Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Ngứa vùng bẹn là một bệnh nhiễm nấm phổ biến gây phát ban đỏ và ngứa xung quanh bộ phận sinh dục, mông và đùi trong. Tuy gây khó chịu, nhưng bệnh nấm vùng bẹn hiếm khi trở nên nghiêm trọng và có thể chữa khỏi với các liệu pháp đơn giản tại nhà.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Áp dụng các phương pháp điều trị phổ biến

  1. 1
    Dùng kem trị nấm trong trường hợp nhiễm nấm nhẹ. Những lựa chọn tốt nhất gồm có Lamisil, Lotrimin Ultra, và/hoặc Naftin. Những loại thuốc này đắt tiền hơn nhưng có tác dụng nhanh hơn. Bạn nên chọn thuốc Lotrimin Ultra có chứa Butenafine Hydrochloride thay vì Lotrimin AF thông thường vốn chỉ chứa clotrimazole. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng Butenafine có tác dụng nhanh và hiệu quả hơn clotrimazole. Hơn nữa, bạn có thể mua thuốc gốc clotrimazole chỉ với giá hơn 20 ngàn đồng một tuýp, trong khi Lotrimin AF thông thường (có chứa clotrimazole) có giá bán lẻ đắt gấp 10 lần.
    • Thử đề nghị bác sĩ kê toa kem trị nấm. Như vậy chi phí thuốc có thể giảm đôi chút.
    • Bạn cũng có thể mua kem trị nấm rẻ hơn có chứa clotrimazole hoặc miconazole. Các sản phẩm này sẽ mất nhiều thời gian hơn một chút mới phát huy tác dụng, nhưng chúng cũng giúp trị nấm bẹn rất hiệu quả.[1]
    • Ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, bạn vẫn cần thoa kem vào vùng bẹn theo thời gian chỉ định trên nhãn thuốc. Cũng như việc dùng thuốc kháng sinh, bạn cần tuân theo đúng liệu trình điều trị khi dùng kem trị nấm.
    • Điều trị đồng thời bệnh nấm bàn chân nếu bạn cũng bị nhiễm nấm bàn chân. Như vậy bạn sẽ giảm được nguy cơ tái phát.[2]
  2. 2
    Giữ cho da sạch sẽ và khô ráo. Bạn cần lau thật khô sau khi tắm, vì nấm phát triển mạnh ở môi trường ấm và ẩm. Những khi có thể, bạn nên tránh mặc quần lót hoặc để hở vùng da nhiễm nấm cho tiếp xúc với không khí. Khi không thể làm như vậy, ít nhất bạn cũng nên mặc quần đùi thay vì quần lót dạng tam giác.
  3. 3
    Tránh mặc bất cứ trang phục nào khiến vùng bẹn bị cọ xát hoặc kích ứng. Không mặc quần lót chật và các kiểu quần bó sát .
  4. 4
    Cố gắng kiềm chế gãi. Da có thể bị mẩn ngứa và rách vì gãi, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
    • Cắt ngắn móng tay nếu bạn không thể ngừng gãi. Đeo găng tay trước khi ngủ vào ban dêm.
    • Ngâm bồn tắm nước mát để giảm ngứa. Rắc vào nước tắm bột yến mạch sống, muối nở hoặc keo yến mạch chuyên dùng để tắm (Aveeno là thương hiệu tốt). Bạn chỉ cần nhớ lau thật khô khi ra khỏi bồn tắm.[3]
  5. 5
    Sử dụng phấn rôm chứa dược chất hiệu Bond. Loại phấn rôm này có công dụng làm dịu và giúp các triệu chứng thuyên giảm, ngoài ra trong đó còn có thành phần bột nở có công dụng làm khô. Bạn có thể mua phấn rôm Bond không cần toa ở các hiệu thuốc với giá khá rẻ.
  6. 6
    Trao đổi với bác sĩ. Bạn cần nói chuyện với bác sĩ nếu vùng da đỏ đóng vảy không biến mất trong vòng 2 tuần, nếu tình trạng xấu đi hoặc nếu bạn nhận thấy vùng da chuyển màu vàng và có mủ. Bác sĩ có thể đề nghị một số lựa chọn:
    • Kem kê toa: Bác sĩ có thể kê toa kem trị nấm với nồng độ bán theo toa, bao gồm econazole và oxiconazole.
    • Thuốc kháng sinh: Nếu vùng da nhiễm nấm bị nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh để trị nhiễm trùng.
    • Thuốc trị nấm dạng uống: Sporanox, Diflucan hoặc Lamisil đều là các loại thuốc mà bác sĩ có thể kê toa cho bạn. Các thuốc này thường được sử dụng từ một tháng đến một năm. Bạn có thể gặp phải các vần đề về dạ dày-ruột hoặc rối loạn chức năng gan. Nếu đang uống thuốc kháng axit hoặc warfarin, có lẽ bạn không nên sử dụng các thuốc này. Một lựa chọn khác là Grifulvin V, dù có tác dụng chậm hơn nhưng tốt cho những người dị ứng với các loại thuốc trị nấm khác hoặc những người có bệnh và không nên dùng các loại thuốc khác.[4]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Ngăn ngừa nấm vùng bẹn

  1. 1
    Tắm hàng ngày. Sau khi đổ mồ hôi nhiều hoặc tập thể dục, bạn đừng để quá lâu mới đi tắm. Dùng xà phòng nhẹ dịu và nước, tránh xà phòng diệt khuẩn và khử mùi.
  2. 2
    Luôn giữ cho vùng bẹn sạch sẽ và khô ráo. Nếu dễ bị nhiễm nấm da vùng bẹn, bạn nên rắc phấn rôm trị nấm vào bẹn và quần lót sau khi tắm.
  3. 3
    Tránh mặc các trang phục hoặc quần lót gây kích ứng vùng bẹn. Chọn quần áo rộng rãi với chất liệu mềm mại. Măc quần đùi thay cho quần lót tam giác.
  4. 4
    Giặt quần lót thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn đừng bao giờ dùng chung khăn tắm hoặc quần áo với người khác, nhất là trong giai đoạn nhiễm trùng hoạt động. Nấm vùng bẹn có thể lây lan qua tiếp xúc với quần áo chưa giặt.
    • Không lau mình bằng chiếc khăn tắm đã lau vùng da nhiễm nấm, vì điều này cũng có thể khiến nhiễm trùng lây lan.
  5. 5
    Đi tất trước khi mặc quần lót. Nếu bị nhiễm nấm da bàn chân, bạn hãy nhớ đi tất che phủ bàn chân trước khi chân tiếp xúc với quần áo để phòng tránh nấm lây nhiễm từ chân đến bẹn.
  6. 6
    Nhanh chóng cởi bỏ đồ bơi ướt . Nhớ giặt sạch đồ bơi thay vì chỉ treo lên cho khô. Bạn cũng nên thay quần áo khô ngay lập tức.
  7. 7
    Tránh để quần áo ướt hoặc đầy mồ hôi trong túi tập gym. Ban cũng đừng để quần áo ẩm trong ngăn tủ. Thay vào đó, hãy giặt sạch quần áo tập gym sau mỗi lần mặc.[5]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cân nhắc đổi phòng tập gym nếu bạn thường xuyên bị nhiễm nấm da vùng bẹn hoặc da chân. Nhất định bạn phải suy nghĩ đến môi trường sạch sẽ hơn.
  • Bạn cũng cần đi dép khi tắm ở phòng tập gym và đem theo khăn tắm riêng. Khăn tắm ở phòng tập gym có thể không được giặt sạch và sấy khô ở nhiệt độ diệt được nấm.
  • Giảm ăn đường, vì đường cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm men, nấm và vi khuẩn. Nấm men phát triển mạnh nhất trong bia và rượu vang.
  • Khi bệnh phát triển, có thể bạn cần tắm hai lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn, và nhớ thay quần lót mỗi lần tắm. Tuy nhiên, bạn cũng đừng tắm quá nhiều, vì nhiệt độ ấm có thể khiến nấm phát triển mạnh hơn.

Cảnh báo

  • Đi khám càng sớm càng tốt nếu bạn có các triệu chứng sau đây ngoài phát ban: sốt, yếu sức, nôn, phát ban lan nhanh (đặc biệt khi lan đến thân mình), sưng các tuyến, nổi cục ở vùng háng, chảy mủ, xuấ hiện các vết loét hở, u nhọt, mẩn đỏ ở cả dương vật và vùng âm đạo, tiểu khó.
  • Nếu bạn có hệ miễn dịch suy yếu (ví dụ như người có bệnh tiểu đường, HIV/AIDS hoặc viêm da tạng dị ứng – một bệnh lý ngoài da mãn tính di truyền có đặc điểm là ngứa, viêm da và có liên quan đến bệnh hen suyễn và dị ứng theo mùa), bạn có thể dễ bị nhiễm nấm vùng bẹn hơn. Điều này xảy ra là vì lá chắn bảo vệ của da vốn đóng vai trò bảo vệ da khỏi bị nhiễm virus, vi khuẩn và nấm đã bị suy yếu. Bạn nên cẩn thận để ngăn ngừa và trị nấm da vùng bẹn và cảnh giác với các biến chứng có thể xảy ra khi bị nhiễm nấm. Bạn cũng nên đi khám và hỏi bác sĩ về thuốc uống kháng nấm hàng ngày như một biện pháp phòng ngừa nếu có nguy cơ cao.
  • Mặc dù bệnh nấm da vùng bẹn thường đáp ứng thuốc rất tốt, nhưng đôi khi các biến chứng có thể xảy ra, chẳng hạn như thay đổi màu da vĩnh viễn, nhiễm khuẩn thứ phát và phải dùng thuốc kháng sinh, hoặc các tác dụng phụ của thuốc.[6]

Những thứ bạn cần

  • Kem trị nấm
  • Kem, thuốc kháng sinh hoặc thuốc trị nấm do bác sĩ kê toa (không lạm dụng thuốc kháng sinh, vì điều này không phải lúc nào cũng có tác dụng; bạn có thể thử dùng thực phẩm bổ sung tự nhiên như tảo spirulina 550mg và tảo bẹ 150mg)
  • Xà phòng nhẹ dịu như xà phòng tắm em bé và nước
  • Phấn trị nấm hoặc phấn làm khô như phấn rôm hiệu Bond
  • Muối nở, bột yến mạch sống hoặc keo yến mạch (nếu bạn không có thuốc trị nấm).
  • Quần áo rộng và quần lót dạng quần đùi

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Bẻ Đốt sống Lưng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Loại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổLoại bỏ vụn thức ăn trong hốc răng khôn mới nhổ
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 26.652 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 26.652 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo