. Bạn có thể đặt một chiếc giá gỗ hoặc kim loại trước bức tường trống để làm nổi bật cây bonsai. Đặt cây gần cửa sổ là một ý hay vì cây vẫn cần ánh sáng trong thời gian trưng bày. Tiếp tục tưới nước, bón phân và chăm sóc cho cây, và tác phẩm bonsai của bạn sẽ sống được thêm nhiều năm nữa.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cắt tỉa cây là cách để giữ cho cây có kích thước nhỏ. Nếu không, cây sẽ mọc quá lớn so với chậu.

Về bài wikiHow này

Andrew Carberry, MPH
Cùng viết bởi:
Chuyên gia hệ thống thực phẩm
Bài viết này đã được cùng viết bởi Andrew Carberry, MPH. Andrew Carberry đã làm việc với các khu vườn của trường học và tham gia chương trình từ nông trại đến trường học từ năm 2008. Hiện anh là Cộng tác viên Chương trình tại Winrock International, cụ thể là Nhóm Hệ thống Thực phẩm Dựa trên Cộng đồng. Bài viết này đã được xem 3.858 lần.
Chuyên mục: Làm vườn
Trang này đã được đọc 3.858 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo